Nhóm nhân tố kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế cây hồng không hạt tại xã nghĩa thuận, huyện quản bạ, tỉnh hà giang (Trang 28)

- Giống: Chọn những giống có năng suất cao, ổn định, không sâu bệnh, phẩm chất tốt. Chọn được những giống chín sớm, chín muộn để kéo dài thời gian cung cấp quả tươi cho thị trường.

- Thời vụ trồng cây: Được trồng quanh năm nhưng nên trồng vào đầu mùa mưa là tốt nhất. Vì sẽ giảm công tưới và cây nhanh bén rễ và ra mầm, cây đạt tỷ lệ sống cao hơn.

- Chăm sóc: Tuỳ thuộc vào các loại đất đai, tuổi cây, tình trạng sinh trưởng mà bón lượng phân thích hợp. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại phân có thể bón qua lá, một số chế phẩm đậu quả làm kích thích tăng tỷ lệ đậu hoa, quả, tăng năng suất cây trồng. Tỉa cành, tạo hình là biện pháp giúp cho cây có được bộ khung cân đối, tán cây thoáng tăng khả năng quang hợp, chống chịu được với điều kiện tự nhiên như: gió, bão, giảm bớt sâu bệnh trú ngụ phát triển. Cây nhanh ra hoa kết quả, tập trung dinh dưỡng cho cây, tạo cho cây có năng suất cao, ổn định.

- Phòng trừ sâu bệnh: Cần phải phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Khi phát hiện các loại sâu bệnh thì cần xem xét kỹ lưỡng để chọn loại thuốc sâu cho phù hợp và phun đúng liều lượng, không ảnh hưởng đến chất lượng quả khi thu hoạch.

- Thu hoạch: Cây hồng không hạt từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 1-2 tháng, tùy theo mùa vụ, tuổi cây, tình trạng sinh trưởng,… Khi trái chín, quả chuyển màu vàng cam. Nên thu hoạch vào lúc trời mát, thao tác nhẹ tay.

- Đổi mới công nghệ sản xuất: Đổi mới công nghệ là cải tiến trình độ kiến thức sao cho nâng cao được năng lực sản xuất có thể làm ra sản phẩm nhiều hơn với một số lượng đầu vào như trước hoặc có thể làm ra một lượng sản phẩm như cũ với khối lượng đầu vào ít hơn. [13]

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng

Các hộ trồng hồng không hạt tại xã Nghĩa Thuận, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Ba thôn có trồng hồng không hạt tại xã Nghĩa Thuận, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Gồm 3 thôn: Na Lình, Cốc Pục, Phín Ủng.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu

3.2.1. Địa điểm nghiên cứu

Xã Nghĩa Thuận, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu

Từ tháng 02/2020 đến tháng 05/2020.

3.3. Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung thực hiện các nội dung sau:

(1) Ðánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Nghĩa Thuận ảnh hưởng đến việc trồng và phát triển của cây hồng không hạt.

(2) Ðánh giá thực trạng sản xuất cây hồng không hạt trên địa bàn xã Nghĩa Thuận, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

(3) Ðánh giá hiệu quả kinh tế của cây hồng không hạt theo kết quả điều tra. (4) Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và rủi ro trong sản xuất hồng không hạt trên địa bàn xã Nghĩa Thuận, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

(5) Ðề xuất giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất hồng không hạ trên địa bàn xã Nghĩa Thuận, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Chọn địa điểm nghiên cứu

Đề tài lựa chọn 3/9 thôn của xã Nghĩa Thuận là các thôn trồng nhiều hồng không hạt nhất gồm: thôn Phín Ủng, thôn Na Lình, thôn Cốc Pục.

3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.4.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

- Tra cứu các thông tin thu thập thông qua các tài liệu thống kê, báo cáo tổng kết hàng năm, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong 3 năm từ 2017 – 2019 của xã. - Tìm hiểu từ internet, kinh nghiệm của người dân và phỏng vấn các hộ trồng hồng.

3.4.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

- Để thu thập thông tin sử dụng phương pháp quan sát thực tế, điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình trồng hồng bằng bảng hỏi đã được xây dựng sẵn.

