Ảnh hưởng đến phẩm chất trong hạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của nano bạc và nano curcumin đến khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng lạc l14 tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị, năm 2015 (Trang 64 - 120)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.5. Ảnh hưởng đến phẩm chất trong hạt

Trong các chỉ tiêu theo dõi thì chất lượng hạt lạc là chỉ tiêu quan trọng để phản ánh giá trị dinh dưỡng và giá trị thương mại của lạc, điều này ngày càng quan trọng hơn khi mà con người đã và đang có điều kiện kinh tế tốt hơn, có nhu cầu cao hơn về dinh dưỡng lương thực và thực phẩm.

Với hàm lượng dầu (lipid) và protein cao, hạt lạc là loại hạt có giá trị dinh dưỡng cao và từ lâu loài người đã sử dụng lạc như một nguồn thực phẩm quan trọng. Ngoài việc sử dụng để luộc, rang, nấu canh, ép dầu để làm dầu ăn thì gần đây, nhờ công nghiệp thực phẩm phát triển, con người đó chế biến nhiều mặt hàng thực phẩm có giá trị từ lạc như lạc rút dầu, bơ lạc, pho mát lạc, sữa lạc…

Protein là tiêu chí chất lượng quan trọng nhất của các loại lương thực thực phẩm nói chung, do vai trò không thể thiếu của loại dưỡng chất này đối với đời sống sinh vật và con người.

Lipid trong hạt lạc có hàm lượng dầu cao nên năng lượng cung cấp rất lớn. Lipid là tiêu chí đánh giá về mặt giá trị dinh dưỡng không thể thiếu đối với đời sống con người. Trong 100g hạt lạc, cung cấp 590 calo, trong khi trị số này ở hạt đậu tương là 411 calo, gạo tẻ là 353 calo, thịt lợn nạc là 286 calo, trứng vịt là 189 calo.

Như vậy, giá trị dinh dưỡng chủ yếu của hạt lạc là lipid và protein. Trong công nghiệp ép dầu người ta thu được hai sản phẩm chính là dầu và khô dầu, toàn bộ protein của hạt lạc nằm ở khô dầu.

Do đó để chọn được một liều lượng và tỷ lệ bón lân – kali phù hợp để đưa vào sản xuất đại trà ngoài vấn đề năng suất, hiệu quả kinh tế phải còn xét đến các tiêu chí về chất lượng của hạt lạc.

Bảng 3.19. Ảnh hưởng của nano bạc và nano curcumin đến chất lượng hạt lạc.

Công thức thí nghiệm Tỷ lệ nồng độ Nano Curcumin và nano bạc Hàm lượng protein (%) Hàm lượng lipit (%) C0M0 0:0 27,8 42,5 C0M1 0:0,5 28,9 44,4 C0M2 0: 1,0 29,9 42,8 C0M3 0: 1,5 30,5 43,7 C1M0 0,5: 0 30,7 42,7 C1M1 0,5: 0,5 30,6 45,6 C1M2 0,5: 1,0 31,7 46,8 C1M3 0,5: 1,5 31,0 44,7 C2M0 1,0: 0 32,0 44,6 C2M1 1,0: 0,5 33,5 45,8 C2M2 1,0: 1,0 34,2 48,8 C2M3 1,0: 1,5 32,3 45,9 - Hàm lượng lipid

Hàm lượng lipid của các công thức thí nghiệm chênh lệch nhau không lớn, dao động từ 42,5 % đến 48,8 %. Nguyên nhân theo chúng tôi có thể do chỉ tiêu này của lạc phụ thuộc lớn vào điều kiện ngoại cảnh, điều kiện canh tác và bản chất di truyền của giống.

Qua kết quả của bảng 3.19 cho thấy, hàm lượng lipid của các công thức bón đều cao hơn công thức đối chứng, đạt cao nhất là các công thức C2M2 với 48,8%. Các công thức còn lại đều đạt ở mức trung bình.

Hàm lượng protein của các công thức thí nghiệm chênh lệch nhau không nhiều, dao động từ 27,8% đến 34,2%. Nguyên nhân theo chúng tôi có thể do chỉ tiêu này của lạc không phụ thuộc lớn vào bản chất di truyền của giống. Sử dụng nano bạc từ sớm, kết hợp thêm nano curcumin đã góp phần ảnh hưởng đến hàm lượng protein của hạt đặc biệt là tác động của nano bạc lên cây lạc.

