Ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của nano bạc và nano curcumin đến khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng lạc l14 tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị, năm 2015 (Trang 60 - 64)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.4. Ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất

Bảng 3.18. Ảnh hưởng của nano bạc và nano curcumin

đến các yếu tố cấu thành năng suất.

Công thức thí nghiệm Tỷ lệ nồng độ Nano Curcumin và nano bạc Số quả chắc/cây (quả) Tổng số quả/cây (quả) P100 hạt (g) P100 quả (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) C0M0 0:0 11,93a 15,93e 61,16c 139,77d 46,34c 27,25c C0M1 0:0,5 13,33de 18,06d 62,40bc 148,20a 54,77ab 29,50abc C0M2 0: 1,0 13,93cde 19,33c 63,46ab 143,47b 54,19b 29,75abc C0M3 0: 1,5 14,20bcd 19,40c 62,13bc 144,10abc 52,81b 31,00ab

C1M0 0,5: 0 12,86ef 18,20d 61,83bc 143,13cd 48,15c 29,50abc C1M1 0,5: 0,5 14,26bcd 19,40c 63,50ab 146,07abc 55,67ab 31,50ab C1M2 0,5: 1,0 15,06ab 20,20bc 63,50ab 146,80abc 54,02b 32,00a C1M3 0,5: 1,5 13,53de 19,53bc 62,16bc 146,63abc 52,48b 31,75a C2M0 1,0: 0 14,00bcd 19,53bc 61,96bc 148,03a 52,98b 30, 00abc C2M1 1,0: 0,5 14,73abc 20,53b 62,46bc 145,87abc 53,92b 28,00bc C2M2 1,0: 1,0 15,73a 21,86a 64,86a 148,17a 58,68a 32,00a C2M3 1,0: 1,5 14,33bcd 20,20bc 62,46bc 147,57 ab 52,34b 27,50c LSD0,05 1,13 1,10 1,96 4,32 4,28 3,77

(Ghi chú: Các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05).

-Số quả chắc trên cây

Số quả chắc trên cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau diễn ra trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây lạc. Để đánh giá sự ảnh hưởng của các tổ hợp nano đến chỉ tiêu này của lạc trong thí nghiệm chúng tôi tiến hành đo đếm trực tiếp số quả chắc trên cây của từng công thức thí nghiệm rồi tổng hợp xử lý.

Kết quả phân tích LSD0,05 cho thấy khi kết hợp các nồng độ nano curcumin và nano bạc khác nhau đã cho kết quả số quả chắc trên cây khác nhau một cách rỏ rệt. Công thức đạt giá trị cao nhất và thấp nhất lần lượt là công thức C0M0 (11,93 quả) và công thức C2M2 (15,73 quả). Đáng chú ý là ở hai công thức C2M0 và C2M3 có sự sai khác không rỏ ràng với nhau về mặt thống kê. Như vậy, ở mức nồng độ nano curcumin và nano bạc 1,0: 1,0 đã đảm bảo cho lạc sinh trưởng và phát triển thuận lợi nên cho số quả chắc trên cây đạt kết quả cao.

Kết quả phân tích ANOVA 2 nhân tố split-plot cho thấy, ô nhỏ nồng độ nano curcumin và ô lớn nồng độ nano bạc có sự sai khác có ý nghĩa về số quả chắc trên cây. Sự tương tác giữa nồng độ nano curcumin và nano bạc sự sai khác không có ý nghĩa về thống kê đến sự thay đổi của tổng quả chắc trên cây.

- Tổng số quả trên cây

Tổng số quả trên cây là chỉ tiêu phản ánh quá trình đâm tia hình thành quả. Nó phụ thuộc vào các yếu tố như tổng số hoa trên cây, khả năng đâm tia và chế độ phân bón. Kết quả phân tích LSD cho thấy tổng số quả trên cây được chia thành 6 nhóm.

công thức C2M2 (21,86 quả). Qua theo dõi thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy sự tương tác giữa các nồng độ nano curcumin và nồng độ nano bạc có ảnh hưởng đến số quả trên cây. Các chỉ tiêu về tổng số quả trên cây ở hầu hết các tổ hợp đều có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Đáng chú ý là ở mức nano curcumin 0 và 0,5 cho số quả trên cây khá thấp. Điều này theo chúng tôi là nồng độ nano curcumin là yếu tố có tầm ảnh hưởng đến sự ra hoa của lạc... nên khi giảm nồng độ nano curcumin, sẽ làm các quá trình sinh lý, sinh hóa diễn ra không thuận lợi, do vậy mà số quả trên cây đạt kết quả không cao.

Kết quả phân tích ANOVA 2 nhân tố split-plot cho thấy, ô nhỏ nồng độ nano curcumin và ô lớn nồng độ nano bạc cũng như sự tương tác giữa nồng độ nano curcumin và nano bạc có sự sai khác có ý nghĩa về tổng số quả trên cây.

- Trọng lượng 100 quả

P100 quả ngoài phụ thuộc vào đặc tích di truyền của giống còn phụ thuộc vào kết quả của quá trình hình thành vỏ quả và nhân quả. Mà hai quá trình trên lại phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau trong đó có cả các yếu tố dinh dưỡng. Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá chất lượng quả.

Theo kết quả phân tích LSD0,05 cho thấy P100 quả được chia thành 6 nhóm. Các công thức C0M3 (0:1,0), C1M1(0,5:0,5), C1M2(0,5:1,0), C2M1(1,0:0,5), C1M3(0,5:1,5) là có sự sai khác không rỏ ràng so với nhau.

