3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3. Tác động của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đến phát triển kinh tế xã
hội
Nhìn chung công tác bồi thường giải phóng mặt bằng hiện nay đa số đều đem lại lợi ích thiết thực cho người dân đặc biệt đối với dự án tạo vốn để phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị. Người dân được tái định cư tại dự án có điều kiện sống tốt hơn, hạ tầng được đầu tư hoàn chỉnh nên đa số người dân trong vùng bị giải toả có cuộc sống tốt hơn trước. Mặt khác, khi kết cấu hạ tầng của dự án được đưa vào khai thác, sử dụng thì người dân được hưởng lợi từ hiệu quả của dự án mang lại như: giải quyết được nhu cầu nhà ở, người dân có cơ hội chuyển sang làm thương mại, dịch vụ nên thu nhập cao hơn hoặc có điều kiện chuyển đổi ngành nghề kinh doanh khác có thu nhập ổn định hơn. Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp do không biết sử dụng nguồn vốn có được từ việc bồi thường giải phóng mặt bằng như mua sắm những đồ dùng xa xỉ trong nhà mà không đầu tư vào sản xuất nên thời gian sau khi tiêu hết tiền bồi thường đã lâm vào gặp khó khăn trong cuộc sống.
Những vấn đề cần quan tâm nhất trong chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của nhà nước chủ yếu tập trung vào vấn đề đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm cho người dân sau khi bị thu hồi đất.
1.3.1. Vấn đề đào tạo nghề
Ở nước ta, hàng năm có khoảng 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động. Tình trạng thừa lao động nông nghiệp đang phổ biến vốn do tình trạng đất chật, người đông, lại do tác động của quá trình đô thị hoá, xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, đất canh tác ngày càng bị thu hẹp và manh mún,... Trong khi đó, việc tổ chức thực hiện hỗ trợ dạy nghề, chuyển đổi ngành nghề cho người nông dân phải đối mặt với nhiều khó khăn, nên hiệu quả chưa cao. Việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và điều kiện sản xuất ngày càng được cải thiện, cho phép lao động đảm đương phạm vi canh tác lớn hơn,... cũng tạo nên tình trạng dư thừa lao động. Dạy nghề để nông dân từng bước chuyển đổi ngành nghề, làm giàu chính đáng và chủ động hội nhập vào xu thế phát triển xã hội hiện đại đang là vấn đề nóng bỏng hiện nay.
Xác định đào ta ̣o nghề cho lao đô ̣ng nông thôn là sự nghiê ̣p của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao đô ̣ng nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đa ̣i hóa nông nghiê ̣p, nông thôn, ngày
27/11/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Đào ta ̣o nghề cho lao đô ̣ng nông thôn đến năm 2020”. Theo đó, mục tiêu cụ thể giai đoạn 2011 - 2015 sẽ đào ta ̣o nghề cho 5.200.000 lao động nông thôn, trong đó: Khoảng 4.700.000 lao động nông thôn được ho ̣c nghề (1.600.000 người ho ̣c nghề nông nghiệp; 3.100.000 người ho ̣c nghề phi nông nghiệp), trong đó đặt hàng da ̣y nghề khoảng 120.000 người thuộc diê ̣n hô ̣ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế. Tỷ lê ̣ có viê ̣c làm sau khi ho ̣c nghề trong giai đoa ̣n này tối thiểu đa ̣t 70%.
1.3.2.Vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp
Theo đánh giá hiện nay, lao động nông nghiệp nhìn chung không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Hầu hết các lao động nông nghiệp vẫn giữ nguyên nghề cũ sau khi đất sản xuất bị thu hồi, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ (khoảng vài %) chuyển sang nghề mới và tìm được việc làm ổn định. Có tới 67% số lao động nông nghiệp bị thu hồi đất vẫn giữ nguyên nghề sản xuất nông nghiệp; 13% chuyển sang nghề mới và khoảng 20% không có việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định. Đối với các lao động thuộc ngành phi nông nghiệp, lao động làm thuê và công nhân thì cơ hội chuyển sang nghề mới lớn hơn nhiều. Việc làm và thu nhập của các hộ sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp (chiếm tới 60%) là đối tượng bị tác động lớn nhất sau khi thu hồi đất và gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm mới. 53% số hộ có thu nhập giảm so với trước khi bị thu hồi đất, chỉ có 13% số hộ có thu nhập tăng hơn trước.
