3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.3.3 Ảnh hưởng của nồng độ nanocurcumin và nano bạc đến đặc tính ra hoa của cây
động từ 15,27-17,87 lá, trong đó số lá đạt cao nhất là công thức C2M2 đạt 17,87 lá, thấp nhất là công thức đối chứng 15,27 lá. Các công thức còn lại giao động từ 15-17 lá và đều cao hơn so với đối chứng.
Kết quả phân tích ANOVA 2 nhân tố split-plot cho thấy, ô lớn nồng độ nano bạc có sự sai khác có ý nghĩa về số lá trên thân chính. Sự tương tác giữa nồng độ nano curcumin và nano bạc, ô nhỏ nồng độ nano curcumin sự sai khác không có ý nghĩa về thống kê đến sự thay đổi của số lá trên thân chính.
Qua bảng phân tích LSD 0,05 cho thấy số lá trên thân chính khác nhau ở các mức xử lý nồng độ nano curcumin và nano bạc khác nhau rất có ý nghĩa về mặt thống kê. Số lá của các công thức luôn tăng cùng với thời gian sinh trưởng của cây, tốc độ tăng số lá đạt cao nhất từ thời kỳ bắt đầu ra hoa cho đến khi thu hoạch và đạt cao nhất ở thời kỳ thu hoạch. Qua bảng ta thấy số lá cao nhất ở công thức C2M2 và thấp nhất ở công thức C0M0 (ĐC) qua tất cả các thời kỳ. Ở các công thức có xử lý nano curcumin và nano bạc đều có số lá cao hơn so với công thức đối chứng không phun.
3.3.3 Ảnh hưởng của nồng độ nano curcumin và nano bạc đến đặc tính ra hoa của cây lạc. cây lạc.
Cũng như các chỉ tiêu sinh trưởng, đặc tính ra hoa của cây lạc cũng có phản ứng với việc sử dụng nano curcumin và nano bạc, cụ thể theo bảng sau:
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của nano bạc và nano curcumin đến đặc tính ra hoa
Công thức thí nghiệm
Tỷ lệ nồng độ Nano Curcumin
và nano bạc
Chỉ tiêu theo dõi Thời gian ra hoa
(Ngày)
Hoa hữu hiệu (%) Tổng số hoa (Hoa) C0M0 0:0 18,80def 22,30d 58,93c C0M1 0:0,5 19,40cde 24,63bc 60,66ab C0M2 0: 1,0 21,00a 24,65b 61,06a C0M3 0: 1,5 19,13cdef 25,04b 59,13c
C1M0 0,5: 0 19,53cde 23,07cd 59,00c C1M1 0,5: 0,5 19,86bcd 25,43ab 59,33bc C1M2 0,5: 1,0 21,00a 24,37bc 61,00a C1M3 0,5: 1,5 18,73ef 24,50bc 59,06c C2M0 1,0: 0 18,20f 24,41bc 59,26c C2M1 1,0: 0,5 19,33cde 25,31ab 59,33c C2M2 1,0: 1,0 20,93ab 26,67a 61,20 a C2M3 1,0: 1,5 20,06abc 24,22bc 59,20c LSD0,05 1,08 1,62 1,23
(Ghi chú: Các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05).
- Thời gian ra hoa: Hoa lạc là hoa lưỡng tính thụ phấn về đêm, hầu hết hoa lạc
tự thụ phấn đến 95%. Hoa lạc nở tập trung 30 ngày đầu, đặc biệt là trong 20 ngày đầu số hoa có thể đạt 70-80% tổng số hoa trên cây.
Theo kết quả phân tích LSD0,05 ở bảng 3.17 cho thấy thời gian ra hoa chênh lệch nhau từ 1-3 ngày. Trong đó các công thức đều có sự sai khác so với công thức đối chứng C0M0. Các công thức có nồng độ nano bạc ở mức 1,0 đều có thời gian ra hoa dài hơn so với các công thức khác.