Qua bảng 3.19 phân tích cho thấy hàm lượng protein của các công thức đều cao hơn so với đối chứng. Hàm lượng protein đạt cao nhất ở công thức C2M2 (34,2%), thấp nhất ở công thức C0M0 (Đ/C) (27,8%). Các công thức còn lại hàm lượng protein dao động từ 28,9% đến 35,2%. Các công thức có nồng độ nano bạc ở mức trung bình 1,0ppm đều cho hàm lượng protein cao hơn so với các mức nồng độ còn lại điều này cho thấy ở tỷ lệ nồng độ nano curcumin và nano bạc 1,0: 1,0 có ảnh hưởng tích cực đến hàm lượng protein của hạt lạc.

3.3.6 Hiệu quả kinh tế đối với các công thức tỷ lệ nồng độ khác nhau.

Hiệu quả này được biểu hiện trên ba mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu của chúng tôi, vì nhiều lý do chúng tôi chỉ nghiên cứu hiệu quả kinh tế của sử dụng nano curcumin và nano bạc.

Nếu năng suất là chỉ tiêu đánh giá về khả năng sinh trưởng của cây trồng thì hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu đánh giá khả năng tồn tại và phát triển của kỹ thuật trồng trọt được ứng dụng trong quá trình sản xuất.

Do vậy, chúng tôi chỉ đánh giá được sơ bộ về hiệu quả kinh tế khi đầu tư nano curcumin và nano bạc cho lạc ta thu được kết quả ở bảng 3.20:

Qua bảng 3.20 cho thấy công thức thu được lãi cao và thấp nhất lần lượt là công thức C2M2 (26.890 nghìn đồng) và công thức C0M0 (18.040 nghìn đồng).

Ở nồng độ nano curcumin 0: chúng tôi nhận thấy khi tăng nồng độ nano bạc, lãi cao nhất là ở tổ hợp C0M3 (0: 1,5) đạt 25.240 nghìn đồng.

Ở nồng độ nano curcumin 0,5: chúng tôi nhận thấy khi tăng nồng độ nano bạc, lãi cao nhất là ở tổ hợp C1M3 (0,5: 1,5) đạt 26.540 nghìn đồng.

Ở nồng độ nano curcumin 1,0: chúng tôi nhận thấy khi tăng nồng độ nano bạc, lãi cao nhất là ở tổ hợp C2M2 (1,0: 1,0) đạt 26.890 nghìn đồng.

Bảng 3.20: Hiệu quả kinh tế nano bạc và nano curcumin Công thức thí nghiệm Tỷ lệ nồng độ Nano Curcumin và nano bạc NSTT (tạ/ha)

Tổng thu Tổng chi Lãi

1000 đồng C0M0 0:0 27,25 54.500 36.460 18.040 C0M1 0:0,5 29,50 59.000 36.660 22.340 C0M2 0: 1,0 29,75 59.500 36.710 22.790 C0M3 0: 1,5 31,00 62.000 36.760 25.240 C1M0 0,5: 0 29,50 59.000 36.660 22.340 C1M1 0,5: 0,5 31,50 63.000 36.860 26.140 C1M2 0,5: 1,0 32,00 64.000 36.910 26.090 C1M3 0,5: 1,5 31,75 63.500 36.960 26.540 C2M0 1,0: 0 30, 00 60.000 36.860 23.140 C2M1 1,0: 0,5 28,00 56.000 37.060 18.940 C2M2 1,0: 1,0 32,00 64.000 37.110 26.890 C2M3 1,0: 1,5 27,50 55.000 37.160 18.840

Qua bảng tính toán hiệu quả kinh tế cho thấy, lãi ròng giữa các công thức có sự chênh lệch nhau khá rõ ràng. Thấp nhất là công thức C0M0 lãi ròng chỉ 18.040 nghìn đồng/ha, cao nhất là công thức C2M2, lãi ròng lên đến 26.890 nghìn đồng/ha.

