Giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế cây hồng không hạt tại xã nghĩa thuận, huyện quản bạ, tỉnh hà giang (Trang 57)

- Liên kết giữa các hộ nông dân để giảm chi phí sản xuất. - Bón hữu cơ, phân xanh để giảm chi phí sản xuất.

- Trồng hồng tập trung phát triển thành khu du lịch sinh thái.

- Thành lập điểm dừng chân trưng bày giới thiệu sản phẩm hồng của hợp tác xã. - Thiết kế mô hình homestay trong khu trồng hồng, kết hợp các món ăn đặc sản: Gà xương đen, mèn mén, tháng cố, hồng…

- Trồng xen các loại hoa thành khu tập trung: Tam giác mạch, hoa cúc… để khách du lịch tham quan chụp ảnh.

- Đa dạng hóa sản phẩm từ hồng không hạt, có nguồn gốc xuất xứ bao bì nhãn mác…

- Bón phân qua lá, một số chế phẩm đậu quả làm kích thích tăng tỷ lệ đậu hoa, quả, tăng năng suất cây trồng.

- Tỉa cành, tạo hình là biện pháp giúp cho cây có được bộ khung cân đối, tán cây thoáng tăng khả năng quang hợp, chống chịu được với điều kiện tự nhiên như: gió, bão, giảm bớt sâu bệnh trú ngụ phát triển. Cây nhanh ra hoa kết quả, tập trung dinh dưỡng cho cây, tạo cho cây có năng suất cao, ổn định.

PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua nghiên cứu những đặc điểm sinh thái, điều kiện tự nhiên, chất lượng, năng suất quả, Hiệu quả kinh tế và sự thích nghi của cây hồng không hạt tại xã Nghĩa Thuận, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang thấy được điều kiện nơi đây thuận lợi cho việc phát triển cây hồng nói chung và hồng không hạt nói riêng. Điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp với giống hồng không hạt và được thị trường ưa chuộng, vì hồng ở đây có chất lượng vượt trội so với nhiều loại hồng khác. Giống hồng này mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng và ngày càng được mở rộng diện tích.

Đối với khu vực đồi núi như xã Nghĩa Thuận, việc sản xuất trồng cây hồng còn mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún, khó áp dụng với các biện pháp khoa học kỹ thuật và đưa máy móc vào sử dụng, khó khăn trong việc vận chuyển quả từ vườn ra đến nơi đỗ xe. Việc trồng hồng hiện nay còn nhiều vấn đề về gia tăng diện tích, cải thiện năng suất và cải tạo vườn trồng và còn gặp khó khăn trong việc sản xuất như ảnh hưởng bởi thời tiết mưa nhiều hoặc nắng nhiều sẽ làm cho sâu bệnh phát triển. Hơn nữa sự sinh sôi đậu quả gặp nhiều khó khăn.

Người sản xuất thu được lợi nhuận từ việc trồng hồng là khá cao vì giá bán cao. Vì vậy, đa số hộ trồng hồng đã trở nên khá giả. Trong quá trình tiêu thụ thì người trồng không cần tốn công hái quả và vận chuyển đến nơi bán như những hoa quả khác mà đã có các thương lái tự đến vườn hái và vận chuyển đi. Hiện nay, có rất nhiều thương lái thu mua hồng, không cần phải tìm kiếm người mua. Nên ít khi bị thương lái ép giá, vì diện tích trồng còn ít nên vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường, với giá cả khá cao chủ yếu thương lái từ nơi khác đến lấy giá cả hợp lý vừa với túi tiền của người dân.

Đối với loại cây trồng lâu năm như hồng không hạt yêu cầu người dân phải có tính kiên trì, không nản lòng khi thời gian hồng cho quả lâu, chi phí đầu tư cao. Vì thế, trong xã việc sản xuất hồng còn mang tính tự phát, chưa quy hoạch khó khăn trong việc thu mua và vận chuyển.

Từ kết quả nghiên cứu, có thể kết luận rằng cây hồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân trồng hồng, lợi nhuận cao vượt hẳn so với các loại cây trồng chính có từ lâu đời tại địa phương. Sản xuất hồng đã và đang giải quyết được công ăn việc làm cho người dân, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của gia đình.

5.2. Kiến nghị

5.2.1. Đối với các cơ quan có thẩm quyền

Các cơ quan có thẩm quyền cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh hồng Da Xanh để các doanh nghiệp, các hộ gia đình mạnh dạn đầu tư, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiêu thụ.

Tập trung nghiên cứu các loại sâu bệnh hại trên cây hồng để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Nhà nước nên đưa ra chương trình hợp tác với các cơ quan nghiên cứu để sản xuất đủ cây giống tốt, sạch bệnh và có cùng nguồn gốc, nguồn gốc xác định, tuyệt đối không trồng cây giống không rõ nguồn gốc hoặc khác nguồn gốc với cây đã có thương hiệu.

