Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế cây hồng không hạt tại xã nghĩa thuận, huyện quản bạ, tỉnh hà giang (Trang 31)

3.4.3.1. Các công thức đánh giá hiệu quả kinh tế *Giá trị sản xuất (GO):

Là toàn bộ giá trị tính bằng tiền thu được của các loại sản phẩm trên một đơn vị diện tích trong một chu kỳ sản xuất.

Công thức tính: GO = ∑Q i x P i

Trong đó: - Q i là khối lượng sản phẩm loại i. - P i là giá trị cả sản phẩm i.

*Chi phí trung gian (IC):

Là khoản chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công cụ lao động.

-Công thức tính: IC = ∑C i

Trong đó: C i là khoản chi phí thứ i trong vụ sản xuất.

*Giá trị tăng thêm:

(VA) là phần giá trị tăng thêm của người lao động khi sản xuất một đơn vị diện tích trong năm.

-Công thức tính: VA = GO – IC

* Thu nhập hỗn hợp (MI)

-Là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất, bao gồm cả công lao động và lợi nhuận thu được do sản xuất trong một chu kỳ sản suất trên quy mô diện tích.

-Công thức tính: MI = VA – (A+T)

Trong đó: + A: là giá trị khấu hao tài sản cố định. + T: là tiền thuế sử dụng đất nông nghiệp.

* Lợi nhuận: (Pr)

Là phần lãi ròng trong thu nhập hỗn hợp sau khi thanh toán toàn bộ số tiền công lao động trong một chu kỳ sản xuất trên một đơn vị diện tích.

- Công thức tính: Pr =MI – P x L

Trong đó: + P: là giá trị thuê một ngày công lao động + L: là số công lao động sử dụng trong một chu kỳ sản xuất

Là chỉ số biểu hiện mối tương quan giữa giá trị sản xuất (GO) với chi phí trung gian (IC) tích trong một quy mô diện tích, trong một chu kỳ sản xuất.

Công thức tính: T GO = GO/IC (lần)

Nó thể hiện hiệu quả kinh tế trong đầu tư, biểu hiện ở việc đầu tư một lượng là bao nhiêu để thu được một kết quả nào đó.

* Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí: (T VA)

Là tỷ suất biểu hiện mối tương quan giữa giá trị gia tăng (VA) và lượng chi phí bỏ ra (IC) tích trên một quy mô diện tích trong một chu kỳ sản xuất

- Công thức tính: T VA = VA/IC (lần)

* Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí: (T MI)

Là suất biểu hiện mối quan hệ giữa thu nhập hỗn hợp (MI) với chi phí trung gian (IC) trên quy mô diện tích trong một chu kỳ sản suất.

- Công thức tính: T MI= MI/IC (lần)

3.4.3.2. Phương pháp Xử lý số liệu

Phân tích những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong việc sản xuất và tiêu thụ hồng, sử dụng phương pháp phân tích SWOT để phân tích số liệu.

Phương pháp so sánh để so sánh hiệu quả kinh tế giữa cây hồng và cây trồng khác, so sánh giữa các nhóm hộ xem hình hình đầu tư và kết quả thu được giữa hồng không hạt và các cây trồng khác, từ đó đánh giá hiệu quả kinh tế đầu tư vào cây trồng nào phù hợp để nâng cao mức sống hộ gia đình và xã hội.

Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng tại địa bàn địa phương, từ phương pháp thống kê mô tả và phân tích ở trên sử dụng phương pháp tự luận để đề ra các biện pháp giúp phát triển sản xuất và tiêu thụ.

+ Phương pháp số tuyệt đối: được sử dụng phản ánh quy mô khối lượng của hiện tượng trong điều kiện, thời gian và địa điểm cụ thể.

+ Phương pháp số tương đối: được sử dụng phản ánh sự tương quan số lượng giữa hai trị số, kết cấu hoạt động của các hiện tượng vấn đề nghiên cứu.

+ Phương pháp bình quân: số bình quân nói lên mức độ điển hình và sự tương quan số lượng giữa các chỉ tiêu thống kê, để được sử dụng để phản ánh mức

PHẦN 4

KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên của xã

4.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới hành chính

Xã Nghĩa Thuận nằm cách trung tâm huyện Quản Bạ 20km về phía Tây Bắc, có vị trí địa lý tiếp giáp với Công xã Bát Bố, huyện Ma Li Pho; tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, vành đai biên giới kéo dài 19,5km cụ thể tiếp giáp với các đơn vị hành chính sau:

- Phía Bắc và Tây Bắc giáp với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. - Phía đông giáp với xã Bát Đại Sơn.

