Cơ chế khoán của công ty đối với người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác quản lý, sử dụng đất tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên việt trung, tỉnh quảng bình (Trang 75)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.4. Cơ chế khoán của công ty đối với người lao động

Xuất phát từ đặc điểm của kinh doanh cao su và đặc thù sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty đã tự xây dựng cơ chế khoán sản phẩm đến người lao động, khoán tiền lương trên số công đạt được hay khối lượng mủ thu được trong tháng cho từng lô cụ thể. Với cơ chế khoán này nó phát huy được tính chủ động của công nhân, họ sẽ cố gắng đạt được khối lượng công việc cao nhất. Song việc khoán sản phẩm này nếu không có cơ sở khoa học, không công bằng giữa các lô có đặc điểm địa hình, độ tuổi, khoảng cách xa đơn vị… sẽ làm giảm động lực của công nhân, bên cạnh đó việc khoán này sẽ dẫn đến tình trạng cạo chà, cạo phá để có sản lượng cao từ đó ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng, cũng như số lượng mủ sau này. Vì vậy phải có kiểm tra giám sát kỹ thuật chặt chẽ cho từng lô để đảm bảo chất lượng vườn cây được tốt.

3.3.4.1 Tình hình xác định quy mô diện tích khoán bình quân Công ty.

Quy mô diện tích khoán rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sản phẩm. Đối với Công ty, việc xác định quy mô diện tích khoán chủ yếu dựa vào độ tuổi cây để phân ra các loại vườn cây, năm suất của từng lô ngoài ra còn tùy thuộc tình hình cụ thể từng lô: địa chất, địa hình ( độ dốc, khoảng cánh), và khả năng đảm nhận của công nhân để tiến hành giao khoán.

Qua số liệu ở bảng 2.14 cho thấy nhìn chung diện tích khoán của công nhân tương đối cao, trong đó diện tích khoán cho cao su KTCB cao hơn diện tích khoán cho cao su kinh doanh, mặc dù mức độ chênh lệch không đáng kể vì đặc thù của cao su KTCB chủ yếu là chăm sóc nên lượng công việc không nhiều do đó diện tích giao khoán lớn. Chính do điều kiện tự nhiên: Địa hình, thời tiết khí hậu, đặc điểm vườn cây ở Công ty và do Công ty áp dụng hình thức cạo S2 D2 nên số diện tích khoán có phần cao hơn các đơn vị cùng ngành trong nước.

Bảng 3.14. Tình hình khoán diện tích cao su theo từng loại của Công ty giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị tính: ha/công nhân

TT Loại vườn cây Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

I Cao su KTCB 3-4,5 3-4,3 3-4,5

II Cao su kinh doanh

1 Cao su thu bói 1,7-2,9 1,7-2,8 1,7-2,8

2 Cao su mới 1,9-2,11 1,9-2,10 1,9-2,10

3 Cao su trung niên 1,5-1,98 1,5-1,90 1,5-1,80

4 Cao su già 1,7-2,50 1,7-2,30 1,7-2,20

(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty)

Do những năm gần đây công ty đưa vào loại giống cao su mới nên mật độ cây dày hơn, cao su thu bói là loại cao su bắt đầu đưa vào kinh doanh, thường mật độ cây cạo thấp, các cây phát triển không đều nên mở dần miệng cạo trong các năm đầu, sản lượng mủ ở các vườn này đang thấp nên diện tích khoán đối với loại cao su này cao hơn các loại khác, đối với cao su già cũng vậy do lúc này năng suất mủ đã giảm, qua nhiều năm do thiên tai như: bão lụt, cháy, cây bị chết ... Nên diện tích khoán cao hơn các loại cao su mới và cao su trung niên khi mà cây cho năng suất mủ cao, mật độ cây cạo lớn ổn định.

3.3.4.2. Xác định đơn giá khoán của Công ty

Chính sách đơn giá khoán của Công ty được xác định dựa vào tình hình thực tế và khác nhau theo từng thời điểm. Nó được thay đổi thường xuyên theo tình hình tiêu thụ hàng hoá và giá bán của sản phẩm trên thị trường, mặt khác phụ thuộc vào chính sách tiền lương của chính phủ, của Công ty để phù hợp với mặt bằng chung và đảm bảo được đời sống của người lao động, đảm bảo được tái tạo sức sản xuất cho người lao động.

