Những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và xã hội đến sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế cây hồng không hạt tại xã nghĩa thuận, huyện quản bạ, tỉnh hà giang (Trang 52 - 54)

doanh hồng

4.3.1.1. Những thuận lợi

Xã Nghĩa Thuận có nhiều hệ thống mương dẫn nước, thuận lợi cho việc tưới tiêu. Giao thông đi lại thuận lợi, các thôn có đường bê tông được làm kiên cố. Thuận lợi cho việc vận chuyển các vật tư thiết yếu cho việc trồng, chăm sóc và thu mua quả.

Khí hậu gió mùa của địa phương nơi đây thuận lợi, nên cây phát triển tốt, năng suất tương đối cao. Mùa xuân khi cây bắt đầu ra hoa kết quả lượng mưa nhỏ, không làm rụng cánh hoa nhưng cung cấp đủ nước hòa tan lượng phân bón mà hộ nông dân bón vào trước đông. Bên cạnh đó nền nhiệt độ nằm trong khoảng giới hạn phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây, lượng mưa tương đối hợp lý đối với các giai đoạn phát triển của cây.

Chính quyền tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn để đầu tư làm ăn kinh tế nếu cần thiết. Ưu tiên những hộ nghèo để họ có cơ hội phát triển kinh tế vay vốn ngân hàng chính sách với lãi suất thấp và vay không thời hạn.

Có các lớp tập huấn về kỹ thuật, hướng dẫn người dân cách trồng, chăm sóc cây đúng thời điểm, đúng cách. Cách phòng trừ sâu bệnh hại.

Hồng có chất lượng ngon, mẫu mã đẹp rất được người tiêu dùng lựa chọn, giá cả ổn định và tương đối cao. Thị trường tiêu thụ rộng, được khách trong và ngoài huyện lựa chọn, và các tỉnh lân cận. Đối với hồng chủ yếu là các thương lái từ huyện khác đến tân nơi lấy, Vì giá cả cao nên chủ yếu làm quà biếu và hướng đến khách hàng có thu nhập cao. Khi sắp đến mùa thu hoạch thì thương lái đến đặt trước và không mất công thu hoạch, tiết kiệm chi phí thu hoạch và không mất công mang đi bán. Vì số lượng còn ít nên nên các thương lái tranh nhau mua và không bị ép giá.

Hồng trồng chủ yếu từ rễ, mà giá bán giống tương đối cao. Vì thế doanh thu từ bán giống cũng được nhiều. Người dân ngày càng trồng nhiều, ưa chuộng giống hồng này và cũng thuận lợi cho những hộ cần giống để trồng.

4.3.1.2. Những khó khăn

Đa số các hộ sản xuất còn mang tính tự phát, theo phong trào. Thấy được hàng xóm cho thu hoạch cao thì làm theo, chưa hiểu rõ về điều kiện chăm sóc, khoa học kỹ thuật. Điều này sẽ làm cho sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, khó kiểm soát. Vì vậy, dẫn đến lượng hàng tiêu thụ lúc thừa, lúc thiếu.

Chi phí đầu tư cao đối với người nông dân. Giá cả các loại vật tư, phân bón, giống cây trồng vật nuôi tăng cao. Nên việc đầu tư thâm canh cho sản xuất nông nghiệp cao, gây khó khăn với người dân.

Tình hình sâu bệnh hại, với khí hậu nhiệt đới gió mùa lượng mưa tương đối lớn là điều kiện khá thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển đồng nghĩa với nó thì cũng là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển.

Diện tích trồng hồng còn hạn chế, vì người dân ở đây có phong tục trồng mận nước từ lâu đời và mận nương trên đất đồi. Nếu muốn mở rộng diện tích trồng hồng thì người dân phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng hoặc phải thuê đất để trồng hồng.

Người dân mới trồng nên chưa có kinh nghiệm trồng, chăm sóc. Chưa có công ty chế biến, xuất khẩu tại địa phương, bên cạnh đó chính quyền các cấp chưa xây dựng được mô hình liên kết giữa nhà sản xuất và tiêu thụ.

Người trồng còn thiếu thông tin thị trường. Người dân chỉ thấy mới đầu cho thu hoạch tốt, tiêu thụ dễ có thương lái đến mua tận vườn mà chưa biết kết quả lâu dài.

Vì giống HKH còn ít nên giá cả mua giống cao, nguồn cây giống được nhân để phục vụ người dân chủ yếu là giâm rễ, chiết cành. Giống cây vẫn bị lai tạp, có thể trên một cây cho nhiều dạng quả, chất lượng không đồng đều.

Trình độ tiếp thu kiến thức về kỹ thuật của người trồng chưa cao, việc áp dụng kỹ thuật trồng cũng chưa tuân thủ đúng theo quy trình kỹ thuật, cách áp dụng quy trình rất khác nhau giữa những người trồng dẫn đến chất lượng thấp, không đồng đều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế cây hồng không hạt tại xã nghĩa thuận, huyện quản bạ, tỉnh hà giang (Trang 52 - 54)