3.4. Quy trình thâm canh cây lạc có sử dụng nano bạc và nano curcumin.

1) Chọn đất: đất phải tơi xốp (pha cát), tránh đất thịt nặng, bị ứng ngập khi mùa mưa. Đất phải được cày bừa kỹ, sạch cỏ dại, lên luống rộng 1,2 - 1,4 m; cao 20 - 30 cm; vùng cát ven biển nên lên luống càng cao càng tốt (tùy thuộc vào khả năng tiêu nước khi mưa và tưới khi cần thiết). Mặt luống tùy theo mùa vụ mà bố trí mặt luống rộng hay hẹp. Nói chung làm thế nào mà khi mưa thoát nước tốt, khi hạn giữ được ẩm độ đất.

2) Thời vụ:

* Vụ Hè Thu tháng 6 - 7; ở miền Trung nên gieo sau tết Đoan Ngọ 5/5 (âm

lịch). Nếu chủ động được nước tưới, thu hoạch lúa xong là gieo ngay, càng sớm càng tốt để tránh mưa cuối vụ thu hoạch và bảo quản khó vì gặp mưa.

3) Mật độ: 30 cm x 15 cm gieo 1 hạt. Lượng giống từ khoảng 140 - 150 kg/ha.

Cách gieo: gieo theo hàng, kiểu nanh sấu; nếu gieo hốc tốt hơn do tập trung

được phân bón.

4) Phân bón và cách bón cho 1 ha

* Phân chuồng hoai mục: 8000 - 10000 kg * Phân đạm Urea: 60 kg * Phân Lân: 300 - 400 kg * Vôi bột: 400 - 600 kg * Kali: 120-200 kg * Nano bạc nồng độ 1,0 ppm: 200ml * Nano curcumin nồng độ 1,0 ppm: 200ml Cách bón:

* Bón lót toàn bộ : Lân, phân chuồng, 50 % vôi . Khi bón nếu bón rãnh nên rắc

cho đồng đều; nếu bón hốc thì bón cho đủ lượng. Bón xong lấp 1 lớp đất để tránh hạt tiếp xúc với phân làm hỏng hạt.

* Nano bạc: Hạt giống được ngâm trong dung dịch nano bạc nồng độ 1,0ppm với liều lượng 10ml/10 lít nước/ sào trong thời gian 2 giờ, đưa đi ủ 12 giờ và gieo hạt ngay sau đó.

* Nano curcumin được phun khi cây lạc ra hoa lần 1 liên tục 2 lần cách nhau 10 ngày/lần với liều lượng 10 ml nano/10 lít nước/sào.

* Bón thúc lần 1: khi lạc 3 - 4 lá chét, bón 100 % lượng đạm + 1/2 kaly * Bón thúc lần 2: Khi héo lứa hoa đầu tiên: bón hết số lượng phân kaly và vôi còn lại.

Khi bón: chú ý bón xa gốc, không được bón lên trên lá sẽ làm cho lá bị hỏng (cháy lá).

5) Chăm sóc:

* Dặm cây: sau 7-8 ngày nếu thấy khuyết cây nên dặm ngay. Kinh nghiệm lạc khi gieo nếu đủ ẩm 75 - 80 % trở lên thì nên ủ mầm (ủ nứt nanh) để gieo là tốt nhất; vì

khi đó sẽ loại được các hạt không mọc mầm. Nếu ủ được mầm, khi gieo gặp mưa, hạt không bị thối như hạt không thúc mầm.

Vụ Hè thu: trước khi gieo nên tưới nước đủ ẩm để gieo.

* Làm cỏ lần 1: khi lạc 3 - 4 lá, kết hợp bón phân + làm cỏ và vun gốc nhẹ. * Làm cỏ lần 2: Khi lạc tàn lứa hoa đầu, kết hợp bón thúc và vun cao gốc vừa vùi phân nhưng cũng giữ ẩm cho cây.

* Tưới nước: Lạc không chịu được úng, ngập nhưng lại rất cần nước. Nên tưới nước lúc độ ẩm thấp là điều rất cần thiết. Không nên để độ ẩm dưới 70 %. Thời kỳ ra hoa và làm quả tuyệt đối không để lạc bị hạn.; nhất là vụ Hè Thu. Nếu vụ Hè Thu những vùng có tưới thì năng suất lạc tương đương; thậm chí có khi còn cao hơn lạc chính vụ. Nước tưới nên tưới phun mưa là tốt nhất vừa tiết kiệm được nước vừa tưới được đồng đều trên cây.

Nếu tưới rãnh, không nên để nước ngập mặt luống.

