Công tác bồi thường, GPMB tại thành phố Nha Trang từ năm 2010 đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác thu hồi đất để thực hiện một số dự án phát triển kinh tế xã hội tại thành phố nha trang (Trang 59 - 60)

Từ năm 2010 đến năm 2014, công tác bồi thường, GPMB đã có nhiều thay đổi tích cực, HĐBT thành phố đã được kiện toàn lại, chủ động hơn trong công tác triển khai lập phương án bồi thường, GPMB, đặc biệt là các dự án quan trọng được giải quyết dứt điểm. Kết quả cụ thể đạt được như sau:

Lập xong 47 phương án chi tiết về bồi thường giải phóng mặt bằng đã được UBND thành phố phê duyệt, tổng diện tích thu hồi là 448,23 ha, số tiền bồi thường là 540,47 tỷ đồng [31].

Bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến công tác bồi thường, GPMB chậm là:

- Công tác lập hồ sơ và phương án bồi thường thường xuyên gặp khó khăn, tiến độ chậm, vì chính sách quản lý nhà nước về đất đai có nhiều thay đổi đặc biệt là các quy định về hạn mức công nhận đất ở, điều kiện được cấp GCNQSD đất, được bồi thường và giá đất là những yếu tố thay đổi rất nhiều. Từ năm 2010 đến năm 2014 UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành đến 04 quyết định để quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, việc cấp GCNQSDĐ ở, đất vườn, ao liền kề với đất ở ( Quyết định 101/2010/QĐ-UBND, Quyết định 10/2011/QĐ-UBND, Quyết định 42/2012/QĐ- UBND và Quyết định 44/2012/QD-UBND ). Theo đó, hạn mức công nhận đất ở đối với các chủ sử dụng đất theo từng giai đoạn đã được cao hơn, đồng thời Bảng giá đất ban hành hàng năm thì năm sau cũng cao hơn năm trước (Giá đất nông nghiệp từ 11.000đ/1m2 đã tăng lên 28.000đ/1m2 năm 2012 và nay là 55.000đ/1m2)… các quyết định thay đổi thường có lợi cho người sử dụng đất nên khi cần phải thu hồi đất họ

không đồng ý kê khai hồ sơ để lập phương án bồi thường vì họ có tâm lý chờ những chính sách mới để được hưởng nhiều tiền bồi thường hơn nữa.

- Theo nguyên tắc công tác bồi thường, GPMB phải được triển khai thực hiện trong thời gian chuẩn bị đầu tư (đồng thời với việc lập dự án đầu tư), khi khởi công xây dựng thì công tác GPMB phải hoàn tất. Thế nhưng, hầu hết các dự án sau khi tổ chức đấu thầu xong Chủ đầu tư mới triển khai công tác bồi thường, GPMB, dẫn đến vừa thi công, vừa GPMB cho nên một số công trình khi vướng mắc về GPMB phải ngừng thi công hoặc thi công dở dang không triệt để. (Ví dụ: Dự án kè bờ và đường dọc bờ sông Cái, Dự án đường Phong Châu, Chỉnh trị hạ lưu sông Tắc – sông Quán Trường, Khu đô thị mới Lê Hồng Phong, Tuyến đường số 4 và số 28…..là những dự án triển khai từ năm 2006 nhưng đến nay vẫn chưa thông tuyến vì trong chỉ giới của dự án còn có một hộ dân chưa chấp nhận phương án bồi thường và bàn giao mặt bằng để thi công)

- Một số dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước khi phương án được phê duyệt chủ đầu tư giải quyết kinh phí để chi trả còn chậm, khi có kinh phí thì giá cả bồi thường thay đổi phải lập lại phương án.

- Công tác xây dựng các khu tái định cư phục vụ giải GPMB phải được thực hiện trước khi lập phương án bồi thường, GPMB, thế nhưng trong thời gian vừa qua, việc chuẩn bị đất tái định cư không đáp ứng được yêu cầu, có nhiều dự án quá trình thực hiện việc GPMB phải dừng lại do chưa bố trí được đất tái định cư.

- Công tác xây dựng các khu tái định cư phục vụ giải GPMB phải được thực hiện trước khi lập phương án bồi thường, GPMB, thế nhưng trong thời gian vừa qua, việc chuẩn bị đất tái định cư không đáp ứng được yêu cầu, có nhiều dự án quá trình thực hiện việc GPMB phải dừng lại do chưa bố trí được đất tái định cư.

- Việc xây dựng bảng giá đất, tài sản phục vụ công tác GPMB chưa phù hợp, không sát với giá thị trường (chỉ bằng 50% đến 70% giá trị trường) cho nên các hộ dân bị ảnh hưởng không chấp nhận, phát sinh nhiều kiến nghị, khiếu nại.

3.3. Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, GPMB và tác động của việc thu hồi đất tại thành phố Nha Trang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác thu hồi đất để thực hiện một số dự án phát triển kinh tế xã hội tại thành phố nha trang (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)