Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác thu hồi đất để thực hiện một số dự án phát triển kinh tế xã hội tại thành phố nha trang (Trang 42 - 44)

3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, địa mạo. a) Vị trí Địa lý:

Thành phố Nha Trang là trung tâm hành chính - kinh tế - văn hoá – du lịch – dịch vụ của tỉnh Khánh Hoà. Ranh giới Thành phố được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp thị xã Ninh Hoà.

- Phía Nam giáp huyện Cam Lâm và huyện Diên Khánh. - Phía Đông giáp biển Đông.

- Phía Tây giáp huyện Diên Khánh.

Và có toạ độ địa lý từ 12o8’33” đến 12o25’18” vĩ độ Bắc và từ 109o07’16” đến 109o14’30” độ kinh Đông.

Nha Trang có một vị trí đặc biệt quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng; có bờ biển dài là trung tâm du lịch của tỉnh và cả nước.

Nằm trên các trục giao thông quan trọng của cả nước như Quốc lộ 1 và đường sắt Bắc - Nam, nối liền Nha Trang với các tỉnh phía Bắc, phía Nam. Đại lộ Nguyễn Tất Thành nối liền Nha Trang với sân bay Cam Ranh, cảng Nha Trang có nhiệm vụ đưa đón khách du lịch, vận chuyển hàng hoá... đã tạo nên một Nha Trang tương đối hoàn chỉnh về lĩnh vực giao thông.

Vị trí địa lý như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Nha Trang phát triển sản xuất hàng hoá và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong cả nước và quốc tế.

b) Địa hình:

Địa hình Nha Trang khá phức tạp, có vùng đồng bằng là khu vực nội thành; vùng đồi núi chủ yếu nằm ở hai đầu Bắc – Nam và phía Tây thành phố, vùng ngoài biển phía Đông thành phố có nhiều đảo lớn nhỏ.

Nha Trang có độ cao từ 0 m đến 900 m so với mặt nước biển, trong đó có những đỉnh núi cao như núi Hòn Thơm (Vĩnh Ngọc) có độ cao 224 m, núi Hòn Mặt (Phước Đồng) có độ cao 566 m, Hòn Rớ (Phước Đồng) có độ cao 338 m, Hòn Xanh (Phước Đồng) có độ cao 900m, Hòn Ngang (Vĩnh Hoà) có độ cao 320 m, Hòn Chùa (Vĩnh Phương) có độ cao 663 m và Hòn Chỏng Gọng (Vĩnh Lương) có độ cao 637 m.

- Vùng địa hình bằng thấp, độ dốc dưới 3o: Đây là vùng tập trung đông dân cư, cơ sở hạ tầng xã hội và đất đai sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản,.... Vùng địa hình này phân bố ở khu vực trung tâm thành phố và có diện tích 8.130,37 ha, chiếm 32,19 % tổng diện tích tự nhiên.

- Vùng địa hình có độ dốc 3 –> 8o: Đây là khu vực chuyển tiếp giữa đồng bằng và đồi núi, có diện tích 2.322 ha, chiếm 9,19% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố. Vùng địa hình này tập trung chủ yếu ở phía Tây và Đông Nam thành phố, là nơi sản xuất cây lâu năm, cây lâm nghiệp và khai thác đất, đá xây dựng.

- Vùng địa hình có độ dốc 8 –> 15o: Loại địa hình này chủ yếu là đồi thấp, có diện tích 6.791,43 ha, chiếm 26,89% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố và phân bố chủ yếu ở phía Tây thành phố. Hiện nay, trên dạng địa hình này người dân đã trồng cây nông nghiệp lâu năm và trồng rừng.

- Vùng địa hình có độ dốc trên 15 –> 20o: Loại địa hình này chủ yếu là núi thấp, có diện tích 4.622 ha, chiếm 18,30% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố và phân bố chủ yếu ở phía Tây và Đông Nam thành phố.