* Phòng trừ sâu bệnh: Lạc hay bị bệnh chết ẻo; bệnh này do giống bị nhiễm do đó cần thay giống chống chịu.

Nói chung, nắng nóng + mưa bất thường thường xuất hiện bệnh nấm mốc vàng, mốc trắng, mốc đen. Các bệnh hại này nên dùng thuốc xử lý đất để diệt mầm bệnh là tốt nhất. Có thể dùng các loại thuốc: Anvil 5SC, Bonnaza 100SL, Bennomyl 150WC,... nồng độ từ 0,2 - 0,5 %.

Sâu: chủ yếu sâu ăn lá như sâu róm, sâu xanh,... Khi bị hại nhiều mới phun có thể dùng Padan 1 - 2 % để phun.

Vụ Đông Xuân nên dùng thuốc xử lý đất để phòng sâu xám, bọ hung phá hại cây con

Chú ý: khi phun thuốc nên tranh thủ ý kiến của các nhà chuyên môn.

6) Luân canh: Đất sau trồng lạc, sử dụng trồng lúa rất tốt, có thể bón ít phân nhưng vẫn bội thu.

7) Thu hoạch: Thu hoạch khi lạc đã chín, thường khi nhổ lên rửa sạch, bấm củ thấy cứng, bóc ra thấy lớp vỏ bên trong ngả màu sẫm, hạt có màu hồng hoặc trằng hồng thì có thể thu hoạch được.

Thường thời gian từ khi ra hoa 10 % đến khi chín là 65 - 70 ngày. Trong quá trình làm quả, độ ẩm đảm bảo lạc chín sớm; nhưng nếu độ ẩm quá thấp thì lạc thường chín muộn hơn, khi bị mưa hay mọc mầm. Lạc thu hoạch nên rửa sạch nhất là vùng đất thịt, phơi khô độ ẩm < 10 % (tương đương phơi 6-7 nắng) là cất giữ được lâu. Kiểm

tra khi bóc ra, lấy tay bóp nếu vỏ lụa bong ra là được. Khi cất giữ nên để trong thùng đậy kín hoặc cho vào bao nilon ngoài bao bảo vệ buộc kín để được lâu.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

KẾT LUẬN

Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

1. Bón bổ sung Nano bạc có tác dụng làm tăng chiều cao cây, số lá trên thân chính, năng suất, hàm lượng dầu của lạc L14 đồng thời ngăn ngừa được một số loại sâu bệnh hại chính như: héo rũ gốc mốc đen, bệnh chết ẻo cây con.

2. Bón bổ sung nano bạc và nano curcumn giúp tăng trưởng chiều cao, số lá xanh, chiều dài cành cấp , tỷ lệ hoa hữu hiệu và tăng NSTT năng suất đạt cao nhất 32,00 tạ/ha ở công thức C2M2 (1,0:1,0), cao hơn 17,4% so với đối chứng. Như vậy, bón càng đầy đủ và cân đối đều cho NSLT, NSTT càng cao và hàm lượng hợp lý ở tỷ lệ nano curcumin và nano bạc 1,0: 1,0 (ppm).

ĐỀ NGHỊ

Do thời gian thực tập có hạn chúng tối chỉ tiến hành trong một vụ Hè - Thu 2015 nên chỉ thu được kết quả sơ bộ ban đầu. Để có có thêm nhiều kết quả, chúng tôi có một số đề nghị sau:

1. Tiếp tục khảo nghiệm lặp lại các công thức trên để có kết quả chính xác hơn 2. Bố trí thí nghiệm ở nhiều chân đất khác nhau để đánh giá ảnh hưởng của nồng độ nano bạc và nano curcumin đến năng suất, phẩm chất giống lạc L14 trên đất thịt nhẹ huyện Vĩnh Linh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bùi Huy Đáp, Lê Song Dự (1977), Tư liệu cây lạc, NXB KH-KT, Hà nội

2. Đoàn Thị Thanh Nhàn (1996). Giáo Trình cây công nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

3. La Vũ Thùy Linh, Công nghệ Nano- Cuộc cách mạng trong khoa học kỹ thuật thế kỷ 21, Khoa học và Ứngdụng, 2010, 12; 47-49.

4. Lê Song Dự, Nguyễn Thế Côn (1979), Giáo trình cây lạc, NXB Nông nghiệp 5. Ngô Thế Dân (2000), Kỹ thuật đạt năng suất lạc cao ở Việt Nam, NXB Nông

Nghiệp, Hà Nội.

