Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác quản lý, sử dụng đất tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên việt trung, tỉnh quảng bình (Trang 51 - 56)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.4. Điều kiện kinh tế-xã hội

3.1.4.1. Cơ cấu lao động theo giới tính

Cơ cấu lao động của Công ty có sự chênh lệch lớn về giới tính do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty lao động nữ phù hợp với mô hình kinh doanh hơn. Cụ thể, qua 3 năm sản xuất kinh doanh thì giới tính trong Công ty có thay đổi rõ rệt đặc biệt trong năm 2012 có 1.635 lao động thì lao động nam chiếm 48%, lao động nữ chiếm 52%, năm 2013 có 1.644 lao động trong đó lao động nam chiếm 48,6% lao động nữ chiếm 51,4%, năm 2014 có 1.340 lao động thì lao động nam chiếm 39,03%, lao động nữ chiếm 60,97%.Với kết quả ba năm trên ta thấy lao động nữ luôn chiếm tỷ lệ cao hơn nam. Với lực lượng lao động như trên thì phù hợp với ngành khai thác cao su, lao động nữ chủ yếu tập trung vào quá trình khai thác chế biến mũ cao su, trồng và chăm sóc cao su cơ bản. Còn lao động nam trong Công ty chiếm tỷ trọng ít hơn thường là lao động gián tiếp, phụ trách các công tác kỹ thuật.

3.1.4.2. Cơ cấu lao động theo tính chất công việc

Qua số liệu báo cáo ở bảng 3.1 có thể thấy số lao động gián tiếp của Công ty qua 3 năm vừa qua có sự thay đổi lao động gián tiếp có xu hướng giảm. Năm 2013 tăng so với 2012 là 3 lao động, năm 2014 lao động gián tiếp giảm so với 2013 là 55 lao động tương ứng với mức giảm (29,73%). Công ty đã nghiên cứu và đánh giá lại lao động để bố trí sắp xếp cho phù hợp. Lao động gián tiếp là lực lượng có trình độ, kinh nghiệm đóng vai trò quan trọng trong công tác lập kế hoạch, quản lý nguồn lực của Công ty, là những người làm công tác quản lý, nhân viên văn phòng. Như vậy, theo đánh giá tổng thể số lượng nhân viên gián tiếp như trên là hợp lý so với tổng số lao động Công ty.

lao động trong Công ty là lao động trực tiếp tham gia vào khai thác, trồng mới, chế biến mủ cao su, sản xuất đồ gỗ. Ngoài ra còn bao gồm một bộ phận nhỏ làm công tác phục vụ như tạp vụ, vệ sinh, bảo vệ, lái xe. Qua bảng 3.1 cho thấy lao động trực tiếp của Công ty có sự thay đổi.

Năm 2012 là 1.447 người, năm 2013 là 1.459 tăng 12 người, năm 2014 là 1.210 giảm 249 người so với năm 2013, tỷ lệ lao động phân bổ như trên là hợp lý đối với hoạt động kinh doanh. Giảm dần tỷ lệ lao động gián tiếp trên tổng số, tăng dần lực lượng trực tiếp sản xuất tạo ra của cải vật chất cho Công ty, phù hợp với đề án chuyển đổi mô hình Công ty trong thời gian vừa qua. Hơn nữa, là Công ty hoạt động trong lĩnh vực cao su lao động chủ yếu là lao động trực tiếp nên số lượng lao động gián tiếp của Công ty không nhiều và ổn định, trong khi đó lao động trực tiếp năm 2014 giảm nhiều nguyên nhân do bảo số 10, 11 năm 2013 đã tàn phá diện tích cao su của Công ty, ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập và đời sống của người lao động.

Điều này là phù hợp vì trong 3 năm qua, nền kinh tế trong nước cũng như thế giới đối mặt với cuộc khủng hoảng, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của Công ty nên phải cắt giảm lao động, cũng như sắp xếp lao động hợp lý hơn, giải quyết những trường hợp dôi dư, chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, phát triển lao động theo chiều sâu. Cho thấy Công ty đã chú trọng trong việc bố trí và xây dựng một đội ngũ có trình độ chuyên môn cao, nhất là đội ngũ làm công tác quản lý điều hành các cấp, các phòng chức năng của Công ty, bộ máy điều hành các đơn vị trực thuộc. Cơn bảo số 10, 11 năm 2013 đã tàn phá diện tích trồng cao su của Công ty, giá bán tục quá thấp nên ảnh hưởng nghiêm trọng việc làm, thu nhập đến người lao động.

