Các giải pháp trong việc nâng cao việc quản lý, sử dụng đất tại Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác quản lý, sử dụng đất tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên việt trung, tỉnh quảng bình (Trang 98 - 110)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4.1. Các giải pháp trong việc nâng cao việc quản lý, sử dụng đất tại Công ty

3.4.1.1. Giải pháp về tổ chức, quản lý đất đai

Chú trọng nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong quản trị, quản lý. Gắn kết quả thực hiện của đơn vị hàng kỳ với các chức danh cụ thể. Rà soát năng lực, phẩm chất cán bộ để bố trí hợp lý phát huy vài trò của người đúng đầu trong các đơn vị trực thuộc.

Tăng cường công tác quản lý cấp Công ty và cấp đơn vị trực thuộc. Lãnh đạo đơn vị phải bám địa bàn, kịp thời phát hiện, xử lý, ngăn chặn các vi phạm trong quản lý đất đi. Tuân thủ sự chỉ đạo của các phòng ban nghiệp vụ chuyên môn.

Thực hiện tốt nhất nhiệm vu quản lý đất đai theo kết luận của thanh tra. Tăng cường công tác quản lý tài sản đất đai, vườn cây.

Lập phương án rà soát xây dựng quy hoạch sử dụng đất từ năm 2015 trên tinh thần phải khai thác, sử dụng đúng mục đích và hiệu quả theo đề án tái cấu trúc doanh nghiệp. Những diện tích đất kém hiệu quả, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh thì giao trả cho Nhà nước.

Tiếp tục định vị, cắm mốc ranh giới sử dụng đất; tổ chức cắm mốc dứt điểm những điểm nóng về tranh chấp, lấn chiếm đất và có nguy cơ lấn chiếm.

Thực hiện các bước lộ trình để tái cơ cấu doanh nghiệp tiến đến cổ phần hóa toàn bộ công ty. Tập trung ưu tiên những ngành nghề được Nhà nước phê duyệt. Quản lý tốt kỹ thuật và kinh nghiệm trong các nghề sản xuất.

Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc quản lý, sử dụng đất tại Công ty. Kịp thời phát hiện, xử lý và khắc phục những thiếu sót, tồn tại.

Chủ động, đổi mới quan hệ với chính quyền địa phương, tăng cường công tá truyên truyền giáo dực kết hợp quản lý tạo hành lang an toàn trong việc quản lý đất đai và xử lý các vi phạm trong quản lý đất đai.

Phổ biến các quy định của Nhà nước và các văn bản có liên quan trong việc quản lý, sử dụng đất. Ban hành các nội quy, quy chế trong quản lý đất đai tại Công ty theo đúng quy đinh của Nhà nước và tình hình thực tế tại doanh nghiệp.

3.4.1.2. Giải pháp trong việc giao khoán đất đai, vườn cây và tài sản gắn liền với đất.

Thực hiện việc giao khoán phải đảm bảo tình công bằng, hợp lý trong việc giao khoán đến tận cá nhân người lao động, đặc thù lao động và tiền lương phù hợp với các chỉ tiêu doanh thu và chi phí của Công ty và đảm bảo thực hiện đúng chế độ tiền lương Nhà nước quy định, không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Tổ chức họp, lấy ý kiến của người lao động trong việc khoán sản phẩm một cách công khai, dân chủ thể hiện ý chí, nguyện vọng chính đáng của người lao động từ đó có phương án khoán cho hợp lý. Điều chỉnh kế hoạch khoán cho người lao động một cách kịp thời, sát thực tế.

Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức khoán tiền lương sản phẩm theo từng năm, vườn cây vẫn thuộc quyền quản lý của Công ty, việc cung cấp vật tư, kỹ thuật do Công ty đảm trách. Hình thức này có lợi thế là Công ty chủ động được nguồn nguyên liệu, chủ động trong tất cả các khâu giống, vật tư kỹ thuật, thời gian khai thác, sản lượng mủ thu hoạch. Song không phát huy được tính chủ động sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của người lao động, họ làm việc đối phó đặc biệt đối với cao su khai thác dễ xẩy ra tình trạng cạo chà, cạo phá... gây ảnh hưởng đến năng suất sau này. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh một cách bền vững lâu dài thì nên áp dụng hình thức khoán sản phẩm như sau:

Đối với cao su kiến thiết cơ bản thì khoán lâu dài cho đến hết thời kỳ kiến cơ bản, nghiệm thu đường vòng nếu đạt và vượt có chính sách khen thưởng hợp lý, tiếp tục hợp đồng khoán khai thác cho công nhân diện tích mà họ đã chăm sóc kiến thiết cơ bản, nếu họ nghỉ hưu hoặc chuyển công tác ưu tiên cho con em họ nhận khoán. Làm như vậy sẽ tạo cho người nhận khoán có cảm giác vườn cây chính là tài sản của gia đình mình.

