Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế cây hồng không hạt tại xã nghĩa thuận, huyện quản bạ, tỉnh hà giang (Trang 30 - 31)

3.4.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

- Tra cứu các thông tin thu thập thông qua các tài liệu thống kê, báo cáo tổng kết hàng năm, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong 3 năm từ 2017 – 2019 của xã. - Tìm hiểu từ internet, kinh nghiệm của người dân và phỏng vấn các hộ trồng hồng.

3.4.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

- Để thu thập thông tin sử dụng phương pháp quan sát thực tế, điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình trồng hồng bằng bảng hỏi đã được xây dựng sẵn.

- Chọn mẫu điều tra: Chọn các hộ trồng hồng phân vùng với quy mô rộng, thời gian trồng lâu, cách tổ chức sản xuất có kết quả và tiềm năng nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây hồng trong 3 thôn tại xã Nghĩa Thuận. Mỗi thôn chọn ra 20 hộ để phỏng vấn trực tiếp, sau đó tiến hành điều tra, thu thập số liệu. Sau khi hỏi thăm, phỏng vấn các hộ trồng hồng để so sánh kết quả hiệu quả kinh tế giữa cây hồng với cây mận trong khu vực.

Bảng 3.1. Số lượng mẫu điều tra tại các điểm nghiên cứu tại xã Nghĩa Thuận năm 2019

Chỉ tiêu Tổng hộ trong thôn (hộ) Số hộ điều tra (hộ) Tỷ lệ lựachọn (%) Thôn điều tra Thôn Phín Ủng 115 20 17,39 Thôn Na Lình 66 20 30,30 Thôn Cốc Pục 79 20 25,31

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2019)

Năm 2019 tổng diện tích hồng không hạt cho thu hoạch là 55 ha, số liệu hồng thu thập được trong 3 thôn điều tra là 29,5 ha. Mặc dù phong trào trồng hồng không hạt mới rộ lên trong những năm gần đây nhưng tỷ lệ trồng hồng của các hộ trong xã chiếm tỷ lệ không nhỏ. Vì đây là loại cây ăn quả lâu năm, mang lại năng suất cao, chất lượng tốt và phù hợp với đất đai, khí hậu, môi trường, nguồn nước trong khu vực của xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế cây hồng không hạt tại xã nghĩa thuận, huyện quản bạ, tỉnh hà giang (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)