CHỈ TIÊU

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh

2013/2012 So sánh 2014/2013 SL (người) Tỷ trọng (%) SL (người) Tỷ trọng (%) SL (người) Tỷ trọng (%) ± (người) % ± (người) % Tổng số lao động 1.635 100 1.644 100 1.340 100 9 0,55 -304 -18,49

I. Phân theo giới tính

Nam 785 48,01 799 48,6 523 39,03 14 0,86 -276 -16,79

Nữ 850 51,99 845 51,4 817 60,97 -5 -0,31 -28 -1,70

II. Phân theo tính chất lao động

Lao động trực tiếp 1.447 87,77 1.459 90,05 1.210 90,96 12 0,83 -249 -17,07

Lao động gián tiếp 188 12,23 185 9,95 130 9,04 -3 -1,60 -55 -29,73

III. Phân theo trình độ đào tạo

Sau đại học 4 0,24 6 0,36 8 0,60 2 0,12 2 0,12 Đại học, cao đẳng 64 3,91 111 6,75 90 6,72 47 2,87 -21 -1,28 Trung cấp 87 5,32 68 4,14 41 3,06 -19 -1,16 -27 -1,64 Bậc thợ 5/7 trở lên 197 12,05 198 12,04 124 9,25 1 0,06 -74 -4,50 LĐPT, CN từ bậc 4 trở xuống 1.283 78,47 1.261 76,70 1.077 80,37 -22 -1,35 -184 -11,19 (Nguồn: Số liệu Phòng Tổ chức – Hành chính) 44

3.1.4.3. Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn

Một thực tế cho thấy hoạt động của ngành sản xuất đòi hỏi phải có một lực lượng lao động phổ thông đủ lớn để làm ra sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên, để có thể kinh doanh đạt hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh mới, buộc Công ty phải có cơ chế quản lý có hiệu quả, bố trí lao động hợp lý. Điều này đòi hỏi lực lượng lao động của Công ty phải có tác phong làm việc chuyên nghiệp, có trình độ, có tay nghề.

Qua số liệu nhân viên của Công ty qua 3 năm cho thấy: lao động phổ thông, công nhân từ bậc 4 trở xuống là những công nhân cạo mủ, những người phục vụ, tạp vụ, bảo vệ chiếm tỷ trọng cao nhất và sự thay đổi đáng kể so với tổng số lao động. Cụ thể, năm 2013 giảm 22 người so vơi năm 2012, và đến năm 2014 tổng số lao động phổ thông là 1.077 người, giảm 184 người so với năm 2013 sự thay đổi như vậy chứng tỏ công ty đã tính giảm biên chế loại bỏ những lao động không phù hợp, để giảm các chi phí. Số lượng cán bộ công nhân viên có trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, công nhân kỹ thuật có sự biến động rõ rệt qua các năm qua. Nguyên nhân là do công tác đào tạo của Công ty được chú trọng và thực hiện tốt chứ không phải là do số lượng tuyển dụng lao động đầu vào tăng.

Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu công tác, và đào tạo cán bộ nguồn, số lượng cán bộ được cử đi đào tạo đại học, trên đại học tăng lên, năm 2014 so năm 2013 số lượng cán bộ sau đại học đã tăng lên 2 người (chiếm 0,12%) điều đó cho thấy công tác hoạch định và sử dụng nguồn nhân lực ở Công ty đã được chú trọng phát triển về chiều sâu lẫn chiều rộng.

2.2.1.4. Cơ cấu lao động theo độ tuổi

Qua bảng 3.2 chúng ta thấy đội ngũ lao động trong Công ty có tuổi đời khá trẻ, khoảng tuổi từ 25-45 chiếm hơn 86,12% năm đây là độ tuổi mà sức lao động sung mãn nhất để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Do đặc điểm của Công ty là vừa sản vừa kinh doanh nên độ tuổi người lao động trong khoảng 25 - 45 chiếm đa số là phù hợp với yêu cầu của Công ty, tại thời điểm hiện tại và trong thời gian tới. Đội ngũ này tuy năng động, sáng tạo, nhạy bén trong công việc nhưng kinh nghiệm và độ chính của công việc của họ còn bị hạn chế, điều mà rất cần thiết cho sự phát triển sản xuất kinh doanh cho công ty.