Tăng cường bồi dưỡng kiến thức và cập nhật tài liệu cho lực lượng làm công tác khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật để có thể chuyển giao kịp thời những thông tin, kỹ thuật mới cho người trồng hồng không hạt.

Các chính sách hỗ trợ vốn cho các hộ khó khăn có cơ hội để đầu tư, ủng hộ người dân mạnh dạn trong phát triển kinh tế.

Tạo điều kiện cho người trồng, thương lái, chủ vựa có thể vay vốn từ ngân hàng với lãi suất ưu đãi.

Hỗ trợ đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu cho các cơ sở sản xuất và kinh doanh hồng không hạt để kinh doanh có hiệu quả.

Nghiên cứu và cung cấp thông tin thị trường, thông tin về các thị trường tiềm năng cho sản phẩm.

Địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi cho sự kết hợp giữa sản xuất và tiêu thụ, nhằm giúp cho việc sản xuất và tiêu thụ dễ dàng hơn.

Hỗ trợ người sản xuất và người kinh doanh hồng không hạt tiếp cận với thị trường thế giới thông qua các tài liệu, hình ảnh của các mô hình sản xuất ở các nước tiên tiến, tham gia các hội chợ quốc tế.

5.2.2. Đối với người trồng

Nên tham gia thường xuyên các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất nhằm biết được nhiều thông tin mới về quy trình trồng và tiêu thụ hồng không hạt như thế nào là hiệu quả.

Nên tổ chức thành từng nhóm hộ có cùng sở thích, niềm đam mê trồng hồng để thuận lợi trong việc sản xuất và tiêu thụ.

Nên mua giống hồng không hạt có nguồn gốc rõ ràng, không sâu bệnh, không lai tạp mới đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Nên trồng xen canh các loại cây trồng hàng năm trong thời kỳ kiến thiết cơ bản như các loại cây họ đậu, gừng vừa thu được sản phẩm gia đình vừa cải tạo đất và giữ được độ ẩm cho cây.

5.2.3. Đối với thương lái, công ty thu mua và tiêu thụ hồng không hạt

Liên kết với người trồng trong việc thu mua hồng nhằm ổn định đầu ra tránh trường hợp thừa thiếu khi giá cả biến động để người trồng hồng có thể yên tâm sản xuất và cung cấp đủ số lượng như thương lái đã đặt, chất lượng quả đảm bảo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng việt

1. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung và cộng sự (1997), Kinh tế Nông Nghiệp, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội

2. Cao Anh Long, Phạm Văn Côn, Hoàng Ngọc Thuận (1996), Giáo trình Cây ăn quả, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Thuận (2017- 2019) Báo cáo cuối năm Hội Đồng Nhân Dân

4.Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1978), Phân loại thực vật, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp

5. Vũ Văn Chuyên (1971), Thực Vật học, Tập 2, NXB Y học, Hà Nội.

6. Trần Thế Tục, Cao Anh Long, Phạm Văn Côn, Hoàng Ngọc Thuận, Đoàn Thế Lư (1998), Giáo trình Cây ăn quả, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Phạm Văn Côn (1995), Điều tra đánh giá, tuyển chọn một sổ giống hồng tốt ở các địa phương miền bắc Việt Nam, Bộ giáo dục và đào tạo.

8. Phạm Văn Côn (2002), Cây hồng, kỹ thuật trồng và chăm sóc, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Vũ Công Hậu (1999), Trồng cây ăn quá ớ Việt Nam, Nhà xuất bán Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh.

10. Trần Xuân Đức, Lương Xuân Chính (2006), Giáo trình kinh tế vi mô, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

11. Dương Văn Sơn (2000), Bài giảng Kế hoạch giám sát – đánh giá. Trường Đại học Nông Lâm thái Nguyên.

I. Tiếng Anh

12. Son, Coelli và Fleming (1993) - các trang trại cao su; Nghiêm và Coelli (2002) - ngành mận gạo; Rios và Shively (2005) - các trang trại trồng cà phê; Linh (2008) - nông nghiệp nói chung; Minh và Long (2008) - nông nghiệp nói chung; Kompas và cộng sự (2009) - ngành mận gạo.

13. Yung Kyung Choi, Jung Hokim (1972), Trồng hồng ớ Việt Nam, Phái đoàn Vietlinh.vn

14. David Colman (1994), Nguyên lý kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 15. David Begg, Stanley Fischer, Rudger Dornbush (1995), Kinh tế học, NXB Giáo

dục, Hà Nội.