Do vậy, việc hỗ trợ chuyển đổi lao động nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp khác thông qua đào tạo, hướng nghiệp, ưu tiên tiếp nhận vào các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp - dịch vụ tại chỗ là vấn đề cần được quan tâm giải quyết hiệu quả khi thu hồi đất.
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Sinh kế của các hộ dân có đất bị thu hồi đất tại các dự án trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian:
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình, cụ thể là ở các dự án:
TT Tên dự án Địa điểm Nhóm đại điểm Số hộ gia đình bị ảnh hưởng Diện tích thu hồi (m2)
1 Tạo quỹ đất Khu dân cư Tỉnh lộ 2 Thị trấn
Hoàn Lão Đồng bằng 107 128.064,30
2 Phân lô đất ở tại xã Phú Trạch Xã Phú
Trạch Đồng Bằng 2 11.433,10
3 Phân lô đất ở tại thị trấn Hoàn Lão Thị trấn
Hoàn Lão Đồng Bằng 8 17.903,40
4 Tạo quỹ đất ở khu vực Lòi Huyện
và khu vực Động Cát Xã Đại Trạch Ven biển 11 22.174,40
5 Tạo quỹ đất tại thôn 1 Xã Lý Trạch Ven biển 31 28.807,60
6 Phân lô đất ở tại xã Đại Trạch Xã Đại Trạch Ven biển 14 7.710,30
7 Phân lô đất ở tại xã Xuân Trạch Xã Xuân
Trạch Đồi núi 22 19.744,00
8 Xây dựng điểm dân cư nông thôn
xã Vạn Trạch
Xã Vạn
Trạch Đồi núi 10 6.086,50
9 Phân lô đất ở tại xã Vạn Trạch Xã Vạn
Trạch Đồi núi 4 5.117,90
10 Tạo quỹ đất thôn Chánh Hòa, xã
Nam Trạch
Xã Nam
Trạch Đồi núi 8 16.955,30
11 QH chi tiết đất ở, chợ Troóc Xã Phúc
Tổng hợp số hộ gia đình bị ảnh hưởng theo từng nhóm địa điểm như sau:
TT Nhóm địa điểm Số hộ gia đình bị ảnh hưởng
1 Đồng bằng 117 hộ
2 Ven biển 56 hộ
3 Đồi núi 54 hộ
TỔNG CỘNG 227 hộ
-Phạm vi thời gian
Đề tài thực hiện đối với các dự án có thu hồi đất từ năm 2013 đến năm 2016.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Bố Trạch.
- Tình hình thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, GPMB, tái định cư phục vụ các dự án trên địa bàn huyện.
- Các ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến sinh kế của người dân.
- Giải pháp góp phần ổn định, nâng cao đời sống của người dân bị ảnh hưởng bởi thu hồi đất thực hiện các dự án tạo quỹ đất trên địa bàn huyện Bố Trạch.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1.Phương pháp thu thập số liệu
a. Số liệu thứ cấp:
Dữ liệu thứ cấp được khai thác cho việc tổng quát hóa các vấn đề có liên quan tới nghiên cứu, như chính sách kinh tế, xã hội, chính sách thu hồi đất, GPMB, điều kiện của địa bàn nghiên cứu, Các Quyết định, hồ sơ GPMB của các dự án cụ thể nhằm hỗ trợ cho việc thiết kế nghiên cứu và phân tích trong quá trình nghiên cứu.
b. Số liệu sơ cấp:
Chọn mẫu điều tra các hộ gia đình có đất bị thu hồi. Xác định cỡ mẫu áp dụng công thức Slovin. Nghiên cứu đối với 11 dự án tạo quỹ đất tại huyện Bố Trạch trong những năm gần đây, với tổng số hộ gia đình bị ảnh hưởng do thu hồi đất là 227 hộ.
Áp dụng công thức Slovin để tính toán số mẫu điều tra: n = N = 227 = 79,96 (1 +N.e2) ( 1 + 227.0,092 )
Trong đó:
n : Kích cỡ mẫu được tính
N : Tổng số mẫu
e : Sai số chuẩn, với mức chính xác tương đối, chọn e có giá trị từ
0,05 đến 0,1, ở đây chọn giá trị sai số e = 0,09
Số hộ cần điều tra để đưa ra kết quả thống kê chính xác đối với 227 hộ là 80 hộ gia đình.