Nhóm tuổi 45 - 60 còn chiếm tỷ lệ cao, cụ thể trong năm 2014 số lao động trong độ tuổi này là 186 người (chiếm 13,88%), đây là số lao động không thể thiếu của công ty, họ là người vừa có kinh nghiệm vừa có năng lực chuyên môn và đặc biệt đây là những người có kinh nghiệm và độ chính về quản lý. Do đó cần tranh thủ sự đóng góp và cống hiến và học hỏi kinh nghiệm từ họ, ngoài ra cũng cần phải có chiến lược về lâu dài để bổ sung vào đội ngũ cán bộ công nhân viên sau khi họ về nghỉ hưu.

Bảng 3.2. Cơ cấu lao động theo độ tuổi và thời gian công tác qua 3 năm (2012 – 2014) của Công ty

CHỈ TIÊU

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh

2013/2012 So sánh 2014/2013 SL Tỷ trọng (%) SL Tỷ trọng (%) SL Tỷ trọng (%) ± % ± %

(người) (người) (người) (người) (người)

Tổng số lao động 1.635 100 1.644 100 1.340 100 9 0,55 -304 -18,49

I.Phân theo độ tuổi

1. Dưới 25 139 8,50 161 9,79 99 7,39 22 1,35 -62 -3,77

2. Từ 25 đến 30 515 31,50 507 30,84 372 27,76 -8 -0,49 -135 -8,21

3. Từ 30 đến 45 779 47,65 782 47,57 683 50,97 3 0,18 -99 -6,02

4. Từ 45 đến 55 196 11,99 188 11,44 181 13,51 -8 -0,49 -7 -0,43

5. Trên 55 tuổi 6 0,37 6 0,36 5 0,37 0 0,00 -1 -0,06

II.Phân theo thời gian công tác

1. Dưới 5 năm 552 35,91 521 40,11 251 39,47 -31 -1,90 -270 -16,42

2. Từ 5 năm đến 10 năm 432 25,11 480 24,54 491 26,66 48 2,94 11 0,67 3. Từ 10 năm đến 20 năm 302 16,26 342 15,89 357 17,59 40 2,45 15 0,91

4. Trên 20 năm 349 22,7 301 19,44 241 16,37 -48 -2,94 -60 -3,65

2.2.1.5. Cơ cấu lao động theo thời gian công tác

Cơ cấu lao động theo thời gian công tác tại Công ty khá đa dạng, trãi rộng từ dưới 5 năm đến trên 20 năm. Vì vậy, qua bảng 3.2 ta thấy số lao động có thời gian công tác trên 20 năm chiếm tỷ trọng ít trong tổng số lao động, cụ thể năm 2012 là 21,35%, năm 2013 là 18,31% và năm 2011 là 17,99%.

Qua ba năm cho ta thấy lực lượng lao động trên 20 năm giảm dần đây là điều Công ty chú trọng về phát triển chiều sâu về lực lượng lao động này, những lao động làm việc lâu năm mà vẫn không phát huy được năng lực của mình, không đáp ứng được nghiệp vụ chuyên môn thì công ty cho về hưu theo chế độ.

Độ tuổi dưới 5 năm chiếm tỷ trọng khá cao năm 2012, 2013 là 32,72%, năm 2014 là giảm xuống còn 18,73% nguyên nhân do cơn bảo số 10/2013 đã tàn phá đến diện tích đất của Công ty, thu nhập giảm xuống nên công nhân dưới 5 năm công tác có xu hướng tìm công việc khác hoặc bỏ việc làm ảnh hưởng đến lực lượng kế cận của Công ty sau này.

Thực tế hiện nay để tuyển dụng được số lao động trẻ thì không khó nhưng để có được đội ngũ lao động trẻ có trình độ chuyên môn, tâm huyết với nghề, đặc biệt là công nhân khai thác thì không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Vì vậy, Công ty cần phải xây dựng chiến lược, kế hoạch lâu dài nhằm đào tạo bồi dưỡng, mặt khác cần có các chính sách đãi ngộ tốt để người lao động yên tâm công tác, gắn bó lâu dài. Đối với những doanh nghiệp hoạt động SXKD trong lĩnh vực nông nghiệp như trồng, khai thác và chế biến cao su, một ngành nghề đòi hỏi sự nhiệt tình, tâm huyết, sức khoẻ tốt, cường độ lao động cao, điều kiện làm việc ngoài trời… thì điều kiện cần là phải có một đội ngũ lao động trẻ hoá, có sức khoẻ tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác quản lý, sử dụng đất tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên việt trung, tỉnh quảng bình (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)