Những khó khăn, tồn tại trong tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất tại huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác tặng cho và thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2017 2019 (Trang 66 - 70)

ti huyn Đồng H

- Huyện Đồng Hỷ là một huyện trung du miền núi, có địa bàn rộng, địa hình phức tạp, trình độ dân trí không đồng đều.

- Trong giai đoạn 2017 - 2019, trên địa bàn huyện Đồng Hỷ có rất nhiều công trình, dự án được triển khai, nhất là việc thực hiện đền bù thực hiện dự án xây dựng khu hành chính của huyện tại xã Hóa Thượng, và chủ trương chuyển địa giới 3 xã, thị trấn của Đồng Hỷ về Thành phố Thái Nguyên, kéo theo đó thị trường đất đai trên địa bàn trở nên sôi động hơn, lượng hồ sơ chuyển quyền QSDĐ tăng vượt bậc so với các năm trước, trong đó có cả tặng cho, thừa kế QSD đất. Hơn nữa, có tình trạng “chạy dự án”, người dân tranh thủ tách đất để chờđền bù, do vậy gây áp lực lớn cho cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai, nhất là trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.

* Khó khăn về mặt nhân lực

Khối lượng hồ sơ cũng như nhu cầu chuyển quyền của người dân trên địa bàn huyện khá lớn. Tuy nhiên, bộ phận chuyên môn cấp xã (cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp) cũng như cán bộ chuyên môn cấp huyện (Chi nhánh VPĐK đất đai) còn ít, trình độ không đồng đều, chủ yếu là cán bộ hợp đồng (Chi nhánh VPĐK đất đai). Người dân chủ yếu lựa chọn chứng thực hợp đồng tặng cho, văn bản phân chia di sản thừa kê chủ yếu tại các xã, thị trấn do chi phí thấp hơn (chỉ bằng 1/10) so với công chứng tại văn phòng công chứng. Việc chứng thực tại xã do cán bộ tư pháp đảm nhận, tuy nhiên trung bình mỗi xã có 01 cán bộ tư pháp.

Công tác hướng dẫn kê khai, hoàn thiện hồ sơ đất đai ở một số đơn vị cơ sở còn yếu, có biểu hiện gây khó khăn, phiền hà cho người dân, đôi khi kéo dài thời gian, để nhân dân phải đi lại nhiều lần mới hoàn thiện đủ hồ sơđất đai hợp lệ.

Công tác đo tách thửa tại Chi nhánh cũng có nhiều khó khăn về nhân sự khi chỉ có 01 cán bộ có trình độ trắc địa bản đồ, thực hiện công tác đo đạc cho

cả 15 xã, thị trấn. Do vậy, nguồn nhân lực còn hạn chế về cả chất lượng và số lượng dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao, gây áp lực lên cấp quản lý đất đai và khó khăn cho người dân khi có nhu cầu giải quyết thủ tục hành chính.

* Khó khăn về mặt quy định

- Quy định về nghĩa vụ tài chính trong tặng cho, thừa kế cơ bản là được miễn. Tuy nhiên, trong bộ thủ tục hành chính không quy định cụ thể các văn bản, giấy tờ chứng minh đểđược miễn nghĩa vụ tài chính. Nội dung này thuộc lĩnh vực của cơ quan thuế, từ mẫu tờ khai, đến các trường hợp miễn, giấy tờ chứng minh để được miễn. Với mỗi trường hợp cụ thể thì thủ tục tặng cho, thừa kế phải nộp các giấy tờ khác nhau. Do vậy, từ người dân đến cơ quan tiếp nhận tại bộ phận 1 cửa của xã cũng như của huyện đều gặp khó khăn, nhất là các trường hợp phức tạp về hàng thừa kế (thừa kế của thừa kế, thừa kế thế vị, người thừa kế duy nhất,...).