- Phía Nam giáp với xã Cao Mã Pờ, xã Tùng Vài, xã Thanh Vân.

Nhân dân các dân tộc xã Nghĩa Thuận sinh sống dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính. Các cây trồng chủ yếu là: Cây mận, ngô, đậu tương, sắn và các loại hồng đậu khác.

4.1.1.1. Địa hình, địa mạo

Xã Nghĩa Thuận có địa hình rất phức tạp, nhiều núi cao, vực sâu vô cùng hiểm trở có thể chi địa hình của xã thành ba vùng như sau:

- Vùng đồi gò: Có diện tích đất tự nhiên 800,66 ha, chiếm 20,63% diện tích toàn xã. Độ cao từ 600m – 800m. Đây là nơi có địa hình tương đối bằng phẳng và ít bị chia cắt nhất đối với xã Nghĩa Thuận.

- Vùng núi đất: Có diện tích đất tự nhiên 1.070 ha, chiếm 27,57% so với diện tích đất tự nhiên của toàn xã. Độ cao từ 800m – 1000m. Vùng này có độ dốc theo hướng Bắc – Nam, hình thành nhiều khe tạo thành các dấy núi bị rửa trôi rất mạnh khi mùa mưa tới.

- Vùng núi đá vôi: Có diện tích đất tự nhiên 2.010 ha, chiếm 51,8% diện tích toàn xã. Độ cao từ 1.000m – 1.400m. Địa hình của vùng này vô cùng hiểm trở, các dấy núi đá vôi cao đến 1.400m bên dưới là vực sâu hun hút tao thành nhiều hang động lờn, nhỏ khác nhau.

Nhìn chung địa hình của xã Nghĩa Thuận rất đa dạng và phong phú, phù hợp với nhiều loại cây lâm nghiệp. Tuy nhiên, do địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, rất khó khăn cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là một số diện tích

không còn rừng đất đai bị xói mòn, rửa trôi ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh trong xã.

4.1.1.2. Khí hậu thời tiết

Xã Nghĩa Thuận có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình cả năm 20,5oC, nhiệt độ tháng cao nhất là 35,5oC, (tháng 6), tháng thấp nhất là 4oC (tháng 1).

Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.000 - 1.200mm, nhưng lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm, mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9, chiếm khoảng 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, chiếm khoảng 20% tổng lượng mưa trong năm.

Tổng số giờ nắng trong năm giao động từ 1.200 – 1.400 giờ. Trong đó tháng có nhiều giờ nắng nhất là tháng 7, tháng ít giờ nắng nhất là tháng 12.

Hàng năm xã Nghĩa Thuận có hai mùa gió chính: Gió mùa đông bác và gió mùa đông nam. Gió mùa đông bắc bắt đầu thổi từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Gió mùa đông nam bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây ra mưa rào.

Nhìn chung, khí hậu của xã Nghĩa Thuận là rất khắc nghiệt so với các xã trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Hàng năm, về mùa khô thường xuyên xẩy ra hạn hán kéo dài, rét đậm, rét hại và xuất hiện nhiều sương muối, gây ảnh hưởng lớn đến cây trồng, vật nuôi. Mùa mưa thì xẩy ra sạt lở, gió lốc, mưa đá …

4.1.2. Các nguồn tài nguyên 4.1.2.1. Tài nguyên đất 4.1.2.1. Tài nguyên đất

Đất của xã Nghĩa Thuận được chia thành 7 nhóm chính sau: Đất xám feralit đá nông (Xf - d1). Đất xám feralit đá sâu (Xf - d2). Đất xám feralit glây nông (Xf - gl), đất xám mùn trên núi đá nông (Xu - d1), đất xám mùn trên đất đá sâu (Xu - d2), đất nâu vàng đá sâu (Fv - d2), đất mùn vàng đỏ đá sâu (Fu - d2).

+ Đất xám feralit đá nông (Xf - d1): phân bố ở phía Tây Bắc của xã. Thành phần cơ giới là thịt trung bình càng xuống sâu tỷ lệ hạt sét càng tăng phản ứng của đất từ chua đến rất chua pHkcl 4,0 ở tầng mặt, mùn và đạm tổng số ở tầng mặt giàu tương ứng từ 4,58% và 0,265%, xuống tầng thứ 2 mùn và

cation kiềm trao đổi thấp, canxi trao đổi chiếm ưu thế. Dung tích hấp thu CEC từ 13,54 meg/100 g đất ở tầng mặt.

