3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1.7. Ảnh hưởng của nano bạc đến tình hình sâu bệnh hại lạc
Sâu bệnh hại là một trong các yếu tố bên ngoài tác động làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng nói chung và cây lạc nói riêng. Nó không những làm giảm năng suất, phẩm chất cây trồng, mà còn làm tăng chi phí đầu tư trong sản xuất nông nghiệp. Tình hình diễn biến sâu bệnh hại phụ thuộc chủ yếu và điều kiện khí hậu, chế độ canh tác và tính chống chịu của giống. Vì vậy, cần phải thường xuyên theo dõi để kiểm soát sâu bệnh hại có hiệu quả.
Bảng 3.7. Tình hình sâu, bệnh hại chính trên ruộng thí nghiệm
(Đơn vị tính: %) Chỉ tiêu Công thức Sâu ăn lá (con/m2) Bệnh chết ẻo cây con Bệnh héo gốc mốc đen M0 (ĐC) 2,1 3,1 6,4 M1 2,2 3,2 6,3 M2 2,2 3,0 6,0 M3 2,3 3,1 6,5 M4 2,4 3,2 6,1
Một số loại sâu như: sâu xanh, sâu róm, sâu xám đều có gây hại ở tất cả các công thức, nhưng mật độ không nhiều nên chưa ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc. Nghiêm trọng hơn là các loại bệnh như chết ẻo cây con, bệnh héo rũ gốc mốc đen (Aspergillus niger) … đã gây hại nặng ở các công thức. Hiện nay, sử dụng nano bạc để xem như một chất kháng vi khuẩn hữu hiệu khá phổ biến. (Sankar Narayan Sinha, Dipak Paul, 2014). Nhiều nghiên cứu ở Việt Nam cũng có những kết quả khả quan về khả năng kháng khuẩn của nano bạc. Sử dụng chế phẩm nano bạc – chitosan trong khoảng nồng độ từ 20-100ppm có tác dụng ức chế sự phát triển của khuẩn lạc nấm chết nhanh trên cây hồ tiêu Phytophthora capsici. (Lê Quang Luân, 2014).
các công thức nấm bệnh hại rất nghiêm trọng, dao động từ 6,0-6,5%. Sâu ăn lá gây hại giai đoạn 6-7 lá cho đến khi kết thúc ra hoa.
Hạt nano bạc tại 100 mg / kg ức chế tăng trưởng sợi nấm và nảy mầm bào tử vô tính trên cây họ bầu bí và bí ngô với phấn trắng. Hạt nano bạc đã nhận được sự chú ý đáng kể làm thuốc trừ sâu cho các ứng dụng trong nông nghiệp (Bhupinder Singh Sekhon, 2014). Những tiến bộ vượt bậc như vậy hoàn toàn có thể áp dụng trên các đối tượng cây trồng khác nhau trong đó có cây lạc.