- Với thủ tục tặng cho, thừa kế, ngoài quy định về đất đai, còn chịu sự chi phối chủ yếu về quy định của lĩnh vực tư pháp, như: quy định về công chứng, chứng thực, quy định về thừa kế, quy định về việc xác định tài sản trong - trước quá trình hôn nhân,... do vậy, để giải quyết được thủ tục này, đòi hỏi cán bộ thực hiện, thẩm định phải nắm được: Bộ luật dân sự, Luật công chứng chứng thực, Luật hôn nhân gia đình,... Đây cũng là một khó khăn trong khi cán bộ còn nhiều hạn chế về số lượng và chất lượng, trình độ dân trí còn hạn chế, dẫn đến tình trạng công dân phải đi lại để hoàn thiện hồ sơ đảm bảo quy định.

Cũng do sự phức tạp về các quy định của tặng cho, thừa kế QSD đất, nhất là thừa kế QSD đất, mà số lượng các vụ tranh chấp đất đai liên quan đến tranh chấp hàng thừa kế là chiếm đa số. Điều này gây áp lực đến các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, và các cơ quan thực thi pháp luật.

- Pháp luật đất đai còn chưa được phổ biến đến cơ sở thường xuyên, tài liệu cung cấp thông tin về đất đai còn thiếu, thất lạc và chưa kịp thời. Một số

trường hợp cán bộ địa phương không nắm bắt được đầy đủ hệ thống văn bản pháp luật đang còn hiệu lực thi hành hay hết hiệu lực thi hành. Người dân nhận thức pháp luật đất đai chưa tốt.

* Khó khăn về cơ sở vật chất - kỹ thuật

- Hiện nay điều kiện làm việc của Chi nhánh Văn phòng ĐKQSD đất còn gặp nhiều khó khăn: phòng làm việc chật hẹp, nhiều mối mọt, thiếu chỗ lưu hồ sơ; trang thiết bị phục vụ công tác còn thiếu (có 01 máy toàn đạc điện tử), nên phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

- Hồ sơđịa chính giai đoạn trước không đầy đủ, chưa được chỉnh lý, hồ sơ thất lạc nhiều do quá trình lưu trữ, gây khó khăn trong quá trình thẩm định hồ sơ, trích lục, chỉnh lý thửa đất.

- Cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn huyện đang trong quá trình xây dựng, chưa hoàn thiện, do đó, công tác chuẩn hóa dữ liệu còn gặp khó khăn.

- Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, các phần mềm quản lý chuyên ngành trên địa bàn còn nhiều hạn chế, chưa khai thác hết công năng và ứng dụng của các phần mềm.

* Khó khăn về mặt nghiệp vụ

- Hiện nay, công tác đo đạc, chỉnh lý tách thửa trên địa bàn 15 xã, thị trấn chủ yếu do Chi nhánh VPĐK đất đai thực hiện, khối lượng đơn đề nghị đo đạc nhiều, địa bàn phức tạp, nên dẫn đến việc trả kết quả phục vụ nhu cầu tách thửa của nhân dân, cũng như một số công tác quản lý đất đai còn chưa đáp ứng kịp thời.

- GCNQSD đất đã cấp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ giai đoạn trước không in sơ đồ thửa đất, GCNQSD đất chưa được cấp theo BĐĐC còn nhiều. Hiện trạng các thửa đất đã biến động nhiều lần, kích thước qua các lần chuyển quyền không khớp nhau, hoặc không xác định được kích thước, vị trí biến động do trước đây chưa thực hiện công tác cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính từ cấp huyện đến cấp xã. Mặt khác, hồ sơ chưa được lưu trữ theo quy

định, nhiều hồ sơ bị thất lạc. Ở một số địa phương đã được đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, tuy nhiên còn chưa chính xác, hoặc đo theo ranh thửa đất tự ý biến động nên khi sử dụng bản đồ cán bộ phải chồng ghép và tìm hồ sơ pháp lý đểđối chiếu, mất nhiều thời gian, độ chính xác không cao. Do đó, đến nay, công tác trích lục, trích lục chỉnh lý thửa đất để làm cơ sở tặng cho, thừa kế QSD đất gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ, nhất là nhiều trường hợp trước đây chỉnh lý không đúng, nay phải thực hiện cấp đổi GCNQSD đất trước khi tặng cho, thừa kế QSD đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác tặng cho và thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2017 2019 (Trang 66 - 70)