Tình hình sản xuất lạc ở huyện Vĩnh Linh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của nano bạc và nano curcumin đến khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng lạc l14 tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị, năm 2015 (Trang 28 - 30)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2. Tình hình sản xuất lạc ở huyện Vĩnh Linh

Bảng 1.3. Tình hình sản xuất lạc ở huyện Vĩnh Linh

Năm Diện tích gieo trồng (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 2006 1.550 19 2.940 2007 1.750 21,2 3.710 2008 1.550 5,8 899 2009 1.520 23,5 3.567,3 2010 1.452 23,9 3.465,3 2012 1.528 23 3.519,3 2013 1.414 24,29 3.434,6 2014 1.477 22,933 3.386,8 2015 1.482,5 23,08 3.426,1

Qua kết quả bảng 1.3 cho thấy, diện tích, năng suất và sản lượng tương đối ổn định qua các năm, đặc biệt là các năm từ năm 2010 đến nay. Cụ thể như sau:

Diện tích tăng nhẹ qua các năm, từ năm 2010 diện tích trồng lạc đạt 1.452 ha nhưng đến năm 2015 chỉ còn 1.482,5ha. Nguyên nhân do người dân đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ chế chuyển dịch cơ cấu cây trồng như thay thế các cây trồng lâu năm cho những cây ngắn ngày

Năng suất nhìn chung năng suất lạc trên địa bàn huyện cũng ổn định, đạt ở mức trung bình, dao động từ 19-24 tạ/ha. Riêng năm 2008 năng suất đạt thấp chỉ 5,8 tạ/ha, nguyên nhân là do năm 2008 khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng của các đợt rét đậm, rét hại đã ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lạc, từ đó làm giảm đáng kể đến năng suất lạc.

Sản lượng cũng giống như năng suất, sản lượng cũng có sự biến động không đáng kể. Tuy nhiên, sản lượng có sự chênh lệch giữa các năm, trong đó năm đạt cao nhất là năm 2007. Đến năm 2008, sản lượng lạc trên địa bàn huyện giảm mạnh, nguyên nhân chính là do chịu ảnh hưởng của không khí lạnh đã làm năng suất giảm, kết quả là kéo theo sản lượng giảm xuống ở mức đáng kể. Trong những năm tiếp theo sản lượng tiếp tục tăng.

Qua phân tích có thể rút ra một số kết luận những yếu tố làm hạn chế năng suất lạc ở địa phương như sau:

Cây lạc còn chịu sự cạnh tranh với một số loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn. Người dân chưa tiếp cận được với tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Xuất phát từ cơ sở khoa học và thực tiễn trên đây là cơ sở để cho tôi xác định và thực hiện đề tài này. Kết quả của đề tài sẽ góp phần xác định được liều lượng và tỷ lệ lân: kali thích hợp nhằm khuyến cáo và áp dụng trong thực tiễn sản xuất lạc tại địa phương.

CHƯƠNG 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của nano bạc và nano curcumin đến khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng lạc l14 tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị, năm 2015 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)