Đầu tư trong sản xuất hồng không hạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế cây hồng không hạt tại xã nghĩa thuận, huyện quản bạ, tỉnh hà giang (Trang 45 - 49)

Qua điều tra thấy rằng, chi phí để sản xuất hồng là khá cao nên người dân vay vốn ngân hàng để đầu tư. Các hộ trồng hồng cho biết với chi phí bỏ ra đến khi bắt đầu cho thu hoạch đến năm thứ 5 là hoàn vốn, và sau mỗi năm cho thu hoạch chi phí đầu tư chiếm khoảng 15% kết quả thu được. Các hộ nông dân vay chủ yếu là vay từ Ngân hàng Nông Nghiệp để trang trải cho việc đầu tư giống, phân bón, công lao động…

* Giống

Cây trồng nông nghiệp nói chung, cây hồng không hạt nói riêng, giống cây quyết định lớn đến năng suất, chất lượng của sản phẩm. Loại giống cây tốt, không sâu bệnh, cây khỏe… khi trồng sẽ phát triển nhanh. Vì người dân chưa trồng phổ biến nên giống cây còn ít, trong xã chủ yếu lấy giống từ 1 số hộ ở thôn Phín Ủng. Vì nhà ông trồng đầu tiên và giống cây đảm bảo. Khi các hộ trồng đến thời kỳ kinh doanh cho thu hoạch thì các gia đình tự ươm bằng rễ cây già và ghép để nhân rộng thêm.

* Phân bón

- Phân bón

Trong ngành nông nghiệp, phân bón chiếm tỉ lệ quan trọng và là nhân tố ảnh hưởng lớn để cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. Sử dụng phân bón đúng cách, đúng thời điểm sẽ cho cây trồng phát triển, năng suất cao, vừa cải tạo đất trồng. Bón phân hợp lý sẽ không bị ô nhiễm môi trường, với điều kiện phân chuồng phải được ủ hoai mục, tuyệt đối không sử dụng phân tươi vì sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, đất trồng sẽ bị chua và đó là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển. Đối với phân hóa học không nên bón quá liều lượng vì có thể làm cho đất bị thoái hóa, khô

các em đi học nên cô thường mang hồng ra chợ xã Nghĩa Thuận, ở chợ bán giá bao nhiêu thì mình bán theo chợ, bán buôn thì không mất công với thời gian nhưng giá rẻ hơn bán lẻ vả lại bán buôn mình không biết được giá cả và các thông tin từ thị trường.

cứng và cây trồng sẽ không phát triển tốt vừa tốn chi phí vừa dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. Qua điều tra các hộ thấy được mức bón phân và được tổng hợp trong bảng sau:

4.2.2. Lượng phân bón vô cơ từ năm thứ 4 trở đi trên 1ha đất trồng hồng không hạt

Bảng 4.5. Lượng phân bón vô cơ từ năm thứ 4 trở đi trên 1ha đất trồng hồng không hạt kg/cây.

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

+ Phân chuồng: bón một lần phân phân đã ủ kỹ, lượng từ 25 – 30 kg/ cây, bón bổ sung 2 – 3 năm một lần vào cuối mùa đông. Giá bán 200.000đ/tấn.

Bón phân cho cây hồng có ý nghĩa quan trọng. Cây hồng cho năng suất cao hay thấp phụ thuộc vào phân bón và công chăm sóc. Người dân bón nhiều loại phân bón khác nhau nhưng chủ yếu là 4 loại phân chính: phân chuồng, phân lân, phân kali, phân đạm. Cũng tùy từng gia đình có liều lượng bón khác nhau.

* Mức bón phân chuồng

Trong các loại phân thì bón phân chuồng là chủ yếu, tạo nền tảng cho cây phát triển. Vì vậy, phân chuồng bón với số lượng nhiều nhất, từ khi trồng đến khi cây cho quả đều phải bổ sung phân chuồng. Khi đã ủ hoai mục, phân tơi xốp có thể bón liều lượng nhiều vừa cải tao đất vừa cho cây phát triển.

Theo kết quả điều tra, người dân bón khoảng từ 25 – 30 kg/cây, vì tán cây to, lan rộng nên các hộ trồng hồng phải đào xung quanh gốc, tán cây rộng bao nhiêu thì

Tuổi của cây

Đạm ure (7000vnđ/Kg) Super lân (15.000vnđ/Kg) Kali (20.000/Kg) 4 - 5 0,2 0,3 0,2 6- 7 0,3 0,4 0,2 8 - 10 0,4 0,6 0,3 11 -14 0,6 0,8 0,4 15 -20 0,8 1,2 0,6 >20 1,2 1,7 0,8

các chất dinh dưỡng nuôi cây và quả. Phân chuồng có thể bón vào khoảng tháng và tháng 10-11 sau khi thu hoạch quả. lúc này thời tiết mưa ẩm rễ cây phát triển tốt. Không có hộ nào sử dụng phân tươi để bón cho hồng, vì theo họ được biết, bón phân tươi lá trở nên vàng hơn, cây không phát triển, không hấp thụ được và đặc biệt là làm cho đất khô cứng, ô nhiễm môi trường. Mỗi thời điểm khác nhau đòi hỏi mức độ bón cho hồng khác nhau.