- Vùng địa hình có độ dốc trên 20o: Loại địa hình này chủ yếu là núi cao, có diện tích 3.393,80 ha, chiếm 13,43% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố và phân bố chủ yếu ở phía Tây và Đông Nam thành phố.

c) Khí hậu:

Thành phố Nha Trang thuộc tiểu vùng khí hậu II.2.2 của tỉnh Khánh Hòa (tiểu vùng khí hậu Diên Khánh – Nha Trang). Đậy là tiểu vùng khí hậu có chế độ thời tiết ôn hòa nhất trong vùng khí hậu đồng bằng và ven biển tỉnh Khánh Hòa. Nha Trang chịu sự chi phối chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa có ảnh hưởng khí hậu Đại dương.

Những đặc trưng chủ yếu về khí hậu Nha Trang là: nhiệt độ cao đều quanh năm (250 C - 260 C), tổng tích ôn lớn (> 9.5000 C), mưa phân mùa khá rõ ràng (mùa mưa và mùa khô) và ít bị ảnh hưởng của bão. So với các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, Nha Trang là vùng có điều kiện khí hậu thời tiết khá thuận lợi để phát triển du lịch, nghỉ dưỡng.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 26,30C:

- Nắng: Ở Nha Trang, tổng số giờ nắng trung bình một năm là 2.570 giờ, trung bình một tháng có 214 giờ nắng.

- Độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng 79%. Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 10 với 83%, độ ẩm thấp nhất trong năm là 33 %.

- Lượng bốc hơi trung bình năm ở Nha Trang là 1.431 mm/ năm.

- Lượng mưa trung bình năm 1.356 mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 12, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm (1.025 mm). Khoảng 10 – 20 % số năm mùa mưa bắt đầu từ tháng 7, 8 hoặc kết thúc sớm vào tháng 11.

d) Thủy văn:

* Sông, suối

- Sông Cái Nha Trang (còn gọi là sông Thác Ngựa ở phần thượng lưu) là con sông lớn nhất tỉnh Khánh Hoà với diện tích lưu vực 2.000 km2. Sông có chiều dài 75 km, với hệ số uốn khúc 1,4, hệ số hình dạng 0,3, độ dốc sông 3,7%o, mật độ lưới sông 0,8 km/km2. Đoạn hạ lưu thuộc địa phận TP. Nha Trang có chiều dài khoảng 10 km, chảy qua các xã Vĩnh Thái, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Ngọc, phường Ngọc Hiệp, Vạn Thắng, Vạn Thạnh, Vĩnh Thọ, Xương Huân, Vĩnh Phước và đổ ra biển.

+ Lưu lượng nước bình quân: Qo = 55,70 m3/s. + Lưu lượng nước mùa kiệt: Qk = 7,32 m3

/s.

Sông Cái Nha Trang là nguồn cung cấp nước chủ yếu đối với nông nghiệp, lâm nghiệp (của các huyện Diên Khánh và Khánh Vĩnh), công nghiệp, du lịch, dịch vụ, nuôi trồng thuỷ sản và sinh hoạt (của thành phố Nha Trang).

- Sông Quán Trường: Có chiều dài 15 km, chảy qua địa phận các xã Vĩnh Trung, Vĩnh Thái và Phước Đồng. Sông được chia thành 2 nhánh, nhánh phía Đông có chiều dài 9 km (nhánh chính) và nhánh phía Tây (nhánh phụ) có chiều dài 6 km.

+ Lưu lượng nước bình quân: Qo = 20,40 m3/s. + Lưu lượng nước mùa kiệt: Qk = 2,90 m3/s.

* Biển và thuỷ triều

- Thuỷ triều: thuộc dạng nhật triều không đều, biên độ nhật triều trung bình lớn nhất từ 1,4 - 3,4 m.

- Độ mặn: Biến thiên theo mùa từ 1 - 3,6%.

- Độ pH nước: vùng cửa sông và đầm có độ pH thay đổi từ 7,5 - 6,6. - Mức nước biển dâng trung bình 1,28 m.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác thu hồi đất để thực hiện một số dự án phát triển kinh tế xã hội tại thành phố nha trang (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)