3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1.3. Ảnh hưởng của nano bạc đến chiều dài cành cấ p1
Thân và cành là 2 bộ phận tạo nên hình dáng của cây lạc cũng là nơi ra hoa, kết quả tạo nên năng suất lạc sau này, do ở cây lạc hoa quả tập trung ở các cành của nó. Khi cây lạc có 2-3 lá thật thì tại nách lá mầm xuất hiện hai cành mầm, đây là cặp cành cho năng suất và cặp cành tử diệp này cũng chính là nơi sinh ra cặp cành cấp II. Cặp cành cấp I thứ nhất và thứ 2 cho 35% tổng số hoa trên cây. Việc nghiên cứu sự phát triển của cành/cây, chúng ta đặc biệt quan tâm đến chiều dài cành cấp I đầu tiên. Qua theo dõi chúng tôi thu được bảng số liệu 3.3.
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của nano bạc đến chiều dài cành cấp 1 qua các thời kỳ (cm)
Giai đoạn
Công thức Bắt đầu ra hoa Kết thúc ra hoa Thu hoạch
M0 (ĐC) 7,29b 21,32b 31,60b M1 7,71ab 22,48ab 33,39a M2 8,01a 23,29a 33,82a M3 7,60ab 22,36ab 33,52a M4 7,58ab 22,10ab 32,93ab LSD0,05 0,51 1,51 1,44
Qua bảng số liệu ta thấy:
- Thời kỳ bắt đầu ra hoa: Ở giai đoạn này chiều dài cành cấp I đầu tiên dao động từ 7,29-8,01 cm. Các công thức thí nghiệm đều có sự chênh lệch với đối chứng trong đó công thức 3 chiều dài cành cập I cao hơn hẳn so với đối chứng.
- Thời kỳ kết thúc ra hoa: Quan bảng số liệu chúng tôi thấy chiều dài cành cấp I giữa các công thức ở giai đoạn này vẫn có sự biến động. Công thức 3 có chiều dài đạt cao nhất 23,31 cm và dài hơn đối chứng 1,99 cm. Công thức 4 và 5 với nồng độ nano bạc tăng có chiều dài cành cấp I giảm so với công thức 3 và vẫn cao hơn so với đối chứng.
trưởng của cây gần như dừng lại và chiều dài cành cấp I đầu tiên đạt lớn nhất. Chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng nhiều vào đặc tính của giống. Theo bảng số liệu ta thấy giữa các công thức thí nghiệm đã có sự sai khác, tuy nhiên chênh lệch không đáng kể. Công thức 3 có chiều dài đạt lớn nhất 33,82 cm và thấp nhất là công thức đối chứng 31,60 cm.