6. Nguyễn Minh Hiếu và cộng sự (2003), Giáo trình cây công nghiệp, NXB Nông

nghiệp, Hà Nội.

7. Nguyễn Mạnh Chinh, Nguyễn Đăng Nghĩa (2007), Trồng chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh đậu phộng - Mè, NXB Nông nghiệp, TPHCM.

8. Phạm Gia Thiều (2001), Kỹ thuật trồng lạc năng suất và hiệu quả, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Võ Thị Mai Hương, Trần Thị Kim Cúc, Nghiên cứu ảnh hưởng của Chitosan Oligosaccharide lên sinh trưởng và năng suất cây lạc giống lạc L14, Tạp chí

Khoa học, Đại học Huế, 2012, tập 73, số 4.

10. Lê Quang Luân, Nguyễn Huỳnh Phương Uyên, “Nghiên cứu hiệu ứng kháng nấm

Phytophthora capsici gây bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu của chế phẩm nano bạc – chitosan chế tạo bằng phương pháp chiếu xạ”, Tạp chí sinh học, 2014, 36,

p152-157.

11. Nguyễn Thị Thanh Hải, Vũ Đình Chính (2011). Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng, giống lạc trong điều kiện vụ xuân và vụ thu trên đất Gia Lâm - Hà Nội. Tạp chí Khoa học và phát triển: Tập 9, số 5: 697-704.

12. Niên giám thống kê huyện Vĩnh Linh, 2015

13. Đồng Huy Giới, Đàm Thị Phương, Chu Hoàng Hà, Hoàng Hà, Lê Văn Sơn

(2013). Nghiên cứu điều chế dung dịch nano TiO2 và bước đầu thử nghiệm trừ

tobacco mosaic virus (TMV). Tạp chí Khoa học và phát triển: Tập 11, số 6: 790-

796.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

14. Anjali Dash, Anand P. Singh, Bansh R. Chaudhary, Sunil K. Singh, Debabrata Dash (2012), Effect of Silver Nanoparticles on Growth of Eukaryotic Green Algae, Nano-Micro Letters, 4(3), pp. 158–165.

15. A.R.M. Adb el-aziz (2015), Biosynthesis of silver nanoparticles using fusarium solani, Digest Jourmal of Nanomaterials and Biostructures, pp. 655-662.

16. Bhawana, Basniwal RK, Buttar HS, Jain VK, Jain N (2011), Curcumin nanoparticles: preparation, characterization, and antimicrobial study, J Agric Food Chem. 59(5), pp. 2056-2061.

17. Bhupinder Singh Sekhon (2014), Nanotechnology in agri-food production: an overview, Nanotechnol Sci Appl, 7, pp. 31–53.

18. Danielle McShan, Paresh C. Ray, and Hongtao Yu (2014), Molecular Toxicity Mechanism of NanosilverJ, Food Drug Anal, 22(1), pp. 116–127.

19. FatemehNejatzadeh-Barandozi, FariborzDarvishzadeh, and Ali Aminkhani (2014), Effect of nano silver and silver nitrate on seed yield of (Ocimumbasilicum L.), Org Med Chem Lett, 4, pp.11.

20. Ghorbani, H. Reza; Safekordi, A. Akbar; Attar, H.; Sorkhabadi, S. M. Rezayat (2011), Biological and Non-biological Methods for Silver Nanoparticles,

Synthesis Chemical & Biochemical Engineering Quarterly, 25(3), pp. 317.

21. Haytham M.M. Ibrahim (2015), Green synthesis and characterization of silver nanoparticles using banana peel extract and their antimicrobial activity against representative microorganisms, Journal of Radiation Research and Applied Sciences, 8(3), pp. 265–275.

22. Hediat M. H. Salama (2012), Effects of silver nanoparticles in some crop plants, Common bean (Phaseolus vulgaris L.) and corn (Zea mays L.), International Research Journal of Biotechnology, 3(10), pp. 190-197.

23. Iravani S., H. Korbekandi, S.V. Mirmohammadi, and B. Zolfaghari (2014) Synthesis of silver nanoparticles: chemical, physical and biological methods,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của nano bạc và nano curcumin đến khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng lạc l14 tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị, năm 2015 (Trang 64 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)