Đánh giá kết quả tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất giai đoạn 2017-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác tặng cho và thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2017 2019 (Trang 53 - 60)

Trong giai đoạn từ năm 2017 - 2019, các biến động đất đai nói chung trên địa bàn huyện Đồng Hỷ có xu thế giảm về số lượng hồ sơ. Kết quả thủ tục tặng cho, thừa kế QSD đất cũng không nằm ngoài tình hình chung đó, cụ thể được thể hiện qua bảng 3.4 Bảng 3.4. So sánh số lượng hồ sơ tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất của 15 đơn vị xã, thị trấn từ 2017 đến 2019 TT Đơn vị Số hồ sơ qua các năm Tổng 2017 2018 2019 1 Thị trấn Sông Cầu 123 111 96 330 2 Thị trấn Trại Cau 98 86 71 255 3 Xã Văn Lăng 37 35 33 105 4 Xã Tân Long 26 18 25 69 5 Xã Quang Sơn 90 52 39 181 6 Xã Hòa Bình 87 67 58 212 7 Xã Minh Lập 213 150 115 478 8 Xã Hóa Trung 360 275 246 881 9 Xã Khe Mo 184 152 101 437 10 Xã Văn Hán 82 69 55 206 11 Xã Hóa Thượng 856 568 426 1.850 12 Xã Nam Hòa 198 176 120 494 13 Xã Cây Thị 30 46 42 118 14 Xã Tân Lợi 51 42 65 158 15 Xã Hợp Tiến 85 72 46 203 Tổng 2.520 1.919 1.538 5.977

Hình 3.3: So sánh số lượng hồ sơ tặng cho, thừa kế

quyền sử dụng đất huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2017 - 2019

Từ các kết quả về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất 15 đơn vị hành chính (bảng 3.6), nhận thấy: số lượng hồ sơ chuyển nhượng qua các năm từ 2017 đến năm 2019 có nhiều biến động giảm (thể hiện tại hình 3.7). Trong đó năm 2017 số lượng hồ sơ là lớn nhất, giảm dần đến năm 2019. Việc giảm không những thể hiện ở khối lượng hồ sơ cả huyện mà còn thể hiện ở số lượng hồ sơ từng đơn vị hành chính. Lý do: Căn cứ Nghị quyết số 42/NQ- UBTVQH14 ngày 18/8/2017 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính thành phố Thái Nguyên và thành lập 02 phường thuộc thành phố Thái Nguyên; theo đó, 3 đơn vị xã, thị trấn của huyện Đồng Hỷ sẽ được cắt chuyển sang thành phố Thái Nguyên. Do vậy, tâm lý e ngại về mặt thực hiện thủ tục cũng như tâm lý tận dụng cơ hội đã thúc đẩy thị trường bất động sản tại Đồng Hỷ “nóng” hơn, đồng thời kéo theo là nhu cầu tách QSD đất tặng cho, thừa kế cũng tăng theo trong năm 2017, nhất là giai đoạn trước khi chuyển địa giới hành chính. Không như chuyển nhượng QSD đất, nhu cầu tặng cho, thừa kế có đối tượng hạn chế hơn, do vậy, đến năm

với số lượng hồ sơ 3 năm thì năm 2017 chiếm 42,16%; năm 2018 chiếm 32,11%; năm 2019 chiếm 25,73%. Cụ thể tỉ lệ hồ sơ, diện tích tặng cho, thừa kế QSD đất từ năm 2017-2019 thể hiện qua bảng 3.5. Bảng 3.5. So sánh tỷ lệ hồ sơ, diện tích tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất của huyện Đồng Hỷ từ 2017 đến 2019 Năm Tổng số Tỷ lệ (%) Hồ sơ Diện tích (m2) Hồ sơ Diện tích (m2) 2017 2.520 399.767,6 42,16 41,51 2018 1.919 315.217,5 32,11 32,73 2019 1.538 248.050,5 25,73 25,76 Tổng 5.977 963.035,6 100,00 100,00

(Nguồn: Chi nhánh VPĐK đất đai huyện Đồng Hỷ)

Từ kết quả so sánh tỷ lệ hồ sơ và diện tích tặng cho, thừa kế QSD đất giai đoạn 2017-2019, nhận thấy, việc giảm số lượng hồ sơ cũng dẫn đến việc giảm về diện tích tặng cho, thừa kế QSD đất từ năm 2017 đến năm 2019.

