1.2.2.1. Trước khi có Luật Đất đai năm 1993
Luật Đất đai năm 1988 ra đời dựa trên quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Tại Khoản 4 Điều 48 quy định: “Đền bù thiệt hại thực tế cho người đang sử dụng đất bị thu hồi để giao cho mình, bồi hoàn thành quả lao động và kết quả đầu tư đã làm tăng giá trị của đất đó theo quy định của pháp luật.”
Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 186-HĐBT ngày 31/5/1990, về bồi thường thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng để sử dụng vào mục đích khác. Căn cứ để tính mức bồi thường thiệt hại về đất nông nghiệp và đất có rừng tại Quyết định này là diện tích, chất lượng và vị trí đất. Toàn bộ tiền bồi thường phải nộp vào ngân sách Nhà nước và được điều tiết theo phân cấp ngân sách trung ương 30%, địa phương 70% để sử dụng vào mục đích khai hoang, phục hoá và định canh, định cư cho nhân dân vùng bị thu hồi đất.
Hiến pháp 1992 ra đời là bước ngoặt quan trọng trong việc xây dựng chính sách pháp luật đất đai nói chung và chính sách bồi thường, GPMB nói riêng, đó là:
+ Tại Điều 17 quy định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật”.
+ Tại Điều 18 quy định “Các tổ chức và cá nhân được Nhà nước giao đất sử dụng lâu dài và được chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật”.
+ Tại Điều 23 quy định “Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hoá. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích của quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường. Thể thức trưng mua, trưng dụng do luật định” [20].
1.2.2.2. Thời kỳ 1993 đến 2003
Hiến pháp 1992 đặt nền móng cho việc xây dựng chính sách bồi thường, GPMB qua các điều 17, 18, 23.
Trên cơ sở Hiến pháp 1992, Luật Đất đai 1993 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 15 thàng 10 năm 1993. Với quy định "đất có giá" và người sử dụng đất có các quyền và nghĩa vụ, đây là sự đổi mới có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác bồi thường, GPMB của Luật đất đai năm 1993.
Những quy định về bồi thường, GPMB của Luật Đất đai năm 1993 đã thu được những thành tựu quan trọng trong giai đoạn đầu thực hiện, nhưng càng về sau, do sự chuyển biến mau lẹ của tình hình kinh tế xã hội, nó đã dần mất đi vai trò làm động lực thúc đẩy phát triển. Để tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ GPMB đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, đồng thời bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai đã được thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001. Để cụ thể hoá các quy định của Luật Đất đai năm 1993 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 2003, nhiều văn bản quy định về chính sách bồi thường, GPMB đã được ban hành, bao gồm:
- Nghị định số 90/CP ngày 17 tháng 9 năm 1994 của Chính phủ quy định về việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Xét về tính chất và nội dung, Nghị định 90/CP đã đáp ứng được một số yêu cầu nhất định, so với các văn bản trước, Nghị định này là văn bản pháp lý mang tính toàn diện cao và cụ thể hoá việc thực hiện chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, việc đền bù bằng đất cùng mục đích sử dụng, cùng hạng đất.v.v.
- Nghị định 87/CP ngày 17/8/1994 ban hành khung giá các loại đất;
- Thông tư Liên bộ số 94/TTLB ngày 14/11/1994 của liên bộ Tài chính-Xây dựng-Tổng cục Địa chính-Ban vật giá Chính phủ hướng dẫn thi hành Nghị định 87/CP;
- Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 của Chính phủ về việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; thay thế Nghị định số 90/CP nói trên;
- Thông tư 145/1998/TT-BTC ngày 04/11/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 của Chính phủ.
* Chính sách bồi thường, GPMB cụ thể theo quy định của Nghị định số 22/1998/NĐ-CP và Thông tư số 145/1998/TT-BTC[12]:
Nghị định số 22/1998/NĐ-CP và Thông tư số 145/1998/TT-BTC đã quy định rõ phạm vi áp dụng bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, đối tượng phải bồi thường thiệt hại, đối tượng được bồi thường thiệt hại, phạm vi bồi thường thiệt hại và các chính sách cụ thể về bồi thường thiệt hại về đất, tài sản gắn liền với đất, việc lập khu TĐC cũng như việc tổ chức thực hiện.
