Giải pháp về thực hiện công tác bồi thường, GPMB thu hồi đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến sinh kế người dân ở một số dự án tạo quỹ đất tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 77 - 78)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4.1. Giải pháp về thực hiện công tác bồi thường, GPMB thu hồi đất

Trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, GPMB thực hiện các dự án Tạo quỹ đất, cần bám sát chính sách thu hồi đất, giải quyết việc làm cho lao động sau thu hồi đất phải được xác định rõ trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Đến năm nào, bao nhiêu hộ dân sẽ bị thu hồi và những loại đất nào sẽ bị thu hồi, cuộc sống của người dân có đất bị thu hồi sẽ ra sao, vấn đề việc làm, tái định cư cần được làm rõ trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội.

Phải có sự gắn kết giữa các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển khu công nghiệp, với chiến lược đào tạo ngành nghề để chuẩn bị một đội ngũ lao động phù hợp với yêu cầu của việc chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất. Việc chuẩn bị này phải đi trước một bước, phải được thông báo rộng rãi để người lao động có đất bị thu hồi chuẩn bị nghề nghiệp phù hợp với các doanh nghiệp sẽ tổ chức sản xuất kinh doanh trên mảnh đất mà họ chuyển giao.

Cần xây dựng chiến lược mang tính kịp thời cũng như lâu dài về đào tạo việc làm cho người lao động sau thu hồi gắn với chiến lược của thời kỳ CNH – HĐH, đặc biệt quan tâm đến nhóm hộ bị thu hồi trên 70% diện tích đất. Các cấp chính cơ sở cần nắm rõ thực trạng lao động, việc làm ở những khu vực có đất nông nghiệp bị thu hồi, từ đó đề xuất kế hoạch đào tạo nghề cho lao động tại địa phương mình. Kế hoạch đào tạo của xã, huyện phải được xây dựng chi tiết, trên cơ sở phân loại lao động, độ tuổi, sức khoẻ,…mức độ đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp. Từ đó Tỉnh, thành phố sẽ có đề án, chương trình phát triển nguồn nhân lực dài hạn, trung hạn, ngắn hạn để tạo việc làm cho người lao động.

Thực hiện đầy đủ các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để bảo đảm quyền lợi của người dân bị di dời giải tỏa; bố trí tái định cư với diện tích phân lô phù hợp, tạo điều kiện cho hộ dân sớm ổn định cuộc sống và có điều kiện chuyển đổi nghề phù hợp.

Tháo gỡ cơ bản các vướng mắc tại chính quyền cơ sở trong việc xác nhận nguồn gốc sử dụng đất của hộ dân để đẩy nhanh tiến độ lập phương án bồi thường GPMB.

Kiên quyết tổ chức cưỡng chế kịp thời các trường hợp đã nhiều lần vận động thuyết phục nhưng vẫn chây ỳ, cố tình không thực hiện giao trả mặt bằng theo quy định nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.

Nhà nước cần chú trọng sinh kế của người dân sau khi bị thu hồi đất, coi trọng vấn đề chuyển đổi nghề, hoặc hỗ trợ thích đáng để cải tạo đất nơi tái định cư để họ có thu nhập tốt hơn. Cụ thể, cần thận trọng cân nhắc khi thu hồi đất, hỗ trợ có thu nhập từ nghề mới ít nhất theo mức ổn định như cũ, đến khi nào người dân đảm bảo mức thu

nhập ổn định mới ngừng hỗ trợ, không chỉ hỗ trợ một lần như hiện nay, đồng thời tách các chính sách an sinh ra khỏi chính sách giá đền bù đất.

Ngoài ra, cần tăng cường, kiểm tra, giám sát bằng kênh độc lập việc thu hồi giao đất để đảm bảo việc thực thi đúng pháp luật của đội ngũ quản lý đất đai. Một trong những kênh đó chính là người nông dân, bởi họ cần được tham khảo ý kiến trước khi thu hồi đất và giám sát trong quá trình qua các thông tin công khai về giá, thủ tục, quy trình…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến sinh kế người dân ở một số dự án tạo quỹ đất tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)