Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế cây hồng không hạt tại xã nghĩa thuận, huyện quản bạ, tỉnh hà giang (Trang 34 - 37)

4.1.2.1. Tài nguyên đất

Đất của xã Nghĩa Thuận được chia thành 7 nhóm chính sau: Đất xám feralit đá nông (Xf - d1). Đất xám feralit đá sâu (Xf - d2). Đất xám feralit glây nông (Xf - gl), đất xám mùn trên núi đá nông (Xu - d1), đất xám mùn trên đất đá sâu (Xu - d2), đất nâu vàng đá sâu (Fv - d2), đất mùn vàng đỏ đá sâu (Fu - d2).

+ Đất xám feralit đá nông (Xf - d1): phân bố ở phía Tây Bắc của xã. Thành phần cơ giới là thịt trung bình càng xuống sâu tỷ lệ hạt sét càng tăng phản ứng của đất từ chua đến rất chua pHkcl 4,0 ở tầng mặt, mùn và đạm tổng số ở tầng mặt giàu tương ứng từ 4,58% và 0,265%, xuống tầng thứ 2 mùn và

cation kiềm trao đổi thấp, canxi trao đổi chiếm ưu thế. Dung tích hấp thu CEC từ 13,54 meg/100 g đất ở tầng mặt.

+ Đất xám feralit đá nông (Xf - d2), phân bố ở phía Tây của xã. Thành phần cơ giới là thịt trung bình càng xuống sâu tỷ lệ hạt sét càng tăng phản ứng của đất từ chua đến rất chua pHkcl 3,89 - 4,28 ở tầng mặt, mùn và đạm tổng số ở tầng mặt giàu tương ứng từ 4,55% - 5,65%, xuống tầng thứ 2 mùn và đạm tổng số trung bình đến khá, kali tổng số ở tầng mặt từ 0,47% - 1,84%, kali dễ tiêu từ nghèo đến trung bình, lượng cation kiềm trao đổi thấp, canxi trao đổi chiếm ưu thế. Dung tích hấp thu CEC từ 12,42 - 13,10 meg/100 g đất ở tầng mặt.

+ Đất xám feralit glây nông (Xf -gl): phân bố ở phía Tây Bắc của xã. Thành phần cơ gới từ thịt trung bình đến thịt nặng phản ứng của đất chua pHKcl từ 4,59 - 5,01 ở tầng mặt mùn và đạm tổng số giảm lân ở tầng mặt từ 0,052 - 0,135% lân dễ tiêu 5,7 - 7,5 mg/100 g, đất ở tầng mặt kali tổng số từ 0,17 -1,02%, kali dễ tiêu nghèo ở tất cả các tầng.

+ Đất xám mùn trên núi đá nông (Xu - d1): phân bố ở phía Nam của xã. Thành phần cơ giới của đất là thịt trung bình. Phản ứng của đất rất chua đến chua pHkcl 3,85 - 4,78 ở tầng mặt. Mùn và đạm tổng số tầng mặt giàu tương ứng là 4,52 - 6,25%, lân tổng số trung bình đến nghèo 0,032 – 0,078%, kali tổng số giàu 1,25 - 1,45% ở tầng mặt.

+ Đất xám mùn trên núi đá sâu (Xu - d2): phân bố ở phía Nam của xã. Thành phần cơ giới của đất là thịt trung bình. Phản ứng của đất rất chua đến chua pHkcl 3,97 - 4,6 ở tầng mặt. Mùn và đạm tổng số tầng mặt giàu tương ứng là 3,27 - 6,88, xuống các tầng dưới mùn và đạm tổng số từ nghèo đến giàu, lân dễ tiêu từ nghèo đến trung bình, kali từ nghèo đến trung bình tổng số 0,51 - 1,57% ở lớp đất mặt.

+ Đất nâu vàng đá sâu (Fv - d2): phân bố ở phía Nam của xã. Thành phần cơ giới của đất thịt nặng, đất chua pHkcl < 5,0. Hàm lượng mùn và đạm tổng số tầng mặt giàu càng xuống sâu càng giảm, mùn tầng mặt giàu (0,216 - 0,286) hàm lượng lân và kali tổng số nghèo, lân dễ tiêu thấp, kali dễ tiêu các tầng nghèo (< 10mg/100g đât), cation kiềm trao đổi thấp ở các tầng đều

(5meq/100g đất), dung tích hấp thu CEC mức trung bình khá (15,1 meq/100g đất), độ bão hòa bazơ trung bình.