Điều chỉnh mức giá khoán theo từng định mức công việc phù hợp với tình hình thực tế và tình hình mức khoán của ngành cao su cụ thể:

- Đơn giá khoán đối với công việc xẩy cỏ phát hoang dại, đào hố bón phân và bón phân còn thấp Công ty phải nâng đơn giá khoán lên.

+ Đối với diện tích nhận khoán > 4ha, chi phí/ha thường cao hơn diện tích <= 4ha, do đó đơn giá khoán/ha đối với diện tích > 4ha phải cao hơn đơn giá khoán/ha đối với diện tích <= 4ha.

+ Đối với lô nhận khoán có khoảng cách từ đơn vị đến vị trí lô <= 3km, thì chi phí/khoảng cách nhỏ hơn chi phí/khoảng cách từ vị trí lô đến đơn vị >3km.

Từ việc có sự khác biệt như vậy Công ty phải có sự điều chỉnh đơn giá khoán phù hợp với, tăng đơn giá khoán đối với những công việc trên và đối với những lô nhận khoán có diện tích >4ha và khoảng cách từ đơn vị đến vị trí lô >3km thì đơn giá khoán/ha cao hơn.

Từng bước điều chỉnh, sữa đổi định mức lao động trong vườn cây KTCB tăng cường sử dụng cơ giới và hóa chất, giảm bớt lao động sống nhằm tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho công nhân.

Nên hợp đồng giao khoán lâu dài cho công nhân nhận khoán để họ có trách nhiệm với vườn cây, giám sát chặt chẽ các khâu kỹ thuật, chấm điểm kỹ thuật hàng tháng để đưa vào tiêu chuẩn xét thưởng.

Đơn giá khoán theo sản lượng/kg mũ khô, hiện hay của Công ty là chưa đúng với tình hình thực tế, Công ty phải nâng đơn giá khoán/kg mũ khô tăng lên.

+ Đối với đơn giá khoán/kg mũ khô theo tuổi cây phải có từng đơn giá khoán phù hợp.

Đối với cao su thu bói (7 - 11 năm) lượng cây và mật độ cây khai thác nhiều nhưng lượng mủ lại thấp hàm lượng thấp, công khai thác nhiều do đó đơn giá khoán phải cao hơn cao su mới (12 - 17 năm) và cao su trung niên (18 - 28 năm). Còn cao su già cây khai thác to, khó khai thác tốn nhiều thời gian cho việc khai thác, lượng mủ khai thác được lại ít. Do vậy đơn giá khoán/kg mủ khô cao su già phải cao và tương xứng với công sức bỏ ra.

+ Đối với lô nhận khoán có khoảng cách >3km phải có chính đơn giá khoán/kg mủ khô, cao hơn lô nhận khoán có khoảng cách từ đơn vị đến lô nhận khoán.

Xây dựng định mức lao động trong khu vực vườn cây kinh doanh theo các nhóm tuổi làm cơ sở xây dựng đơn giá tiền lương hàng năm .

3.3.1.3. Giải pháp trong việc giải quyết vi phạm đất đai, lấn chiếm, tranh chấp đất của Công ty.

Đối với Đất Công ty sử dụng không đúng quy hoạch, không đúng mục đích và kém hiệu quả, Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định xử lý, thu hồi, rồi giao hoặc cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê theo quy định của Nhà nước; khi giao đất, cho thuê đất có ưu tiên xem xét người đang sử dụng đất đó.