Chính sách đơn giá khoán của Công ty đang áp dụng cho hai đối tượng : - Công nhân nhận khoán cao su KTCB

- Công nhân nhận khoán cao su kinh doanh

Phương pháp xác định đơn giá khoán:

+ Đối với cao su KTCB:

Hàng năm Công ty căn cứ vào tình hình địa chất, địa hình (độ dốc, khoảng cách), độ tuổi cây của từng lô được xác định do kĩ thuật của Công ty, đội trưởng và kỹ thuật đội giám sát xác nhận, căn cứ vào tình hình chế độ chính sách tiền lương hiện hành mà Công ty xác định đơn giá khoán cho từng lô, các khoản chi phí vật tư, kỹ thuật, phân bón... Do Công ty cung cấp. Hàng tháng công nhân được ứng lương 80% số công việc đã thực hiện cuối thời kỳ KTCB nghiệm thu đường vòng nếu đạt tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ được thanh toán. Số còn lại, nếu không đạt thì phạt, nếu đạt vượt thì thưởng.

Trong năm công nhân còn được nhận thêm các khoản mà người lao động thực hiện như: Xẩy cỏ, đào phát hoang dại, bón phân... Tùy thuộc vào đơn giá khoán của Công ty.

+ Đối với cao su kinh doanh: Hàng năm Công ty căn cứ vào độ tuổi cây, sản lượng thực tế của từng phần cây, và các điều kiện về địa hình, địa chất khoảng cách thực tế từ đơn vị đến lô nhận khoán, căn cứ vào tình hình chế độ chính sách tiền lương hiện hành, tùy thuộc vào tình hình tiêu thụ hàng hóa, giá cả thị trường, để Công ty xây dựng sản lượng khoán, từ đó xây dựng đơn giá khoán cho từng lô.

- Trách nhiệm của Công ty: Cung cấp đầy đủ vật tư theo đúng định mức kinh tế kỹ thuật của Công ty đã tính toán. Hằng ngày cử cán bộ và xe vận chuyển đến từng đơn vị nghiệm thu đo hàm lượng, số lượng mủ cho từng công nhân, cuối tháng tập hợp và tính trả lương ứng 90% cho công nhân theo sản lượng mủ quy khô và đơn giá khoán đã giao, cuối năm tính trả phần còn lại.

- Trách nhiệm của công nhân: Hàng ngày công nhân giao nộp mủ cho Công ty, mủ được quy khô thông qua việc đo hàm lượng cụ thể, cạo đúng quy trình kỹ thuật của Công ty hướng dẫn, có trách nhiệm bảo vệ vườn cây, bảo vệ vật tư sản phẩm, hàng năm được cấp bổ sung vật tư: Bát, máng theo tỷ lệ bổ sung quy định ≤15% lượng vật tư trong lô, nếu vượt quá sẽ bị trừ vào tiền lương khoán trong năm.

Tình hình đơn giá khoán của Công ty qua 3 năm được thể hiện ở bảng 3.15. Đó là đơn giá cơ sở theo độ tuổi cây từ đó tuỳ tình hình cụ thể của từng lô mà có đơn giá khoán thực tế. Ta thấy đơn giá khoán giữa các loại cao su có sự khác biệt đó là do trong chu kỳ kinh doanh mủ cao su, cây ở các thời kỳ khác nhau cho sản lượng và chất lượng mủ khác nhau. Vì vậy để đảm bảo công bằng thu nhập đối với công nhân nhận khoán Công ty có các mức đơn giá khoán phân biệt. Mặt khác qua các năm đơn giá khoán có điều chỉnh tăng đó là do Công ty căn cứ vào mức tiêu thụ hàng hoá giá bán, khả năng chịu chi phí mà có điều chỉnh tăng đơn giá khoán nhằm nâng cao thu nhập cho người lao động đảm bảo mặt bằng đời sống chung ở địa phương.

Bảng 3.15. Đơn giá khoán theo từng loại cao su của Công ty giai đoạn 2012 - 2014

STT Loại hình cao su ĐVT Năm

2012 Năm 2013 Năm 2014 I Cao su KTCB đồng/công 120.000 136.000 145.700 II Cao su khai thác

a Cao su thu bói đồng/ kg mủ quy khô 11.300 12.800 13.800

b Cao su mới đồng/ kg mủ quy khô 7.150 8.700 9.200

c Cao su Trung niên đồng/ kg mủ quy khô 7.070 7.390 8.800

d Cao su già đồng/ kg mủ quy khô 8.100 8.400 9.600

(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty)

Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hơn hiệu quả của chính sách khoán sản phẩm, cần đi sâu nghiên cứu ý kiến đánh giá phản hồi của công nhân nhận khoán về đơn giá khoán sản phẩm.