- Chọn mẫu điều tra: Chọn các hộ trồng hồng phân vùng với quy mô rộng, thời gian trồng lâu, cách tổ chức sản xuất có kết quả và tiềm năng nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây hồng trong 3 thôn tại xã Nghĩa Thuận. Mỗi thôn chọn ra 20 hộ để phỏng vấn trực tiếp, sau đó tiến hành điều tra, thu thập số liệu. Sau khi hỏi thăm, phỏng vấn các hộ trồng hồng để so sánh kết quả hiệu quả kinh tế giữa cây hồng với cây mận trong khu vực.

Bảng 3.1. Số lượng mẫu điều tra tại các điểm nghiên cứu tại xã Nghĩa Thuận năm 2019

Chỉ tiêu Tổng hộ trong thôn (hộ) Số hộ điều tra (hộ) Tỷ lệ lựachọn (%) Thôn điều tra Thôn Phín Ủng 115 20 17,39 Thôn Na Lình 66 20 30,30 Thôn Cốc Pục 79 20 25,31

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2019)

Năm 2019 tổng diện tích hồng không hạt cho thu hoạch là 55 ha, số liệu hồng thu thập được trong 3 thôn điều tra là 29,5 ha. Mặc dù phong trào trồng hồng không hạt mới rộ lên trong những năm gần đây nhưng tỷ lệ trồng hồng của các hộ trong xã chiếm tỷ lệ không nhỏ. Vì đây là loại cây ăn quả lâu năm, mang lại năng suất cao, chất lượng tốt và phù hợp với đất đai, khí hậu, môi trường, nguồn nước trong khu vực của xã.

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

3.4.3.1. Các công thức đánh giá hiệu quả kinh tế *Giá trị sản xuất (GO):

Là toàn bộ giá trị tính bằng tiền thu được của các loại sản phẩm trên một đơn vị diện tích trong một chu kỳ sản xuất.

Công thức tính: GO = ∑Q i x P i

Trong đó: - Q i là khối lượng sản phẩm loại i. - P i là giá trị cả sản phẩm i.

*Chi phí trung gian (IC):

Là khoản chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công cụ lao động.

-Công thức tính: IC = ∑C i

Trong đó: C i là khoản chi phí thứ i trong vụ sản xuất.

*Giá trị tăng thêm:

(VA) là phần giá trị tăng thêm của người lao động khi sản xuất một đơn vị diện tích trong năm.

-Công thức tính: VA = GO – IC

* Thu nhập hỗn hợp (MI)

-Là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất, bao gồm cả công lao động và lợi nhuận thu được do sản xuất trong một chu kỳ sản suất trên quy mô diện tích.

-Công thức tính: MI = VA – (A+T)

Trong đó: + A: là giá trị khấu hao tài sản cố định. + T: là tiền thuế sử dụng đất nông nghiệp.

* Lợi nhuận: (Pr)

Là phần lãi ròng trong thu nhập hỗn hợp sau khi thanh toán toàn bộ số tiền công lao động trong một chu kỳ sản xuất trên một đơn vị diện tích.

- Công thức tính: Pr =MI – P x L

Trong đó: + P: là giá trị thuê một ngày công lao động + L: là số công lao động sử dụng trong một chu kỳ sản xuất

Là chỉ số biểu hiện mối tương quan giữa giá trị sản xuất (GO) với chi phí trung gian (IC) tích trong một quy mô diện tích, trong một chu kỳ sản xuất.

Công thức tính: T GO = GO/IC (lần)

Nó thể hiện hiệu quả kinh tế trong đầu tư, biểu hiện ở việc đầu tư một lượng là bao nhiêu để thu được một kết quả nào đó.

* Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí: (T VA)

Là tỷ suất biểu hiện mối tương quan giữa giá trị gia tăng (VA) và lượng chi phí bỏ ra (IC) tích trên một quy mô diện tích trong một chu kỳ sản xuất

- Công thức tính: T VA = VA/IC (lần)

* Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí: (T MI)

Là suất biểu hiện mối quan hệ giữa thu nhập hỗn hợp (MI) với chi phí trung gian (IC) trên quy mô diện tích trong một chu kỳ sản suất.

- Công thức tính: T MI= MI/IC (lần)

3.4.3.2. Phương pháp Xử lý số liệu

Phân tích những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong việc sản xuất và tiêu thụ hồng, sử dụng phương pháp phân tích SWOT để phân tích số liệu.

Phương pháp so sánh để so sánh hiệu quả kinh tế giữa cây hồng và cây trồng khác, so sánh giữa các nhóm hộ xem hình hình đầu tư và kết quả thu được giữa hồng không hạt và các cây trồng khác, từ đó đánh giá hiệu quả kinh tế đầu tư vào cây trồng nào phù hợp để nâng cao mức sống hộ gia đình và xã hội.

Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng tại địa bàn địa phương, từ phương pháp thống kê mô tả và phân tích ở trên sử dụng phương pháp tự luận để đề ra các biện pháp giúp phát triển sản xuất và tiêu thụ.

+ Phương pháp số tuyệt đối: được sử dụng phản ánh quy mô khối lượng của hiện tượng trong điều kiện, thời gian và địa điểm cụ thể.

+ Phương pháp số tương đối: được sử dụng phản ánh sự tương quan số lượng giữa hai trị số, kết cấu hoạt động của các hiện tượng vấn đề nghiên cứu.

+ Phương pháp bình quân: số bình quân nói lên mức độ điển hình và sự tương quan số lượng giữa các chỉ tiêu thống kê, để được sử dụng để phản ánh mức

PHẦN 4

KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên của xã

4.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới hành chính

Xã Nghĩa Thuận nằm cách trung tâm huyện Quản Bạ 20km về phía Tây Bắc, có vị trí địa lý tiếp giáp với Công xã Bát Bố, huyện Ma Li Pho; tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, vành đai biên giới kéo dài 19,5km cụ thể tiếp giáp với các đơn vị hành chính sau:

- Phía Bắc và Tây Bắc giáp với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. - Phía đông giáp với xã Bát Đại Sơn.

- Phía Nam giáp với xã Cao Mã Pờ, xã Tùng Vài, xã Thanh Vân.

Nhân dân các dân tộc xã Nghĩa Thuận sinh sống dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính. Các cây trồng chủ yếu là: Cây mận, ngô, đậu tương, sắn và các loại hồng đậu khác.

4.1.1.1. Địa hình, địa mạo

Xã Nghĩa Thuận có địa hình rất phức tạp, nhiều núi cao, vực sâu vô cùng hiểm trở có thể chi địa hình của xã thành ba vùng như sau:

- Vùng đồi gò: Có diện tích đất tự nhiên 800,66 ha, chiếm 20,63% diện tích toàn xã. Độ cao từ 600m – 800m. Đây là nơi có địa hình tương đối bằng phẳng và ít bị chia cắt nhất đối với xã Nghĩa Thuận.

- Vùng núi đất: Có diện tích đất tự nhiên 1.070 ha, chiếm 27,57% so với diện tích đất tự nhiên của toàn xã. Độ cao từ 800m – 1000m. Vùng này có độ dốc theo hướng Bắc – Nam, hình thành nhiều khe tạo thành các dấy núi bị rửa trôi rất mạnh khi mùa mưa tới.

- Vùng núi đá vôi: Có diện tích đất tự nhiên 2.010 ha, chiếm 51,8% diện tích toàn xã. Độ cao từ 1.000m – 1.400m. Địa hình của vùng này vô cùng hiểm trở, các dấy núi đá vôi cao đến 1.400m bên dưới là vực sâu hun hút tao thành nhiều hang động lờn, nhỏ khác nhau.

Nhìn chung địa hình của xã Nghĩa Thuận rất đa dạng và phong phú, phù hợp với nhiều loại cây lâm nghiệp. Tuy nhiên, do địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, rất khó khăn cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là một số diện tích

không còn rừng đất đai bị xói mòn, rửa trôi ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh trong xã.

4.1.1.2. Khí hậu thời tiết

Xã Nghĩa Thuận có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình cả năm 20,5oC, nhiệt độ tháng cao nhất là 35,5oC, (tháng 6), tháng thấp nhất là 4oC (tháng 1).

Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.000 - 1.200mm, nhưng lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm, mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9, chiếm khoảng 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, chiếm khoảng 20% tổng lượng mưa trong năm.

Tổng số giờ nắng trong năm giao động từ 1.200 – 1.400 giờ. Trong đó tháng có nhiều giờ nắng nhất là tháng 7, tháng ít giờ nắng nhất là tháng 12.

Hàng năm xã Nghĩa Thuận có hai mùa gió chính: Gió mùa đông bác và gió mùa đông nam. Gió mùa đông bắc bắt đầu thổi từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Gió mùa đông nam bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây ra mưa rào.