Đối với diện tích đất Công ty cho thuê, mượn, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xử lý theo pháp luật. Trong trường hợp phải thu hồi đất thì ưu tiên giao hoặc cho người đang sử dụng thuê đất nếu phù hợp với quy hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang thuê hoặc mượn đất nếu đang sản xuất nông nghiệp thì được tiếp tục sử dụng đất đó và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng phải chuyển sang thuê đất của Nhà nước

Đối với trường hợp lấn, chiếm, tranh chấp đất đai của Công ty đã được cấp giấy chứng nhận QSD đất thì khởi kiện ra Tòa án nhân nhân.

Đối với trường hợp lấn, chiếm, tranh chấp đất đai của Công ty đã chưa được cấp giấy chứng nhận QSD đất thì UBND tỉnh giải quyết. Khi giải quyết tranh chấp, lấn chiếm đất đai có xem xét đến yếu tố lịch sử, nguồn gốc đất và quá trình sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan.

3.3.1.4. Giải pháp nguồn vốn trong quản lý đất đai

Nhà nước cần hổ trợ doanh nghiệp trong việc quản lý đất đai đó là nguồn vốn để lập phương án sử dụng đất, chỉnh lý hồ sơ địa chính, đo đạc, lập bản đồ địa chính; xác định giá thuê đất; giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với công ty nông, lâm nghiệp. Nội dung phương án sử dụng đất phải thể hiện vị trí, ranh giới sử dụng đất; diện tích đất đề nghị giữ lại sử dụng theo từng loại đất, hình thức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, diện tích đất bàn giao cho địa phương theo đúng diện tích đã tái cơ cấu. Nguồn vốn hổ trợ trong việc thu hồi; Nguồn vốn để xác định vị trí cắm mốc, tổ chức cắm mốc sử dụng đất, mốc quy hoạch ngoài thực địa.

3.3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty

3.3.2.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất

- Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động

Tạo môi trường làm việc hiệu quả: Cung cấp trang thiết bị và phương tiện làm việc phù hợp, thực hiện tốt nội quy, quy chế và kỷ luật lao động trong Công ty, tăng

cường động viên, khuyến khích vật chất (chế độ lương, thưởng) và tinh thần (tổ chức các phong trào thi đua khen thưởng; phong trào thi đua học tập; hội thi tay nghề....).

Thực hiện việc bố trí và sử dụng lao động đúng người đúng việc, tránh tình trạng sử dụng người không phù hợp với yêu cầu công việc được giao, sử dụng tối đa lực lượng lao động hiện có, tạo điều kiện để người lao động phát huy hết khả năng, năng lực, trí tuệ. Những CBCNV không đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ có thể cho thôi việc hoặc bố trí công việc khác cho phù hợp.

Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo và lao động tự giác của CBCNV trong Công ty.

Công tác tuyển dụng lao động cần xuất phát từ nhu cầu công việc thực tế và mang tính khách quan, cần thực hiện tốt quá trình tuyển dụng và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

Kiện toàn lại cơ cấu nhân lực, bộ máy quản lý từ văn phòng đến các đơn vị trực thuộc theo hướng tinh gọn, đủ năng lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Các đơn vị trực thuộc khả năng sản xuất kinh doanh yếu, thua lỗ thì giải thể hoặc sắp xếp, sáp nhập nhằm làm cho các đơn vị mới mạnh hơn, có sức cạnh tranh cao hơn.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho người lao động: Xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cán bộ. Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cần được Công ty quan tâm hàng đầu vì nó tạo nền tảng cho việc nghiên cứu, ứng dụng và đưa khoa học-công nghệ mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao hơn.

Đối với cán bộ quản lý các cấp, kể cả về kinh tế và kỹ thuật: Công ty cần thường xuyên tổ chức bồi dưỡng và sát hạch nghiệp vụ. Cần xây dựng chức danh quản lý và nghiệp vụ rõ ràng nhằm giải quyết tốt vấn đề luân chuyển cán bộ. Ngoài ra, Công ty cần thường xuyên tổ chức các cuộc tham quan, học hỏi kinh nghiệm từ các doanh nghiệp điển hình trong ngành, các mô hình quản lý tốt để rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn có liên quan đến công tác quản lý và điều hành kinh doanh của Công ty.