Chọn mẫu điều tra sử dụng phương pháp chọn mẫu chùm để có tính đại diện cho từng vùng có đặc trưng địa lý khác biệt. Cụ thể khu vực nghiên cứu được chia thành 3 nhóm: Nhóm vùng đồng bằng, nhóm vùng đồi núi và nhóm vùng ven biển. Mục đích của việc chia nhóm chọn mẫu giúp đơn giản hóa quá trình điều tra thực địa, ngoài ra trong quá trình tổng hợp phân tích số thấy được sự khác nhau của sinh kế người dân bị thu hồi đất tùy từng vị trí địa lý cụ thể.
Các hộ gia đình thuộc cùng một nhóm thường mang những đặc trưng giống nhau do đó để hạn chế sai số lấy mẫu trong số 80 hộ cần điều tra, chọn trọng số cho từng nhóm cụ thể như sau:
Nhóm các vùng đồng bằng chọn p1=117/227 Nhóm các vùng đồi núi chọn p2=56/227 Nhóm các vùng ven biển chọn p3=54/227
Số hộ cần điều tra theo từng nhóm là:
Nhóm các vùng đồng bằng: n1 = n.p1 = 80.117/227 = 41 hộ Nhóm các vùng đồi núi chọn n2 = n.p2 = 80.56/227 = 20 hộ Nhóm các vùng ven biển chọn n3 = n.p3 = 80.54/227 = 19 hộ
Ở mỗi nhóm, ta liệt kê danh sách và đánh số thứ tự. Dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản chọn ra các con số ngẫu nhiên để xác định các mẫu cần cần điều tra.
Bảng phỏng vấn được soạn thảo sẵn trên phiếu điều tra. Phiếu điều tra được xây dựng gồm 3 phần, phần I thu thập thông tin chung của chủ hộ gia đình gồm tên, tuổi, địa chỉ của chủ hộ; nhân khẩu, trình độ học vấn, nghề nghiệp. Phần II của phiếu điều tra nhằm thu thập các thông tin để làm cơ sở dữ liệu cho việc đánh giá sinh kế của người dân theo ngũ giác sinh kế là nguồn vốn tự nhiên, vốn tài chính, vốn con người, vốn xã hội, vốn vật chất của hộ gia đình trước và sau khi thu hồi đất. Phần III của phiếu điều tra nhằm đánh giá những thuận lợi và khó khăn của người dân trong việc ổn định cuộc sống mới, ý kiến và đề xuất của người dân về chính sách, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, giải quyết việc làm của Nhà nước khi thu hồi đất.
2.3.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Sử dụng phần mềm các phần mềm Microsoft Excel và IBM SPSS Statistics 20 để nhập, phân tích và xử lý số liệu.
2.3.3. Phương pháp so sánh
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội
3.1.1.Vị trí địa lý
Huyện Bố Trạch nằm ở cửa ngõ phía Bắc thành phố Đồng Hới, trung tâm tỉnh lỵ Quảng Bình có chiều rộng từ Tây sang Đông chiếm toàn bộ chiều ngang của Việt Nam. Với vị trí địa lý đặc biệt, Bố Trạch tiếp giáp với cả Biển Đông và biên giới Việt Nam và Lào. Có đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh cả hai nhánh Đông và Tây chạy dọc từ Bắc đến Nam suốt chiều dài của huyện và đi qua địa phận hầu hết các xã.
❖ Lãnh thổ của huyện có toạ độ địa lý như sau:
Vĩ độ Bắc: 170 14’39”đến 170 43' 48”
❖ Ranh giới hành chính của huyện:
- Phía Bắc giáp: Thị xã Ba Đồn, Tuyên Hóa, Minh Hóa. - Phía Nam giáp: Thành phố Đồng Hới và huyện Quảng Ninh. - Phía Đông giáp: Biển Đông.
- Phía Tây giáp: nước CHDCND Lào.
Bố Trạch có 24 km bờ biển và trên 54km đường biên giới với nước CHDCND Lào; Có nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua, bao gồm quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh (nhánh Đông và Tây), đường sắt Bắc – Nam. Các tuyến đường quốc lộ 15A; Tỉnh lộ 2( TL 561) ; 2B( TL 560), tỉnh lộ 3( TL 566); tỉnh lộ 11 ( TL 565) nối hệ thống QL1, đường Hồ Chí Minh và đường 20 ( TL 562) tạo thành mạng lưới giao thông ngang - dọc tương đối hoàn chỉnh; có cửa khẩu Cà Roòng – Noọng Ma (Việt Nam – Lào), có cảng Gianh, các danh thắng nổi tiếng Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được UNESCO công nhận di sản thiên nhiên thế giới, khu du lịch - nghỉ mát tắm biển Đá Nhảy là những lợi thế trong phát triển giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội.