Diện tích và đơn giá khoán là hai yếu tố quan trọng đối với sản xuất kinh doanh cao su, nó quyết định đến hiệu quả, năng suất, tiền lương, tiền thưởng và các chế độ khác của người lao động. Do đó phải có chính sách khoán phù hợp để người lao đông yên tâm làm việc.

3.3.5 Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

3.3.5.1. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty

Trong những năm qua Công ty không ngừng tìm mọi biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, từ các biện pháp tăng doanh thu đến việc tìm cách giảm chi phí để nâng cao lợi nhuận.

Để có cái nhìn bao quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty, ta tiến hành xem xét về kết quả, hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty thể hiện:

- Chỉ tiêu lợi nhuận:

Qua bảng số liệu 3.16 ta thấy chỉ tiêu lợi nhuận có sự biến động qua các năm cụ thể năm 2012 lợi nhuận sau thuế là 18.295 triệu đồng, năm 2013 là 3.543 triệu đồng giảm 1.4752 triệu đồng tương ứng với mức giảm (80,63%), năm 2014 lợi nhuận sau thuế bị âm 1.741 triệu đồng; nguyên nhân do nền giá bán mủ cao su trên thế giới xuống quá thấp, cộng thêm sản lượng cao su của Công ty bị giảm xuống do cơn bảo số 10 năm 2013. Mặt khác nhằm khắc phục nhanh hậu quả của cơn bảo Công ty đã tiến hành tái điền lại gần 865 ha cao su bị tàn phá nên làm chi phí năm 2014 tăng cao.

Điều đó cho thấy Công ty ngày càng kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Năm 2014 là năm đặc biệt khó khăn đối với Công ty trong nhiều thập niên kỷ qua. Hậu quả cơ bảo số 10 và 11 năm 2013 làm ảnh hưởng nặng nề đến vườn cây của Công ty, ảnh hưởng đến thu nhập, việc làm và đời sống của người lao động; tính ổn định và phát triển của Công ty đứng trước thách thức lớn, sản phẩm hàng hóa sản xuất thấp, giá bán sản phẩm tụt dốc nghiêm trọng; thị trường hàng hóa chủ yếu bị chi phối bởi các quy luật khách quan; vốn cho sản xuất và phát triển thiếu nghiêm trọng. Các yếu tố đầu vào sản xuất bất ổn định..

- Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu:

Mặc dù có sự biến động lớn về doanh thu và lợi nhuận sau thuế, tỷ suất lợi nhuận qua các năm có nhiều giảm sút năm 2012 là 12,8%, năm 2010 giảm xuống là 2,8%, năm 2014 giảm xuống âm 2,7%. Qua đó cho thấy tình hình Công ty đang gặp nhiều khó khăn.

- Tỷ suất lợi nhuận/chi phí; Tỷ xuất lợi nhuận/vốn kinh doanh; Hiệu xuất sử dụng vốn kinh doanh; Hệ số sinh lời vốn kinh doanh: ngày càng giảm xuống nghiêm trọng; Trong khi đó, xuất hao phí vốn kinh doanh ngày càng tăng lên từ 1,2 lên 2,2 lần.

Điều này ảnh hướng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty đặc biệt là ngành cao su.

Bảng 3.16. Hiệu quả kinh doanh cao su của Công ty giai đoạn 2012 - 2014

STT Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014

So sánh

2013/2012 2014/2013

+/- % +/- %

1 Vốn kinh doanh bình quân Tr. đồng 172.711 165.695 144.046 -7.016 -4,06 -21.649 -13,07

2 Doanh thu thuần Tr. đồng 143.117 126.056 64.453 -17.061 -11,92 -61.603 -48,87

3 Chi phí Tr. đồng 118.724 121.332 66.194 2.608 2,20 -55.138 -45,44

4 Lợi nhuận sau thuế Tr. đồng 18.295 3.543 -1.741 -14.752 -80,63 -5.284 -149,14

5 Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu % 12,8 2,8 -2,7 -10,0 - -5,51 -

6 Tỷ suất lợi nhuận/ Chi phí % 15,4 2,9 -2,6 -12,5 - -5,55 -

7 Tỷ suất lợi nhuận/VKD % 10,6 2,1 -1,2 -8,5 - -3,35 -

8 Hiệu suất sử dụng vốn kinh

doanh (DTT/VKD) Lần 0,83 0,76 0,45 -0,07 - -0,31 -

9 Hệ số sinh lợi vốn kinh

doanh(LNST/VKD) Lần 0,11 0,02 -0,01 -0,08 - -0,03 -

10 Suất hao phí vốn kinh doanh

(VKD/DT) Lần 1,2 1,3 2,2 0,11 - 0,92 -

( Nguồn phòng Tài chính - Kế toán Công ty)

