Đánh giá tổng quát về hiệu quả sản xuất kinh doanh cao su của công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác quản lý, sử dụng đất tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên việt trung, tỉnh quảng bình (Trang 95 - 98)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.8. Đánh giá tổng quát về hiệu quả sản xuất kinh doanh cao su của công ty

TNHH MTV Việt Trung

Để đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2012- 2014, nghiên cứu đã thực hiện phân tích theo các khía cạnh: trên cơ sở số liệu thứ cấp, qua kết quả đánh giá của công nhân, từ đó rút ra được nhũng kết quả đáng gi nhận, bên cạnh đó còn một số tồn tại, hạn chế cũng như nguyên nhân của nhũng hạn chế đó trong hiệu quả sản xuất cao su của Công ty TNHH MTV Việt Trung.

3.3.8.1 Những kết quả đạt được

Công ty hình thành và phát triển trên 55 năm trải qua nhiều khó khăn, thách thức song cho đến nay vẫn tồn tại và phát triển. Dược nhà nước công nhận và tặng thương nhiều phần thưởng như huân chương lao động hạng I, II, III, huân chương độc lập hạng II, anh hùng lược lượng vũ trang, anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới, điều đó nói lên doanh nghiệp có một truyền thống lịch sử đáng trân trọng.

- Giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động trên địa bàn

- Bảo toàn và phát triển nguồn vốn của nhà nước từ hàng triệu lên hàng trăm tỷ đồng

- Đóng góp một phần nghân sách đáng kể cho nhà nước và địa phương

- Hiệu quả sử dụng diện tích đất nhà nước giao hơn hẳn so với dân trên địa bàn - Đới sống CBCN ngày càng nâng cao

- Cơ sở vật chất đường nội vùng được xây dựng kiên cố thuận tiện cho CBCN và nhân dân trên địa bàn làm ăn sinh hoạt

- Hàng năm trích hơn 1 tỷ đồng làm công tác nhân đạo tử nguồn phúc lợi của Công ty.

Trong suốt hơn 55 năm hoạt động Công ty đã tạo được uy tín với khách hàng, có mối quan hệ tốt với khách hàng truyền thống. Đặc biệt các chế độ của người lao động luôn được Công ty quan tâm: Nộp BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể, hàng tháng có chính sách khen thưởng kịp thời, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho người lao động. Hoạt động kinh doanh của Công ty góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ môi trường, hàng năm đóng góp cho Nhà nước các khoản thuế:

Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT...một lượng lớn (là doanh nghiệp đứng thứ nhất, nhì về đóng góp ngân sách nhà nước trong tỉnh).

Tuy nhiên, kết quả điều tra từ công nhân trong quá trình nghiên cứu cho thấy sự hài lòng của người lao động không được như mong đợi

3.3.8.2. Những tồn tại trong hiệu quả kinh doanh cao su của Công ty

Mặc dù đạt được nhiều thành công trong việc sản xuất kinh doanh những theo đánh giá từ công nhân hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty chưa đạt được mức kỳ vọng.

- Công tác khoán sản phẩm cho người lao động trong nghành khai thác mũ mới chỉ thực hiện từng năm, điểm này làm cho người lao động ít quan tâm đến vườn cây của mình nhận khoán một cachs lâu dài đó là nguyên nhân làm giảm chất lượng vườn cây

- Việc quản lý quy trình khai thác mũ cao su có thực hiện nhưng chưa nghiêm túc, chưa chặt chẻ, tình trạng cạo chà, cạo phá còn xảy ra nhiều làm chất lượng vườn cây kém, điều đó làm giảm năng suất, sản lượng mũ.

-Việc áp dụng bôi chất kích thích cho cây người lao động thực hiện chưa nghiêm túc, tùy tiện dẫn đến vườn cây mất sức làm cho chu kỳ kinh tế của cây sụt giảm.

- Công tác kế hoạch khoán sản phẩm chưa thật hợp lý, chẳng hạn khoán sản phẩm cho người khai thác chỉ áp dụng hằng năm, chưa thực hiện chu kỳ hoặc nhiều năm làm cho người lao động ít quan tâm đến làm chủ vườn cây.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty tồn tại hạn chế sau. người lao động gián tiếp các phòng ban chưa khoán được do đó hiệu quả lao động thấp, còn mang tính bao cấp.

- Chế độ chính sách đối với người nhận khoán, đơn giá khoán so với kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm còn thất, tỷ lệ tiền lương chiếm trong giá thành sản phẩm thấp, do đó chưa kích lệ người lao động, từ đó sinh ra tiêu cực tìm cách bán mũ khai thác được ra ngoài.

- Ngành chế biến gỗ xuất khẩu mở ra là đúng đắn vừa giải quyết công ăn việc làm cho hơn 400 người, vừa tận dụng được lợi thế cây cao su thanh lý hằng năm. Tuy vậy ngành sản xuất còn hạn chế thị trường tiêu thụ còn bấp banh, không ổn định, giá bán thấp vì cơ sở sản xuất nhỏ, chưa có phường hội, mặc dù điều kiện mở rộng sản xuất nhưng hàng hóa tiêu thụ khó khăn.