Tóm lại, vị trí địa lý đã tạo cho huyện có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển toàn diện về kinh tế – xã hội, có cơ hội và điều kiện tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật để triển khai ứng dụng vào sản xuất và đời sống, thực hiện nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa nền kinh tế đi lên những bước vững chắc, nhanh hơn trên con đường phát triển của huyện nhà trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI.
3.1.2.Điều kiện tự nhiên
3.1.2.1.Địa hình
Địa hình của huyện Bố Trạch có độ nghiêng từ Tây sang Đông (từ biên giới Việt – Lào xuống đến Biển Đông. Toàn huyện có thể chia làm 4 dạng địa hình như sau:
- Địa hình núi đá vôi
Kiểu địa hình này chiếm phần lớn diện tích của xã Thượng Trạch, Tân Trạch và một phần diện tích phía Tây của xã Xuân Trạch, Sơn Trạch, Phúc Trạch gồm khối núi đá vôi liên tục từ đèo Mụ Giạ (huyện Minh Hoá) kéo dài tới hang én, Rào Bụt, Cà Roòng (huyện Bố Trạch). Đây chính là khối núi đá vôi liên tục rộng lớn nhất của Việt Nam. Địa hình núi đá vôi bị chia cắt rất mạnh, với những vách đá dựng đứng, xếp lớp, đỉnh lởm chởm, thường kèm theo quá trình karst do hoà tan và ngưng đọng carbonat hình thành nên các nhũ đá, măng đá, nấm đá, chuông đá, cột đá đa dạng, phức tạp, đẹp kỳ diệu trong các hang động.
- Địa hình gò đồi
Đây là khu vực tiếp giáp địa hình núi đã vôi và vùng đồng Bằng. phân bố ở khu vực tiếp giáp giữa địa hình núi đá vôi và địa hình đồng bàng. Độ cao trung bình của dạng địa hình này từ 200- 100m, thuộc địa bàn các xã: Lý trạch, Nam Trạch, Hòa
đồi hình thành nhiều khu vực đất đai rộng lớn màu mỡ cho trồng trọt và chăn nuôi. Trên dạng địa hình này rất thuận tiện cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày đặc biệt là cây cao su.
- Địa hình đồng bằng
Gồm các xã Tây Trạch, Đồng Trạch, Bắc Trạch, Mỹ Trạch, thị trấn Hoàn Lão, Phú Trạch, Hạ Trạch, Sơn Lộc, Lý Trạch, Hoàn Trạch, Vạn Trạch, Trung Trạch, Đại Trạch. Vùng này địa hình tương đối bằng phẳng, thỉnh thoảng có một vài đồi gò thấp độ dốc nhỏ. Nơi cao nhất là 60 m so với mặt biển. Ở dạng địa hình này rất thuận tiện cho việc phát triển trồng lúa nước và phát triển cây trồng hàng năm.
- Địa hình ven biển
Gồm các xã Nhân Trạch, Đức Trạch, Hải Trạch, Thanh Trạch, Đại Trạch và Trung Trạch. Vùng này địa hình bằng và thấp, có nhiều cồn cát giáp vùng đồng bằng, ổn định.
3.1.2.2Khí hậu
Bố Trạch mang đậm đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng ven biển miền Bắc Trung Bộ. Hàng năm thường chịu ảnh hưởng của ba luồng gió chính. Gió mùa đông bắc thổi từ Trung Quốc và vịnh Bắc Bộ trong thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Gió mùa tây nam thổi từ vịnh Ben gan tràn qua lục địa luồn qua các các dãy núi phía tây, đặc biệt là dãy Trường Sơn thổi qua. Từ tháng 6 đến tháng 7 trung bình mỗi năm có 18 đến 20 ngày gió mùa tây nam khô nóng, nhân dân thường gọi là “Gió Lào”. Mùa gió đông Nam mát mẽ thổi vào từ biển Thái Bình Dương mà