3.3.3. Đánh giá kết qu tng cho, tha kế quyn s dng đất giai đon 2017-2019 ti huyn Đồng H theo khu vực 2017-2019 ti huyn Đồng H theo khu vực

Hình 3.4. So sánh nhu cầu tặng cho, thừa kế sử dụng đất theo khu vực

Kết quả bảng 3.5 và hình 3.4, nhận thấy, tại huyện Đồng Hỷ, việc giao dịch quyền sử dụng đất khu vực đô thị thấp hơn so với khu vực nông thôn. Trong gia đoạn 3 năm nghiên cứu, khu vực đất đô thị có 585 hồ sơ, tương

sơ, với diện tích 936.662,7m2, cao gấp 9,2 lần khu vực đô thị. Nguyên nhân do huyện Đồng Hỷ có 15 đơn vị hành chính, nhưng chỉ có 2 thị trấn, còn lại là xã.

Bảng 3.6. Kết quả tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất giữa khu vực thị trấn và khu vực nông thôn trên địa bàn Đồng Hỷ giai đoạn 2017-2019

Năm

Khu vực thị

trấn(02)

Khu vực nông thôn

(13 xã) Tổng Số hồ Diện tích (m2) Số hồ sơ Diện tích (m2) Số hồ Diện tích (m2) 2017 221 9.493,9 2.299 389.997,6 2.520 399.491,6 2018 197 8.718,9 1.722 303.198,6 1.919 311.917,5 2019 167 8.160,1 1.371 243.466,5 1.538 251.626,5 Tổng 585 26.372,9 5.392 936.662,7 5.977 963.035,6

(Nguồn: Chi nhánh VPĐK đất đai huyện Đồng Hỷ)

3.3.4. Đánh giá kết qu tng cho, tha kế quyn s dng đất giai đon 2017-2019 ti huyn Đồng H theo đối tượng nhn quyn s dng đất 2017-2019 ti huyn Đồng H theo đối tượng nhn quyn s dng đất

Theo số liệu tổng hợp tại Chi nhánh Văn phòng ĐK đất đai, kết quả tặng cho, thừa kế QSD đất theo đối tượng nhận chuyển QSD đất được đánh gia theo hai nhóm đối tượng, là nhóm đối tượng là cán bộ công chức, lao động tự do, làm nông nghiệp, và nhóm người trong huyện; các huyện, thành phố trong tỉnh, ngoài tỉnh. Cụ thể như sau:

3.3.4.1. Đánh giá kết quả nhận tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất tại huyện Đồng Hỷ theo nghề nghiệp của đối tượng nhận quyền sử dụng đất

Kết quả nhận tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất tại huyện Đồng Hỷ theo nghề nghiệp của đối tượng nhận quyền sử dụng đất được thể hiện tại bảng 3.10, cụ thể như sau:

Bảng 3.7. Tình hình thực hiện tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất của huyện Đồng Hỷ theo nghề nghiệp của đối tượng nhận

ĐVT:( %) TT Loại đối tượng Tỷ lệ trung bình Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1. Cán bộ, công chức 4,3 4,5 4,8 3,6 2. Lao động tự do 37,0 42,5 48,5 20,0 3. Làm nông nghiệp 58,7 53,0 46,7 76,4

(Nguồn: Chi nhánh VPĐK đất đai huyện Đồng Hỷ)

Qua bảng 3.9, nhận thấy, đối tượng là người làm nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao hơn cả (chiếm 58,7%), đối tượng lao động tự do chiếm tỷ lệ 37%, còn đối tượng cán bộ công chức chiếm tỷ lệ thấp nhất (4.3%). Với đặc điểm dân số chủ yếu làm nông nghiệp và tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp chiếm đa số so với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện (88,7%). Mặt khác, người dân nhận tặng cho, thừa kế nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, dồn điền đổi thửa… Hơn nữa, với đất trồng lúa, đối tượng nhận phải là người trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có nguồn thu nhập từ nông nghiệp, do vậy, cũng phần nào hạn chế các đối tượng theo nghề nghiệp khác. Đối tượng lao động tự do và cán bộ công chức chủ yếu nhận tặng cho, thừa kế đất ở và đất nông nghiệp không phải đất trồng lúa, nhằm mục đích để ở hoặc chuyển mục đích sang đất ở, làm trang trại,...