Nhìn chung, khí hậu của xã Nghĩa Thuận là rất khắc nghiệt so với các xã trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Hàng năm, về mùa khô thường xuyên xẩy ra hạn hán kéo dài, rét đậm, rét hại và xuất hiện nhiều sương muối, gây ảnh hưởng lớn đến cây trồng, vật nuôi. Mùa mưa thì xẩy ra sạt lở, gió lốc, mưa đá …

4.1.2. Các nguồn tài nguyên 4.1.2.1. Tài nguyên đất 4.1.2.1. Tài nguyên đất

Đất của xã Nghĩa Thuận được chia thành 7 nhóm chính sau: Đất xám feralit đá nông (Xf - d1). Đất xám feralit đá sâu (Xf - d2). Đất xám feralit glây nông (Xf - gl), đất xám mùn trên núi đá nông (Xu - d1), đất xám mùn trên đất đá sâu (Xu - d2), đất nâu vàng đá sâu (Fv - d2), đất mùn vàng đỏ đá sâu (Fu - d2).

+ Đất xám feralit đá nông (Xf - d1): phân bố ở phía Tây Bắc của xã. Thành phần cơ giới là thịt trung bình càng xuống sâu tỷ lệ hạt sét càng tăng phản ứng của đất từ chua đến rất chua pHkcl 4,0 ở tầng mặt, mùn và đạm tổng số ở tầng mặt giàu tương ứng từ 4,58% và 0,265%, xuống tầng thứ 2 mùn và

cation kiềm trao đổi thấp, canxi trao đổi chiếm ưu thế. Dung tích hấp thu CEC từ 13,54 meg/100 g đất ở tầng mặt.

+ Đất xám feralit đá nông (Xf - d2), phân bố ở phía Tây của xã. Thành phần cơ giới là thịt trung bình càng xuống sâu tỷ lệ hạt sét càng tăng phản ứng của đất từ chua đến rất chua pHkcl 3,89 - 4,28 ở tầng mặt, mùn và đạm tổng số ở tầng mặt giàu tương ứng từ 4,55% - 5,65%, xuống tầng thứ 2 mùn và đạm tổng số trung bình đến khá, kali tổng số ở tầng mặt từ 0,47% - 1,84%, kali dễ tiêu từ nghèo đến trung bình, lượng cation kiềm trao đổi thấp, canxi trao đổi chiếm ưu thế. Dung tích hấp thu CEC từ 12,42 - 13,10 meg/100 g đất ở tầng mặt.

+ Đất xám feralit glây nông (Xf -gl): phân bố ở phía Tây Bắc của xã. Thành phần cơ gới từ thịt trung bình đến thịt nặng phản ứng của đất chua pHKcl từ 4,59 - 5,01 ở tầng mặt mùn và đạm tổng số giảm lân ở tầng mặt từ 0,052 - 0,135% lân dễ tiêu 5,7 - 7,5 mg/100 g, đất ở tầng mặt kali tổng số từ 0,17 -1,02%, kali dễ tiêu nghèo ở tất cả các tầng.

+ Đất xám mùn trên núi đá nông (Xu - d1): phân bố ở phía Nam của xã. Thành phần cơ giới của đất là thịt trung bình. Phản ứng của đất rất chua đến chua pHkcl 3,85 - 4,78 ở tầng mặt. Mùn và đạm tổng số tầng mặt giàu tương ứng là 4,52 - 6,25%, lân tổng số trung bình đến nghèo 0,032 – 0,078%, kali tổng số giàu 1,25 - 1,45% ở tầng mặt.

+ Đất xám mùn trên núi đá sâu (Xu - d2): phân bố ở phía Nam của xã. Thành phần cơ giới của đất là thịt trung bình. Phản ứng của đất rất chua đến chua pHkcl 3,97 - 4,6 ở tầng mặt. Mùn và đạm tổng số tầng mặt giàu tương ứng là 3,27 - 6,88, xuống các tầng dưới mùn và đạm tổng số từ nghèo đến giàu, lân dễ tiêu từ nghèo đến trung bình, kali từ nghèo đến trung bình tổng số 0,51 - 1,57% ở lớp đất mặt.

+ Đất nâu vàng đá sâu (Fv - d2): phân bố ở phía Nam của xã. Thành phần cơ giới của đất thịt nặng, đất chua pHkcl < 5,0. Hàm lượng mùn và đạm tổng số tầng mặt giàu càng xuống sâu càng giảm, mùn tầng mặt giàu (0,216 -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế cây hồng không hạt tại xã nghĩa thuận, huyện quản bạ, tỉnh hà giang (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)