16. Voronxov V.V., Steima U.G (1982), Trồng cây á nhiệt đói, NXB Kolos Moscova

III. Internet

17. http://tuaf.edu.vn/khoanonghoc/bai-viet/quy-trinh-ky-thuat-trong-va-tham-canh- hong-khong-hat-bac-kan-1778.html

18. FAOSTAT/Statistics – Tra cứu trên mạng Internet. 19. https://vi.wikipedia.org

PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ

(Dành cho những hộ trồng hồng không hạt)

Số phiếu: ……… Ngày: / /2020 I. Thông tin cơ bản

Tên chủ hộ: Giới tính:

Năm sinh: Dân tộc:

Trình độ học vấn:

Số nhân khẩu: Số lao động chính:

Địa chỉ: Thôn Xã Nghĩa Thuận Huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

II. Thông tin chi tiết về hộ sản xuất hồi

1. Diện tích trồng hồng không hạt của gia đình đến năm 2019: …... (ha) 2. Ông (bà) bắt đầu trồng cây hồng không hạt từ năm nào: …...………… 3. Sau khi trồng bao lâu thì bắt đầu cho thu hoạch: ………...…………. 4. Diện tích trồng hồng không hạt của gia đình chưa cho thu hoạch đến năm 2019: ………...……

5. Diện tích trồng hồng không hạt của gia đình cho thu hoạch đến năm 2019: ………... 6. chi phí cho một chu kỳ sinh trưởng, thu hoạch của 1 ha hồng không hạt

STT Hạng mục ĐVT Định mức Số lượng Thành tiền (vnđ) I Vật tư dụng cụ 1 Cây giống Cây giống +5% trồng dặm Cây 2 Phân bón Phân chuồng Tấn Phân lân Kg Vôi bột Kg Kali Kg 3 Thuốc BVTV Thuốc sâu Lít

4 Dụng cụ Cuốc Cây Kéo cắt cành Cây Dao Cây Thúng Cái Thang (dùng thu hoach cắt tỉa) Cái Bình phun thuốc II Lao động bình quân Công Phát dọn Công Đào hố trồng Công Trồng cây Công Bón lót Công Tỉa cành làm cỏ Công Bón thúc Công

Phun thuốc Công

Thu hoạch Công

III Chi phí phát sinh

Tổng

7. Sản lượng và giá bán trong năm của hộ trồng hồng không hạt

Số lượg (Kg) Đơn giá (1.000đ/kg) Tổng số tiền (Triệu đồng) 1. Hồng không hạt tươi (Chưa ngâm) 1. Hồng không hạt ngâm

8. Các loại sâu bệnh thường gặp ở hồng không hạt

……… Biện pháp để phòng trừ sâu bệnh:

……… 9. Ông(bà) lấy nguồn cây giống ở đâu:

Tự sản xuất: Mua:

10. Giá của cây hồng không hạt giống năm 2019 là: ……… (đ/cây) 11. Ông (bà) trồng vào thời vụ nào ………...………. 12. Ông (bà) thu hoạch hồng vào thời điểm nào: ………. 13. Gia đình thường sử dụng hồng không hạt vào mục đích gì?

14. Ông (bà) lấy kiến thức, kỹ thuật về trồng và chăm sóc hồng không hạt ở đâu:

Từ tập huấn: Từ sách báo:

Từ các hộ nông dân khác: Từ các nguồn khác:

15. Theo Ông (bà) việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất có cần thiết không:

Rất cần thiết Cần thiết

Không cần thiết Không biết

16.Các cơ quan, tổ chức nào thường tiến hành tập huấn:

Phòng nông nghiệp: Trạm khuyến nông:

17. Ông (bà) có thường xuyên trao đổi thông tin với các hộ nông dân khác hay không:

18. Ngoài cây hồng thì Ông (bà) còn trồng loại cây nào khác không:

Có Không

Loại cây được trồng: ……… Diện tích: ……… Năng suất: …………. Sản lượng: ………… Giá bán: ………. Doanh thu: ………… Các loại phân thường sử dụng(kg)

Thuốc BVTV:

Số lượng: …… Giá bán: …… 19. Nguồn vốn để sử dụng cho sản xuất của gia đình: Vốn tự có Vay ngân hàng: 20. Thuận lợi và khó khăn của Ông (bà) trong quá trình sản xuất:

Thuận lợi: ………... Khó khăn: ………... 21. Nơi tiêu thụ

Tại vườn... Ngoài chợ ... Nơi khác ... 22. Hình thức tiêu thụ

Bán buôn…... Bán lẻ …...

Xác nhận của chủ hộ Điều tra viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế cây hồng không hạt tại xã nghĩa thuận, huyện quản bạ, tỉnh hà giang (Trang 57)