1.2.2.3. Thời kỳ 2003 đến trước ngày Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành
Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực ngày 01/7/ 2004. Để hướng dẫn việc bồi thường, GPMB theo quy định của Luật đất đai năm 2003, một số văn bản sau đã được ban hành:
- Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất;
- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất;
- Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần;
- Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.
- Thông tư số 69/2006/TT-BTC ngày 02/8/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.
Về cơ bản, chính sách bồi thường, GPMB theo Luật Đất đai 2003 đã kế thừa những ưu điểm của chính sách trong thời kỳ trước, đồng thời có những đổi mới nhằm góp phần tháo gỡ các vướng mắc trong việc bồi thường, GPMB hiện nay.
bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai [14]; Thông tư 06 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 84/2007/NĐ-CP, Thông tư 145/2007/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/204/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất; Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT/BTC-BTNMT ngày 31 tháng 01 năm 2008 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính Phủ về quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư [13]; Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, TĐC và trình tự thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất...
Về Nghị định số 69/2009/NĐ/CP tập trung vào việc làm rõ, bãi bỏ một số điều Nghị định 181/2004/NĐ-CP và Nghị định số 84/2006/NĐ-CP...về một số vấn đề cơ bản về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Nguyên tắc xuyên suốt của Nghị định 69/2009/NĐ-CP là đảm bảo quyền và lợi ích của người sử dụng đất, thực hiện hài hòa 3 lợi ích: Người sử dụng đất, nhà đầu tư và quyền của nhà nước theo quy định của pháp luật [13].
1.2.2.4. Thực hiện Luật Đất đai 2013
Luật Đất đai năm 2013 số 45/2013/QH13 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực ngày 01/7/ 2014. Để hướng dẫn việc bồi thường, GPMB theo quy định của Luật đất đai năm 2013, một số văn bản sau đã được ban hành:
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai
- Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất (Có hiệu lực từ 01/07/2014).
- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất
- Nghị định số 46/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về GCNQSDĐ, QSHNƠ, và tài sản khác gắn liền với đất
- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về Hồ sơ địa chính
- Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về bản đồ địa chính (Có hiệu lực từ 05/07/2014)
- Thông tư 26/2014/TT-BTNMT về Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành (Có hiệu lực từ 15/07/2014)
- Thông tư 29/2014/TT-BTNMT về Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Có hiệu lực từ 17/07/2014)
- Thông tư 30/2014/TT-BTNMT về Quy định quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất (Có hiệu lực từ 17/07/2014)
- Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định về xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai.
- Thông tư 36/2014/TT-BTNMT quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất.
- Thông tư 37/2014/TT-BTNMT quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Thông tư 76/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 45 về thu tiền sử dụng đất(Có hiệu lực từ 01/08/2014).
- Thông tư 77/2014/TT- BTC hướng dẫn Nghị định 46 về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước (Có hiệu lực từ 01/08/2014).
1.2.2.5. Thực trạng bồi thường, GPMB tại Việt Nam
Vai trò của đất đai đối với quá trình phát triển xã hội ngày càng được nhìn nhận đầy đủ, toàn diện và khoa học, đặc biệt là trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước. Với những đổi mới tích cực như đã nghiên cứu ở trên, trong những năm qua, việc thực hiện chính sách bồi thường, GPMB ở Việt Nam đã và đang đạt được những hiệu quả nhất định. Việc thu hồi đất để thực hiện các dự án đã góp phần rất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội nhưng đây cũng là một trong những vấn đề nổi cộm nhất trong công tác quản lý đất đai hiện nay [3].
* Về diện tích đất NN, đẩt ở bị thu hồi để phát triển các khu công nghiệp, đô thị và công trình công cộng
Trong 5 năm, từ năm 2010 đến năm 2015, tổng diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi là 366,44 nghìn ha (chiếm gần 4 % tổng diện tích đất nông nghiệp của cả nước). Trong đó diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp và cụm công nghiệp là 39,56 nghìn ha, xây dựng đô thị là 70,32 nghìn ha và xây dựng kết cấu hạ tầng là 136,17 nghìn ha [8].