+ Đất mùn vàng đỏ đá sâu (Fu - d2): phân bố ở phía Đông Nam của xã, Thành phần cơ giới của đất nhẹ đến trung bình, tỷ lệ cấp hạt sét đạt 15- 36%, đất chua (pHKC1 4,1). Hàm lượng mùn và đạm tổng số tầng mặt thấp càng xuống sâu càng giảm, hàm lượng lân và ka li tổng số nghèo, lân dễ tiêu thấp, kali dễ tiêu ở các tầng nghèo (<10mg/100g đất), cation kiềm trao đổi thấp ở các tầng đều (5 meq/100g đất), dung tích hấp thu CEC mức trung bình khá (9,9 meq/100g đất), độ bão hòa bazơ trung bình. Nhìn chung, các loại đất phân bố trên nhiều dạng địa hình phức tạp khác nhau tạo ra những vùng sinh thái nông - lâm nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên quá trình khai thác, sử dụng trong nhiều năm chưa thật hợp lý, tập quán canh tác nên nhiều nơi tình trạng xói mòn, rửa trôi và suy thoái chất lượng đất vẫn còn xảy ra.

4.1.2.2. Tài nguyên nước

Nghĩa Thuận là xã vùng cao của huyện Quản Bạ nằm trong vùng có lượng mưa trung bình 1.768 mm/năm, nhưng lượng mưa phân bố không đều trong năm, mặt khác trên địa bàn xã tuy có một số hệ thống suối chảy qua nhưng lượng nước cũng phụ thuộc theo mùa nên ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất của người dân trong xã.

4.1.2.3. Tài nguyên rừng

Nghĩa Thuận là xã có tiềm năng rừng khá lớn. Tổng diện tích đất rừng là 1.974,10 ha, chiếm 50,87% diện tích đất tự nhiên, trong đó: đất rừng sản xuất 582,05 ha, chiếm 15,0% diện tích đất tự nhiên; đất rừng phòng hộ 1.020,35 ha, chiếm 26,29% diện tích đất tự nhiên; đất rừng đặc dụng 371,70 ha chiếm 9,58% diện tích đất tự nhiên.

Diện tích đất rừng của Nghĩa Thuận tuy lớn nhưng chủ yếu là rừng tái sinh, rừng khoanh nuôi cho nên thảm thực vật chủ yếu là gỗ tạp, tre nứa, cây bụi và một số loại gỗ tái sinh như: Kháo, Sồi, rừng trồng gồm: Xa mộc, Thông…

4.1.2.4. Tài nguyên nhân văn và khoáng sản

* Tài nguyên nhân văn

Theo số liệu báo cáo dân số chia theo thành phần dân tộc, đến 31/12/ 2016; tổng số nhân khẩu toàn xã là 3156 với 641 hộ. Nghĩa Thuận có 6 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó: dân tộc H’Mông có 1837 người, chiếm 58,2% tổng số dân trong xã; dân tộc Nùng có 1237 người, chiếm 39,2% tổng số dân trong xã; dân tộc Hoa có 56 người, chiếm 1,78% tổng số dân trong xã; dân tộc Kinh có 14 người, chiếm 0,44% tổng số dân trong xã; dân tộc Tày có 8 người chiếm 0,25% tổng số dân trong xã; dân tộc Dao có 4 người, chiếm 0,13% tổng số dân trong xã. Nhìn chung, trình độ dân trí còn thấp, trong lao động, sản xuất còn mang tính tự phát hoặc làm theo tập quán chưa áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học, thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn…, ngoài ra còn một số bộ phận quần chúng nhân dân còn trông chờ, ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của nhà nước, nên chưa phát huy được để phát triển kinh tế - xã hội, dẫn đến đói nghèo. Bản sắc Dân tộc vẫn còn lưu giữ lại được truyền thống văn hoá, lễ hội dân tộc và các ngành nghề truyền thống mang sắc thái riêng. Truyền thống yêu nước, hiếu khách, đoàn kết và cần cù chịu khó là điểm sáng của xã ngày càng được phát huy mạnh mẽ.

* Tài nguyên khoáng sản

Qua thăm dò, khảo sát chưa đầy đủ cho thấy trên địa bàn xã có một số điểm Mangan ở thôn Na Lình và thôn Pả Láng đang đưa vào khai thác 14,05 ha, trong tương lai có thể đưa vào khai thác thêm 113,16 ha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế cây hồng không hạt tại xã nghĩa thuận, huyện quản bạ, tỉnh hà giang (Trang 34 - 37)