3.3.6. Phân tích tính hiệu quả kinh tế của cây cao su

2.3.6.1. Chi phí đầu tư cho 1 ha cao su thời kì kiến thiết cơ bản

Doanh thu, chi phí là hai yếu tố được quan tâm rất lớn trong mỗi quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với hoạt động kinh doanh cây cao su, chi phí được chia làm hai thời kỳ: thời kỳ cao su kiến thiết cơ bản (KTCB) và thời kỳ cao su kinh doanh. Thời kỳ KTCB thường kéo dài 7 – 8 năm, chủ yếu là chi phí cho khai hoang, trồng mới (chủ yếu là chi phí về giống, phân bón, lao động…). Do giai đoạn KTCB này thu nhập từ vườn cao su chưa có, vì vậy phần chi phí này sẽ được bù đắp trong giai đoạn kinh doanh của cây cao su. Chi phí các năm KTCB được phản ánh qua bảng cụ thể như sau: Đối với vườn cao su ở năm thứ nhất, đây là năm Công ty tiến hành trồng mới cây cao su, do đó các khoản mục chi phí tương đối cao (chi phí về giống ban đầu; chi phí thuê công khai hoang, làm đất, gieo trồng, chăm sóc…). Theo số liệu thu được, tổng chi phí của năm trồng mới 1 ha cao su là 32.585 nghìn đồng, trong đó chi phí lao động chiếm 33,21%, còn lại là chi phí khai hoang làm đất, giống và trồng mới, chi phí nhân công chăm sóc.

Ở năm 2 thì chi phí đã giảm đi rất nhiều so với năm thứ nhất, vì chi phí về giống giảm xuống. Theo số liệu điều tra, đến năm thứ 2 bình quân 1 ha cao su trồng lại khoảng 60 – 100 cây do bị chết hoặc không đạt tiêu chuẩn. Chi phí lao động tăng từ năm thứ 2 trở đi công lao động chủ yếu là bón phân, làm cỏ, chặt tán cây nên khối lượng công việc có nhiều nhiều hơn. Tuy nhiên, chi phí phân vô cơ trong năm này cao hơn năm thứ nhất (tăng 15,51% so với năm 1), điều này là do trong năm đầu tiên cây mới được đem ra trồng nên bộ rể còn yếu, nên khả năng hấp thụ các chất vô cơ còn kém vì thế đến năm thứ 2 mới tiến hành bón thêm phân vô cơ để cây hấp thụ dần.

Bắt đầu từ năm 3 trở đi, mức đầu tư tương đối ổn định chỉ tập trung vào chi phí chăm sóc và phân bón. Tuy nhiên do định mức phân bón đối với từng năm có khác nhau, do đó tổng chi phí qua các năm có chênh lệch nhưng không đáng kể. Cây cao su là cây dài ngày nên nguồn vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh là khá lớn, đòi hỏi Công ty phải có kế hoạch hợp lý để phân bổ chi phí một cách phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của cây cao su. Với 7 năm kiến thiết cơ bản chi phí bỏ ra hàng năm để đầu tư là rất lớn, nhưng vì cây cao su chưa đến thời kỳ kinh doanh nên chưa đem lại giá trị sản phẩm, do đó chưa tạo ra thu nhập. Tổng chi phí đầu tư trong 7 năm thời kỳ kiến thiết cơ bản của 1 ha cao su là 160.697 nghìn đồng. Theo dự tính của Công ty vườn cao su sẽ được khai thác trong vòng 28 năm. Do đó, mức khấu hao cho một năm thời kỳ kinh doanh theo phương pháp đường thẳng là 5,739 triệu đồng.

Bảng 3.17. Chi phí cho một ha cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản

ĐVT: Nghìn đồng

Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Tổng

I. Chi phí trung gian 5.380 1.602 1.764 2.170 2.233 2.339 2.300 17.788

1. Giống 4.733 465 51 0 0 0 0 5.249 2. Phân bón 1.650 1.906 2.558 3.075 3.990 4.197 4.397 12.773 3. Thuốc BVTV 0 231 155 95 140 142 103 866 4. Chi lao động 10.822 10.986 10.499 10.614 15.789 20.956 25.355 94.522 5. Chi phí khác 10.000 0 0 0 0 0 0 10.000 6. Tổng chi phí 32.585 15.190 15.027 15.954 22.152 27.634 32.155 160.697

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phòng kinh doanh năm 2014)

3.3.6.2. Chi phí 1 ha cao su thời kì kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác quản lý, sử dụng đất tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên việt trung, tỉnh quảng bình (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)