+ Đất xám feralit đá nông (Xf - d2), phân bố ở phía Tây của xã. Thành phần cơ giới là thịt trung bình càng xuống sâu tỷ lệ hạt sét càng tăng phản ứng của đất từ chua đến rất chua pHkcl 3,89 - 4,28 ở tầng mặt, mùn và đạm tổng số ở tầng mặt giàu tương ứng từ 4,55% - 5,65%, xuống tầng thứ 2 mùn và đạm tổng số trung bình đến khá, kali tổng số ở tầng mặt từ 0,47% - 1,84%, kali dễ tiêu từ nghèo đến trung bình, lượng cation kiềm trao đổi thấp, canxi trao đổi chiếm ưu thế. Dung tích hấp thu CEC từ 12,42 - 13,10 meg/100 g đất ở tầng mặt.

+ Đất xám feralit glây nông (Xf -gl): phân bố ở phía Tây Bắc của xã. Thành phần cơ gới từ thịt trung bình đến thịt nặng phản ứng của đất chua pHKcl từ 4,59 - 5,01 ở tầng mặt mùn và đạm tổng số giảm lân ở tầng mặt từ 0,052 - 0,135% lân dễ tiêu 5,7 - 7,5 mg/100 g, đất ở tầng mặt kali tổng số từ 0,17 -1,02%, kali dễ tiêu nghèo ở tất cả các tầng.

+ Đất xám mùn trên núi đá nông (Xu - d1): phân bố ở phía Nam của xã. Thành phần cơ giới của đất là thịt trung bình. Phản ứng của đất rất chua đến chua pHkcl 3,85 - 4,78 ở tầng mặt. Mùn và đạm tổng số tầng mặt giàu tương ứng là 4,52 - 6,25%, lân tổng số trung bình đến nghèo 0,032 – 0,078%, kali tổng số giàu 1,25 - 1,45% ở tầng mặt.

+ Đất xám mùn trên núi đá sâu (Xu - d2): phân bố ở phía Nam của xã. Thành phần cơ giới của đất là thịt trung bình. Phản ứng của đất rất chua đến chua pHkcl 3,97 - 4,6 ở tầng mặt. Mùn và đạm tổng số tầng mặt giàu tương ứng là 3,27 - 6,88, xuống các tầng dưới mùn và đạm tổng số từ nghèo đến giàu, lân dễ tiêu từ nghèo đến trung bình, kali từ nghèo đến trung bình tổng số 0,51 - 1,57% ở lớp đất mặt.

+ Đất nâu vàng đá sâu (Fv - d2): phân bố ở phía Nam của xã. Thành phần cơ giới của đất thịt nặng, đất chua pHkcl < 5,0. Hàm lượng mùn và đạm tổng số tầng mặt giàu càng xuống sâu càng giảm, mùn tầng mặt giàu (0,216 - 0,286) hàm lượng lân và kali tổng số nghèo, lân dễ tiêu thấp, kali dễ tiêu các tầng nghèo (< 10mg/100g đât), cation kiềm trao đổi thấp ở các tầng đều

(5meq/100g đất), dung tích hấp thu CEC mức trung bình khá (15,1 meq/100g đất), độ bão hòa bazơ trung bình.

+ Đất mùn vàng đỏ đá sâu (Fu - d2): phân bố ở phía Đông Nam của xã, Thành phần cơ giới của đất nhẹ đến trung bình, tỷ lệ cấp hạt sét đạt 15- 36%, đất chua (pHKC1 4,1). Hàm lượng mùn và đạm tổng số tầng mặt thấp càng xuống sâu càng giảm, hàm lượng lân và ka li tổng số nghèo, lân dễ tiêu thấp, kali dễ tiêu ở các tầng nghèo (<10mg/100g đất), cation kiềm trao đổi thấp ở các tầng đều (5 meq/100g đất), dung tích hấp thu CEC mức trung bình khá (9,9 meq/100g đất), độ bão hòa bazơ trung bình. Nhìn chung, các loại đất phân bố trên nhiều dạng địa hình phức tạp khác nhau tạo ra những vùng sinh thái nông - lâm nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên quá trình khai thác, sử dụng trong nhiều năm chưa thật hợp lý, tập quán canh tác nên nhiều nơi tình trạng xói mòn, rửa trôi và suy thoái chất lượng đất vẫn còn xảy ra.

4.1.2.2. Tài nguyên nước

Nghĩa Thuận là xã vùng cao của huyện Quản Bạ nằm trong vùng có lượng mưa trung bình 1.768 mm/năm, nhưng lượng mưa phân bố không đều trong năm, mặt khác trên địa bàn xã tuy có một số hệ thống suối chảy qua nhưng lượng nước cũng phụ thuộc theo mùa nên ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất của người dân trong xã.