Các vùng kinh tế trọng điểm và khu vực có diện tích đất nông nghiệp thu hồi lớn nhất, chiếm khoảng 50% diện tích đất thu hồi trên toàn quốc. Những địa phương
Dương (16.627 ha), Quảng Nam (11.812 ha), Cà Mau (13.242 ha ), Hà Nội (7.776 ha), Hà Tĩnh (6.391 ha), Vĩnh phúc (5.573 ha). Theo số liệu điều tra của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tại 16 tỉnh trọng điểm về thu hồi đất, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chiếm khoảng 89% và diện tích đất thổ cư chiếm 11%. Đồng bằng sông Hồng là vùng có diện tích đất bị thu hồi lớn nhất, chiếm 4,4% tổng diện tích đất nông nghiệp của cả nước, tỷ lệ này ở Đông Nam Bộ là 2,1%, ở nhiều vùng khác là duới 0,5% [8].
Mặc dù diện tích đất nông nghiệp, đất ở bị thu hồi tại mỗi tỉnh chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số diện tích đất tự nhiên của địa phương nhưng lại tập trung vào một số huyện, xã có mật độ dân số cao. Diện tích bình quân đầu người thấp, có xã diện tích đất bị thu hồi chiếm tới 70%-80% diện tích đất canh tác.
* Về đời sống, lao động và việc làm của các hộ nông dân bị thu hồi đất
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn cho thấy việc thu hồi đất nông nghiệp trong 5 năm qua đã tác động đến đời sống của trên 627.000 hộ gia đình với khoảng 950.000 lao động và 2,5 triệu người. Trung bình mỗi ha đất bị thu hồi ảnh hưởng tới việc làm của trên 10 lao động nông nghiệp. Vùng đồng bằng sông Hồng có số hộ bị ảnh hưởng do thu hồi đất lớn nhất: khoảng 300 nghìn hộ; Đông Nam Bộ khoảng 108 nghìn hộ. Mặc dù quá trình thu hồi đất, các địa phương đã ban hành nhiều chính sách cụ thể đối với người dân bị thu hồi đất về các vấn đề như bồi thường, hỗ trợ giải quyết việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề, hỗ trợ, tái định cư...Tuy nhiên, trên thực tế có tới 67% lao động nông nghiệp vẫn giữ nguyên nghề cũ sau khi bị thu hồi đất, 13 % chuyển sang nghề mới và khoảng 20% không có việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định [8].
Việc chuyển mục đích đối với đất nông nghiệp nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, việc làm của người dân bị thu hồi đất. Theo kết quả điều tra thì trung bình cứ mỗi hộ dân bị thu hồi đất có 1,5 lao động bị mất việc làm. Tại thành phố Hà Nội, chỉ tính trong giai đoạn 3 năm từ 2001 đến 2004 đã có gần 80.000 lao động bị mất việc làm. Tính đến hết năm 2015, Hà Nội có khoảng 200.000 người thất nghiệp do mất đất sản xuất. Thành phố đã có nhiều giải pháp như hỗ trợ đào tạo nghề cho một người trong độ tuổi lao động là 3,8 triệu đồng nhưng việc sử dụng khoản hỗ trợ này chưa có hiệu quả cao [8].
Tại Thành phố Hồ Chí Minh trong vòng năm năm trở lại đây, Thành phố đã triển khai 412 dự án, diện tích đất đã thu hồi của các hộ dân lên tới 60.203.074 m2
; tổng số hộ bị ảnh hưởng là 53.853 hộ, trong đó có 20.014 hộ bị giải tỏa trắng; tổng dự toán chi phí bồi thường cho các hộ dân khi Nhà nước thu hồi đất lên tới hơn 12.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều người sau khi nhận tiền đền bù, tiền hỗ trợ đã sử dụng vào việc mua sắm phương tiện đi lại, vật dụng sinh hoạt chứ không chú tâm đến việc học nghề,
giải quyết việc làm. Có gia đình trở nên giàu có sau khi nhận tiền bồi thường (có cả tỷ đồng) nhưng chỉ sau một vài năm lại rơi vào tình cảnh khó khăn do thất nghiệp[4].