Đối với công nhân lao động trực tiếp: Cần quan tâm để họ không ngừng nâng cao tay nghề, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sản xuất, của thị trường. Công ty cần thường xuyên tổ chức các cuộc thi tay nghề, thi thợ giỏi để công nhân có khả năng tập dượt, nâng cao; cần nhân rộng các điển hình về "thợ giỏi", "bàn tay vàng",...; cần cải thiện điều kiện lao động và phương tiện làm việc cho người lao động. Áp dụng công tác khoán duy tu trực tiếp đến người lao động theo hướng gắn trách nhiệm của người quản lý trên tất cả các tuyến đường.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng vật tư

Để nâng cao hiệu quả sử dụng vật tư Công ty cần làm tốt các công việc sau: Quản lý và sử dụng tiết kiệm vật tư: Vật tư thường chiếm tỷ lệ rất cao trong cơ cấu giá thành sản phẩm. Việc kiểm soát tình hình sử dụng vật tư là hết sức quan trọng trong việc quản lý chi phí sản xuất và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể:

Xây dựng và hoàn thiện định mức kinh tế - kỹ thuật nội bộ, ban hành định mức vật tư cho từng loại hình cao su tiến tới khoán hạng mức vật tư nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm trong quản lý và sử dụng vật tư.

Thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát trong suốt quá trình sử dụng vật tư cả về chất lượng, số lượng lẫn giá cả khi cung cấp nhằm ngăn ngừa lãng phí, thực hành tốt tiết kiệm.

Tổ chức hạch toán tiêu hao vật tư ở từng đơn vị, từng lô nhận khoán, từng sản phẩm để có thể tránh được tình trạng vật tư tiêu hao mà không biết ai sử dụng và sử dụng vào việc gì.

Có kế hoạch dự trữ vật tư phù hợp với “mùa” và kế hoạch sản xuất.

Đối với vật tư thường có biến động giá cả lớn như chất kích thích cho ra mủ, bát.... Công ty phải có kế hoạch tài chính để đặt mua hàng đối với các loại vật tư này nhằm hạn chế tối đa đến ảnh hưởng về biến động giá.

3.3.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

* Đối với nguồn vốn dự trữ nội bộ: Cần thực hiện nguyên tắc tiết kiệm, quản lý chặt chẽ chi tiêu, đặc biệt là những khoản chi không gắn trực tiếp với sản xuất kinh doanh (các khoản chi gián tiếp). Khi sử dụng vốn cần phải luôn gắn liền với chỉ tiêu tiết kiệm và hiệu quả, đồng thời phải sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng nhằm khắc phục tình trạng vốn bị chiếm dụng, ứ đọng, lãng phí, vòng quay vốn chậm. Trong thời gian trước mắt, Công ty cần thực hiện tốt việc thực hành tiết kiệm các khoản chi phí sau:

Giảm chi phí quản lý Công ty theo các hướng cơ bản sau:

Xây dựng và thực hiện tốt Quy chế về thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Cụ thể, cần có các nội dung cơ bản như: thực hiện tốt cơ chế khoán chi phí đối với các khoản chi như chi phí điện thoại di động, điện thoại cố định, chi phí văn phòng phẩm, chi phí nhiên liệu điều hành, thực hiện quy chế sử dụng xe con, chi phí tiếp khách, chế độ công tác phí; sử dụng tiết kiệm điện, nước...

Tinh giảm biên chế bộ máy gián tiếp, đây là bộ phận mang tính chất gián tiếp sản xuất. Thực trạng lao động gián tiếp của công ty chiếm tỷ lệ cao. Vấn đề đặt ra là tổ

chức bộ máy gián tiếp sao cho gọn nhẹ và làm việc có hiệu quả. Muốn vậy phải thực hiện cơ cấu lại lao động.

Nâng cao vòng quay hàng tồn kho và hạn chế rủi ro:Có kế hoạch tài chính cụ thể để thực hiện tốt việc dự trữ nguyên vật liệu đầu vào một cách phù hợp, đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong từng thời kỳ, đồng thời hạn chế các sự rủi ro có thể xảy ra do biến động về giá. Điều này đòi hỏi bộ phận xây dựng kế hoạch và tài chính của Công ty phải am hiểu tốt nghiệp vụ chuyên môn, có khả năng phân tích và dự đoán diễn biến các yếu tố có thể tác động đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác quản lý, sử dụng đất tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên việt trung, tỉnh quảng bình (Trang 98 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)