4.1.2.3. Tài nguyên rừng

Nghĩa Thuận là xã có tiềm năng rừng khá lớn. Tổng diện tích đất rừng là 1.974,10 ha, chiếm 50,87% diện tích đất tự nhiên, trong đó: đất rừng sản xuất 582,05 ha, chiếm 15,0% diện tích đất tự nhiên; đất rừng phòng hộ 1.020,35 ha, chiếm 26,29% diện tích đất tự nhiên; đất rừng đặc dụng 371,70 ha chiếm 9,58% diện tích đất tự nhiên.

Diện tích đất rừng của Nghĩa Thuận tuy lớn nhưng chủ yếu là rừng tái sinh, rừng khoanh nuôi cho nên thảm thực vật chủ yếu là gỗ tạp, tre nứa, cây bụi và một số loại gỗ tái sinh như: Kháo, Sồi, rừng trồng gồm: Xa mộc, Thông…

4.1.2.4. Tài nguyên nhân văn và khoáng sản

* Tài nguyên nhân văn

Theo số liệu báo cáo dân số chia theo thành phần dân tộc, đến 31/12/ 2016; tổng số nhân khẩu toàn xã là 3156 với 641 hộ. Nghĩa Thuận có 6 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó: dân tộc H’Mông có 1837 người, chiếm 58,2% tổng số dân trong xã; dân tộc Nùng có 1237 người, chiếm 39,2% tổng số dân trong xã; dân tộc Hoa có 56 người, chiếm 1,78% tổng số dân trong xã; dân tộc Kinh có 14 người, chiếm 0,44% tổng số dân trong xã; dân tộc Tày có 8 người chiếm 0,25% tổng số dân trong xã; dân tộc Dao có 4 người, chiếm 0,13% tổng số dân trong xã. Nhìn chung, trình độ dân trí còn thấp, trong lao động, sản xuất còn mang tính tự phát hoặc làm theo tập quán chưa áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học, thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn…, ngoài ra còn một số bộ phận quần chúng nhân dân còn trông chờ, ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của nhà nước, nên chưa phát huy được để phát triển kinh tế - xã hội, dẫn đến đói nghèo. Bản sắc Dân tộc vẫn còn lưu giữ lại được truyền thống văn hoá, lễ hội dân tộc và các ngành nghề truyền thống mang sắc thái riêng. Truyền thống yêu nước, hiếu khách, đoàn kết và cần cù chịu khó là điểm sáng của xã ngày càng được phát huy mạnh mẽ.

* Tài nguyên khoáng sản

Qua thăm dò, khảo sát chưa đầy đủ cho thấy trên địa bàn xã có một số điểm Mangan ở thôn Na Lình và thôn Pả Láng đang đưa vào khai thác 14,05 ha, trong tương lai có thể đưa vào khai thác thêm 113,16 ha.

4.1.3. Điều kiện dân sinh, kinh tế xã hội

4.1.3.1. Dân số và dân tộc

Trên địa bàn xã có 9 thôn với 6 dân tộc; tổng số hộ 700 hộ = 3.304 khẩu; số hộ nghèo của xã là 513 hộ = 73,29%; hộ cận nghèo 88 hộ = 12,57%; hộ không nghèo 99 hộ =14,14%. (2016)

Nghĩa Thuận có 6 dân tộc anh em cùng sinh sống trong đó:

- Dân tộc Mông chiếm 58,2 %; Dân tộc Nùng chiếm 39,2 %; Dân tộc Hoa chiếm 1,78 %; Dân tộc Kinh chiếm 0,44 %; Dân tộc tày chiếm 0,25 %; Dân tộc Dao chiếm 0,13 %.

4.1.3.2. Văn hóa xã hội * Về Giáo dục – đào tạo

Luôn quan tâm và thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục huy động các nguồn lực tại chỗ củng cố cơ sở vật chất trường lớp, nơi ăn ở của học sinh nội trú, bếp ăn của học sinh mầm non các điểm trường; phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền vận động học sinh đến trường đảm bảo chỉ tiêu sĩ số học sinh; làm tốt công tác tổng kết hàng năm và khai giảng năm học mới. Trong những năm gần đây tỷ lệ chuyển cấp bậc Tiểu học đạt 100%, bậc THCS đạt 100%; đảm bảo duy trì tốt sĩ số học sinh, cụ thể: Tỷ lệ duy trì sĩ số học sinh 6-14 tuổi đạt 100%, trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, trẻ 3-5 tuổi đi mẫu giáo đạt 100%, huy động trẻ 0-2 tuổi đi nhà trẻ đạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế cây hồng không hạt tại xã nghĩa thuận, huyện quản bạ, tỉnh hà giang (Trang 31)