- Đội ngũ cán bộ các đơn vị sản xuất trình độ chưa xứng tầm, phần lớn do năng lực hạn chế, cán bộ đa phần từ công nhân trưởng thành lên, chưa có điều kiện học hành đến nơi do đó năng lực hạn chế kể cả nhận thức và quản lý.

- Bộ máy quản lý còn cồng kềnh, chưa thực sự phát huy hết hiệu quả trong kinh doanh.

3.3.8.3. Nguyên nhân chính của những tồn tại

Từ kết quả phân tích ở các phần trước ta rút ra được những nguyên nhân chủ yếu làm giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty.

- Nguyên nhân khách quan

Điều kiện thời tiết khắc nghiệt, bảo, lụt, áp thấp nhiệt đới xẩy ra trên địa bàn tỉnh làm cho cây gãy đổ nhiều, mùa mưa thường kéo dài, mùa hè ở đây cũng thường xuyên xảy ra hạn hán cháy rừng ảnh hưởng đến qua trình phát triển của cây và doanh thu của Công ty.

Địa hình vùng canh tác cao su của Công ty tương đối phức tạp, trãi dài trên nhiều quả đồi gồ ghề, khó khăn trong việc khai hoang, trồng mới, chăm sóc và khai thác làm cho năng suất lao động không được cao.

Việc cao su tiểu điền ngày càng phát triển trên địa bàn làm cho đất canh tác của người dân thu hẹp, họ không có đất canh tác dẫn đến lấn chiếm đất đai, phá cao su của Công ty.

- Nguyên nhân chủ quan

Công ty chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh tạo cơ sở cho việc xác định kế hoạch chuẩn bị vốn, các nguồn lực. Do cao su là cây dài ngày nên để sản xuất kinh doanh có hiệu quả đòi hỏi các nhà quản lý Công ty có tầm nhìn chiến lược lâu dài.

Công ty chưa xây dựng được chính sách khoán sản phẩm phù hợp vừa nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, vừa nâng cao đời sống cho người lao động nhằm kích thích nâng cao năng suất lao động.

Hệ thống chính sách khen thưởng chưa phù hợp nên chưa phát huy hết hiệu quả của chính sách đòn bẩy trong kinh doanh.

Chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các hộ kinh doanh tiểu điền để tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất. Mối quan hệ giữa Công ty và các hộ kinh doanh tiểu điền tính hợp tác chưa cao.

Chưa chủ động tìm kiếm thị trường, đặ biệt là thị trường nước ngoài, quá phụ thuộc vào thị trường của trung quốc

Việc phân cấp phân quyền chưa rõ ràng, nên khi cần đưa ra các quyết định trong kinh doanh chưa kịp thời và hiệu quả. Nhà máy chế biến mủ chưa chủ động được việc mua mủ cao su tiểu điền, vì vậy trong điều kiện công suất chế biến đang dư thừa, hàng khan hiếm mà lượng mủ tiểu điền được Nhà máy mua chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu hộ tiểu điền bán cho thương lái.

Tóm lại Công ty còn những mặt hạn chế đó cũng là tất yếu do lịch sử, song với bề dày truyền thống của doanh nghiệp với hy vọng một số giải pháp về quản lý được đổi mới sẽ gốp phần nâng cao hiệu quả SXKD của doang nghiệp.

- Một số tồn tại

Cơ chế quản lý mặc dù có cải tiến liên tục song vẫn bộc lộ một số tồn tại: Đông nhưng chưa mạnh, năng lực trình độ của một số cán bộ chuyên môn chưa cao so với yêu cầu công việc.

Về quản lý đất đai tại Công ty còn nhiều bất cập tuy công ty đã cố gắng rất nhiều nhưng vẫn xảy ra các tình trạng: Tranh chấp đất thổ cư (tự động lấn chiếm đất nông nghiệp để làm nhà). Đất mượn theo chương trình 327 trước đây bây giờ để lại thực tế cho thấy là đan xen với vùng chuyên canh của Công ty nên xảy ra hiện tượng ăn cắp tài sản của Công ty (như mủ cao su), một số hộ không thực hiện đúng mục tiêu cho mượn và tự động trồng các loại cây trồng khác ngoài mục tiêu đề ra gây lãng phí và mất quỹ đất cho việc phát triển cao su…

Các tranh chấp về đất đai mặc dù Công ty đã cố gắng hết sức nhưng vượt thẩm quyền, đã báo cáo cấp trên nhưng chưa xử lý, hoặc xử lý thiếu đồng bộ, hoặc chậm… đó là nguyên nhân cơ bản làm cho tình trạng tranh chấp đất ngày một tăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác quản lý, sử dụng đất tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên việt trung, tỉnh quảng bình (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)