3.3.4.2. Đánh giá kết quả nhận tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất tại huyện Đồng Hỷ theo địa chỉ của đối tượng nhận quyền sử dụng đất

Kết quả nhận tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất tại huyện Đồng Hỷ theo địa của đối tượng nhận quyền sử dụng đất được thể hiện tại bảng 3.9, cụ thể như sau:

Bảng 3.8. Tình hình thực hiện tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất của huyện Đồng Hỷ theo địa chỉđối tượng nhận

ĐVT: (%) TT Loại đối tượng Tỷ lệ trung bình Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Trong huyện 57,7 68,5 59,1 45,6 2 Các nơi khác trong 27,2 17,2 27,2 37,2 3 Ngoài tỉnh 15,1 14,3 13,7 17,2

(Nguồn: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Đồng Hỷ)

Qua bảng 3.8 nhận thấy, trong giai đoạn 2017-2019, đối tượng nhận tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất là người trong huyện chiếm đa số, chiếm 57,7% tổng số giao dịch của cả huyện, tiếp đến là đối tượng là người ở các huyện, thành phố trong tỉnh, chiếm 27,2 %, đối tượng là người ngoài tỉnh ít nhất, chỉ chiếm 15,1 %. Điều đó có là do con em huyện nhà đi làm ăn, lập nghiệp ra ngoài địa giới huyện là khá lớn (42,3%). Hơn nữa, huyện Đồng Hỷ giáp ranh với nhiều đơn vị hành chính cấp huyện và cả cấp tỉnh, đây cũng là lý do tỷ lệ người nhận tặng cho, thừa kế QSD đất có địa chỉ ngoài huyện chiếm gần 50%. Đây cũng là yếu tố thuận lợi cho phát triển kinh tế của huyện, khi những người con của huyện trở về sử dụng đất đai được nhận quyền đầu tư trên đất, làm giàu quê hương.

3.3.5. Đánh giá kết qu tng cho, tha kế quyn s dng đất giai đon 2017-2019 ti huyn Đồng H theo loi đất 2017-2019 ti huyn Đồng H theo loi đất

Kết quả tặng cho, thừa kế theo loại đất được thể hiện cụ thể tại bảng 3.9:

Bảng 3.9. Tình hình tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất của huyện Đồng Hỷ 2017 đến 2019 theo loại đất Loại đất Năm Đất ở Đất nông nghiệp Hồ sơ Diện tích (m2) Hồ sơ Diện tích (m2) 2017 781 115.932,6 1.739 283.835,0 2018 595 91.413,0 1.324 223.804,4 2019 477 71.934,7 1.061 176.115,9 Tổng số 1.853 279.280,3 4.124 683.755,3

Hình 3.5: So sánh kết quả tặng cho, thừa kế đất ở, đất nông nghiệp

Qua bảng 3.9 và hình 3.5 nhận thấy, việc tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất ở thấp hơn so với đất nông nghiệp. Trong giai đoạn từ năm 2017- 2019, số hồ sơ đất ở là 1.853 hồ sơ, đất nông nghiệp là 4.124 hồ sơ (cao hơn gấp đôi đất ở). Trong vòng 3 năm, số hồ sơ tặng cho, thừa kế đất ở và đất nông nghiệp thấp nhất vào năm 2019, cao nhất vào năm 2017, cũng tương đồng với tổng số lượng hồ sơ theo năm.

Nguyên nhân là do huyện Đồng Hỷ là một huyện miền núi có diện tích đất nông nghiệp là chủ yếu. Việc nhận tặng cho, thừa kế đất ở chủ yếu với mục đích làm nhà, còn lại với mục đích “chia phần” cho các con để làm “vốn”.

Từ năm 2017 trở lại đây, huyện Đồng Hỷ đã thu hồi một diện tích lớn đất nông nghiệp cho các dự án phát triển kinh tế. Tuy nhiên, dân cư của huyện chủ yếu sản xuất nông lâm nghiệp, nhu cầu tặng cho, thừa kế chủ yếu phục vụ mục đích chính đáng của người dân: sản xuất nông nghiệp, làm nhà để ở… chỉ một số ít nhằm mục đích dự trữ, chuyển nhượng sau khi được nhận. Sản lượng một số cây trồng chính cũng như giá trị mang lại từ ngành sản xuất nông nghiệp đã không giảm xuống so với trước đây, nhất là giá trị mang lại từ cây chè luôn tăng đáng kể. Để có những thành công đáng kể này, huyện đã thực hiện đồng bộ các giải pháp trong sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp tăng lên cùng với sự phát triển sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã làm nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp khá cao.

3.4. Ý kiến của người dân và cán bộ quản lý về tặng cho và thừa kế quyền sử dụng đất tại huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2017 - 2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác tặng cho và thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2017 2019 (Trang 53 - 60)