Kết quả phân tích ANOVA 2 nhân tố split-plot cho thấy, ô nhỏ nồng độ nano curcumin có sự sai khác có ý nghĩa về trọng lượng 100 quả. Sự tương tác giữa nồng độ nano curcumin và nano bạc cũng như ô lớn nồng độ nano bạc sự sai khác không có ý nghĩa về thống kê đến sự thay đổi của trọng lượng 100 quả.

- Trọng lượng 100 hạt

P100 hạt là một chỉ tiêu phản ánh rõ nhất về chỉ tiêu tích lũy chất khô của quả. Kết quả phân tích LSD0,05 cho thấy khối lượng 100 hạt được chia thành 4 nhóm. Như vậy, khi kết hợp các nồng độ nano bạc và nano curcumin khác nhau đã cho kết quả khối lượng 100 hạt khác nhau một cách rỏ rệt.

Kết quả phân tích ANOVA 2 nhân tố split-plot cho thấy, ô lớn nồng độ nano bạc có sự sai khác có ý nghĩa về trọng lượng 100 hạt. Sự tương tác giữa nồng độ nano curcumin và nano bạc cũng như ô nhỏ nồng độ nano curcumin có sự sai khác không có ý nghĩa về thống kê đến sự thay đổi của trọng lượng 100 hạt.

- Năng suất lý thuyết

Năng suất lý thuyết là yếu tố tiềm năng cho năng suất của cây. Trong sản xuất nếu các yếu tố có độ đồng đều cao thì có thể thu nhận được năng suất thực tế gần với

năng suất lý thuyết. Kết quả phân tích LSD0,05 cho thấy khối lượng NSLT được chia thành 5 nhóm. Ở nồng độ nano curcumin bằng 0, công thức cho NSLT cao nhất là công thức C0M1 (0:0,5) đạt 54,77 tạ/ha và thấp nhất là công thức C0M0 (0:0) 46,34 tạ/ha. Ở nồng độ nano curcumin bằng 0,5, công thức cho NSLT cao nhất lại là công thức có nồng độ nano bạc thấp nhất C1M0 54,77 tạ/ha. Tương tự, ở mức nano curcumin bằng 1,0 công thức cho NSLT cao nhất lại là công thức C2M2, tức là công thức có mức nano bạc trung bình 1,0.

Như vậy, ngoài lượng dinh dưỡng mà cây cần bổ sung qua bón phân thường phải đủ lớn mới có thể tạo điều kiện tốt để cây lạc có thể sinh trưởng, phát triển một cách thuận lợi và cho năng suất cao thì việc bổ sung thêm các loại nano bạc và nano curcumin có vai trò rất lớn đối với cây lạc. Bổ sung nano bạc từ khi kích thích nảy mầm và nano curcumin vào giai đoạn cây lạc ra hoa giúp cho có tác dụng kích thích sự phát triển của bộ rễ, thúc đẩy sự hình thành nốt sần, tăng cường khả năng cố định đạm, thúc đẩy ra hoa và tăng tỷ lệ đậu quả của cây lạc.

Kết quả phân tích ANOVA 2 nhân tố split-plot cho thấy, ô nhỏ nồng độ nano curcumin và ô lớn nồng độ nano bạc có sự sai khác có ý nghĩa về NSLT. Sự tương tác giữa nồng độ nano curcumin và nano bạc có sự sai khác không có ý nghĩa về thống kê đến sự thay đổi của NSLT.

- Năng suất thực thu

Năng suất thực thu (NSTT) là kết quả thu được ở ruộng thí nghiệm. Đây là chỉ tiêu phản ánh chân thực nhất kết quả thí nghiệm và đây cũng là cơ sở để có thể đưa ra những kết luận cuối cùng về đề tài nghiên cứu. Theo kết quả phân tích thống kê cho thấy NSTT được chia thành 5nhóm. NSTT dao động từ 27,25-32,00 tạ/ha. Trong đó, các công thức C0M2(0:0,5), C0M3(0:1,0), C1M0 (0,5:0), C2M0 (1,0:0) có sự sai khác không rỏ ràng so với nhau. Như vậy, dẫu có tăng nồng độ nano curcumin lên nhưng không xử lý nano bạc hoặc sử dụng nano bạc nhưng không sử dụng nano curcumin thì năng suất thực thu đều cho kết quả thấp. Công thức cho NSTT cao nhất là công thức C2M2 với tổ hợp nồng độ nano curcumin: nano bạc 1,0: 1,0. Như vậy, khi sử dụng mức nồng độ nano curcumin: nano bạc kể trên đã cung cấp dinh dưỡng đảm bảo cho lạc sinh trưởng và phát triển thuận lợi nên NSTT đạt kết quả cao nhất.

Kết quả phân tích ANOVA 2 nhân tố split-plot cho thấy, ô nhỏ nồng độ nano curcumin và ô lớn nồng độ nano bạc cũng như sự tương tác giữa nồng độ nano curcumin và nano bạc có sự sai khác có ý nghĩa về NSTT.

Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của nano curcumin và nano bạc

đến năng suất lý thuyết, năng suất thực thu lạc L14.

Như vậy có thể thấy rằng phản ứng của cây lạc đối với nồng độ nano curcumin: nano bạc bón thông qua các chỉ tiêu về năng suất và yếu tố cấu thành năng suất là không giống nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của nano bạc và nano curcumin đến khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng lạc l14 tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị, năm 2015 (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)