Ảnh hưởng của nano bạc đến thời gian sinh trưởng, phát triển của cây lạc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của nano bạc và nano curcumin đến khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng lạc l14 tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị, năm 2015 (Trang 39 - 40)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.1. Ảnh hưởng của nano bạc đến thời gian sinh trưởng, phát triển của cây lạc

Sự sinh trưởng phát triển của lạc chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh. Lạc phản ứng rất chặt với hai yếu tố nhiệt độ và nước, trong đó nhiệt độ và ẩm độ đất ảnh hưởng mạnh nhất vào giai đoạn gieo đến phân cành. Lạc được gieo trong điều kiện đất có nhiệt độ và ẩm độ thích hợp sẽ nẩy mầm nhanh hơn, tỉ lệ nẩy mầm cao hơn. Sử dụng nano bạc như một chất kích thích để cây nhanh chóng nảy mầm mang lại hiệu quả ở các nồng độ thấp đến trung bình đến thấp, nếu sử dụng nồng độ cao hơn sẽ gây ức chế sự sinh trưởng của hạt mầm và cây lạc (Hediat M. H. Salama, 2012).

Nghiên cứu thời gian sinh trưởng, phát triển có ý nghĩa quan trọng để xác định thời vụ hợp lý, bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái của từng địa phương qua đó có cơ sở để tác động các biện pháp khoa học kỹ thuật cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển, thực hiện luân canh, xen canh, gối vụ… nhằm tăng năng suất, nâng cao hệ số sử dụng đất cũng như đa dạng hóa các loại cây trồng trong sản xuất nông nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cho người dân.

Chu kỳ sinh trưởng phát triển của lạc được tính từ khi gieo hạt cho đến khi thu hoạch. Chu kỳ biến động ở từng giống khác nhau và phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh, đất đai, phân bón và các biện pháp kỹ thuật,…

Ở cây lạc, thời gian sinh trưởng có thể được chia thành các giai đoạn: Từ gieo đến nảy mầm tối đa, phân cành cấp 1, bắt đầu ra hoa, kết thúc ra hoa, thu hoạch.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ nano bạc đến thời gian sinh trưởng và phát triển của lạc thể hiện qua bảng 3.1

Qua số liệu ở bảng 3.1 cho thấy, việc sử dụng nao bạc khi xử lý hạt giống đều có ảnh hưởng rõ đến thời gian sinh trưởng của giống lạc L14 qua các thời kỳ. Trong đó, giai đoạn từ gieo đến nẩy mầm tối đa có ảnh hưởng rõ nhất. Công thức sử dụng nano bạc nồng độ 1,0ppm đều đạt nẩy mầm tối đa sớm hơn 1 ngày so với công thức khác; các giai đoạn xuất hiện cành cấp 1, bắt đầu ra hoa và kết thúc ra hoa cũng đều sớm hơn 1-2 ngày so đối chứng và các công thức sử dụng nồng độ cao hoặc thấp hơn. Các công thức thí nghiệm đều có tổng thời gian sinh trưởng là 100 ngày.

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của nồng độ nano bạc

đến thời gian sinh trưởng và phát triển của cây lạc

(Đơn vị tính: ngày)

Công thức

Thời gian từ gieo đến …

Nảy mầm Xuất hiện cành cấp 1

Bắt đầu ra hoa

Kết thúc

ra hoa Thu hoạch

M0 (ĐC) 8 22 32 57 100

M1 8 22 32 57 100

M2 7 22 31 55 100

M3 8 22 32 57 100

M4 8 21 32 57 100

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của nano bạc và nano curcumin đến khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng lạc l14 tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị, năm 2015 (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)