Phân chuồng có hộ bón bằng nước phân, pha hơi loãng, trước khi tưới xới nhẹ, sâu 5 - 7cm xung quanh gốc theo hình chiếu của tán vào phía gốc cây sâu khoảng 25cm sau đó mới tới nước phân, tưới xong dùng cỏ khô hoặc rơm rạ phủ quanh gốc cây.

Phân chuồng là loại phân có tác dụng tạo mùn rất tốt, cung cấp dinh dưỡng cho cây, giữ ẩm cho đất và khả năng giữ nước, đồng thời việc sử dụng phân chuồng sẽ có tác dụng bảo vệ đất bảo vệ môi trường hơn so với việc sử dụng phân bón hóa học, bên cạnh đó hộ gia đình nào có chăn nuôi trâu, bò thì sẽ tận dụng được nguồn phân bón và giảm được chi phí.

* Mức bón phân đạm

Các loại phân hóa học lúc bón trộn lẫn lại với nhau nên không cần bón nhiều và nếu như bón nhiều phân hóa học làm cho đất xấu đi. Mức bón phân đạm là 0,2 – 1,2kg/cây, phân đạm sẽ khích thích cho cây và quả phát triển, nếu bón nhiều đạm thì quả sẽ to nhưng sẽ ít nước hơn, chất lượng không ngon mà lại tốn nhiều chi phí.

* Mức bón phân lân

Phân lân có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh hóa ở thời kì sinh trưởng của cây, làm cho cành lá khỏe, quả to. Khi sử dụng phân lân sẽ giúp bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng cho cây trồng. Mức bón phân lân là khoảng 0,3-1,7 kg/cây, khi bón trộn các loại phân hóa học với nhau bón vào từng thời kỳ nên mức bón phân số lượng vừa phải, nếu bón nhiều phân hóa học sẽ làm cho cây phát triển thúc lên trong đợt đó và sẽ giảm nhanh khi hết chất dinh dưỡng. Vì vậy không nên bón nhiều các loại phân hóa học, vừa tốn chi phí mà năng suất không tăng là bao nhiêu vừa gây ô nhiễm môi trường.

*Mức bón phân Kali

Kali làm tăng khả năng chống chịu đối với những tác động không có lợi từ bên ngoài, chuyển hóa năng lượng trong quá trình đồng hóa các chất dinh dưỡng

của cây xanh. Kali tạo cho cây cứng chắc ít đổ ngã, tăng khả năng chịu hạn chịu úng và chịu rét, kali làm tăng phẩm chất của hồng làm tăng hàm lượng đường trong quả làm cho quả tươi màu sắc quả đẹp hơn, làm cho quả có hương vị thơm hơn và tăng khả năng bảo quản của quả.

Việc bón phân kali đúng lúc, đủ liều lượng đối với cây trồng là rất cần thiết, không những tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng và phát triển mà còn làm cho chất lượng nâng cao hơn, có vị ngọt, hương thơm, sắc đẹp và chịu được các điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt.

*Thuốc bảo vệ thực vật

Thuốc bảo vệ thực vật phải được sử dụng đúng cách, đúng liều lượng, đúng thời điểm thì hiệu quả cây trồng mới tốt. Tình hình thời tiết khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều phức tạp thì sâu bệnh hại càng phát triển. Gây hại trên khắp các bộ phận của cây, ở các mức độ khác nhau, là tác nhân trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng hồng. Nên xới gốc bón phân hữu cơ, vô cơ đan xen 3- 4 lần/năm.

Khoảng tháng 2-3 dương lịch, bón phân xong, bồi bùn. Cây trên 3 tuổi nên bón phân hữu cơ vi sinh trộn với phân chuồng 3-4 lần/năm, mỗi lần 5-10kg, bón riêng mỗi gốc 1kg vôi để dễ đậu trái và ngọt.

* Tình hình sâu bệnh hại đối với cây hồng không hạt trên địa bàn nghiên cứu.

- Sâu đục thân: hại Thân và cành.

Cách phòng trừ: Quét vôi hoặc quét dung dịch Bordaux vào gốc, nếu sâu đã đục bên trong khoét miệng rộng ra rồi bỏ vài hạt Diaphos10g hay sargent 6g xong dung đát bịt kín lại.

- Sâu ăn lá: hại lá và chồi non mới mọc. Cách phòng trừ: Phun thuốc trừ sâu Sherpa, fastax pha theo nồng độ vừa phải

- Rệp: hại lá, chồi non. Cách phòng trừ phun thuốc Movento phun 1 lần giai đoạn trái non, phun khi sâu non mới nở.

- Sâu đục quả: bướm đẻ trứng ở cuống quả hoặc tai quả, sâu non mới nở có

thể đục vào tận quả làm quả bị rụng. Cách phòng trừ: vặt vài quả non bị sâu hại đem đốt; phun: Padan 95SP của Nhật Bản nồng độ 0,1% hoặc Seleron 500ND nồng độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế cây hồng không hạt tại xã nghĩa thuận, huyện quản bạ, tỉnh hà giang (Trang 45 - 49)