Kết quả phân tích ANOVA 2 nhân tố split-plot cho thấy, ô lớn nồng độ nano bạc có sự sai khác có ý nghĩa về thời gian ra hoa. Sự tương tác giữa nồng độ nano curcumin và nano bạc, ô nhỏ nồng độ nano curcumin sự sai khác không có ý nghĩa về thống kê đến sự thay đổi của thời gian ra hoa.
- Số hoa hữu hiệu: Tỷ lệ hoa hữu hiệu có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng
năng suất bởi vì hoa hữu hiệu là những hoa tạo thành quả chắc. Do đó nếu hoa trên cây nhiều nhưng sự ra hoa không tập trung thì hoa hữu hiệu giảm. Theo kết quả phân tích LSD0,05 cho thấy tỷ lệ hoa hữu hiệu dao động từ 22,30-26,67%. Trong các tỷ lệ nồng độ nano curcumin và nano bạc sử dụng thí nghiệm với mức nano curcumin bằng 0 đều cho kết quả thấp hơn so với công thức có sử dụng nano curcumin cao hơn. Điều này cho thấy vai trò của nano curcumin đối với chỉ tiêu phát triển của cây lạc là hết sức quan trọng. Bản thân nano curcumin là một chất oxi hóa mạnh nên khả năng tác động đến sự hình thành hoa cũng như số hoa hữu hiệu là rất lớn. Chỉ phụ thuộc vào nồng độ
độ cao chưa chắc đã thúc đẩy, thậm chí có trường hợp gây kìm hãm sự sinh trưởng hay phát triển của cây trồng (Hediat M. H. Salama, 2012). Trong khi đó các công thức khác có tỷ lệ nano curcumin và nano bạc cao hơn đều cho tỷ lệ hoa hữu hiệu cao hơn và cao nhất ở công thức C2M2 đạt 26,67%.
Kết quả phân tích ANOVA 2 nhân tố split-plot cho thấy, ô nhỏ nồng độ nano curcumin và ô lớn nồng độ nano bạc có sự sai khác có ý nghĩa về tỷ lệ hoa hữu hiệu. Sự tương tác giữa nồng độ nano curcumin và nano bạc sự sai khác không có ý nghĩa về thống kê đến sự thay đổi của tỷ lệ hoa hữu hiệu.
- Tổng số hoa trên cây:
Qua kết quả phân tích LSD 0,05 ở bảng 3.17 cho thấy tổng số hoa trên cây được chia thành 4 nhóm. Trong đó công thức có tổng số hoa đạt cao nhất và thấp nhất lần lượt là công thức M2C2 đạt 61,20 hoa và công thức C0M0 đạt 58,93 hoa. Trong đó công thức C0M2 và C1M2 so với công thức C2M2 không có sự sai khác về mặt thống kê, các công thức còn lại đều có sự sai khác thống kê và cao hơn so với công thức đối chứng.
Ở mức nano curcumin bằng 0, các công thức C0M0 và C0M3 không có sự sai khác và cho kết quả tổng số hoa thấp nhất hay có thể nói rằng tỷ lệ nano curcumin ở mức 0 không thuận lợi cho sự ra hoa của cây lạc, chỉ có nano bạc tác động mà thôi. Ở công thức C0M2 có sự sai khác lớn nhất trong mức nano curcumin này điều này cho thấy nano bạc đã có ảnh hưởng đến khả năng ra hoa của cây lạc.
Kết quả phân tích ANOVA 2 nhân tố split-plot cho thấy, ô lớn nồng độ nano bạc có sự sai khác có ý nghĩa về tổng số hoa trên cây. Sự tương tác giữa nồng độ nano curcumin và nano bạc, ô nhỏ nồng độ nano curcumin sự sai khác không có ý nghĩa về thống kê đến sự thay đổi của tổng số hoa trên cây.