Ảnh hưởng của thu hồi đất đến nguồn vốn con người của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến sinh kế người dân ở một số dự án tạo quỹ đất tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 66 - 68)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.2. Ảnh hưởng của thu hồi đất đến nguồn vốn con người của người dân

Khi hộ gia đình bị hồi đất nông nghiệp thì được đền bù bằng tiền, có thể suy luận được nguồn vốn tự nhiên sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Tuy nhiên, việc không còn đất nông nghiệp, hoặc diện tích đất nông nghiệp không còn đảm bảo để canh tác bắt

buộc người dân phải chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm mới, theo đó nguồn vốn con người sau khi thu hồi đất có sự thay đổi không nhỏ.

Kết quả điều tra cho thấy việc chuyển đổi nghề nghiệp đã diễn ra ở hầu hết các hộ gia đình, đặc biệt đối với các hộ bị thu hồi hết đất nông nghiệp. Đây là hành động xã hội hợp lý của người dân nhằm mục đích đảm bảo cuộc sống của mình một cách tốt nhất trong điều kiện không thể tiếp tục phát triển trồng trọt, chăn nuôi. Hơn nữa, với diện tích còn lại rất ít, việc trồng lúa, trồng màu không mang lại hiệu quả và lý do nữa là hầu hết các hệ thống thủy nông cấp thoát nước không còn.

Sản xuất nông nghiệp sau thu hồi đất không còn chiếm vai trò quan trọng trong đời sống của nhân dân như trước nữa. Việc thu hồi đất đã làm cơ cấu kinh tế của các khu vực thực hiện dự án có sự thay đổi theo hướng chuyển dần từ nông nghiệp sang công nghiệp xây dựng, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại.

Biểu 3.1: Cơ cấu nghề nghiệp trước và sau khi thu hồi đất

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra hộ, 2017)

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp chủ yếu ở các lĩnh vực như: gia công cơ khí, xay xát, cửa hoa, cửa sắt, sản xuất giá, đậu phụ, giết mổ gia súc gia cầm…. Một số gia đình chuyển sang kinh doanh dịch vụ, chủ yếu là buôn bán nhỏ lẻ như bán tạp hóa, kinh doanh hàng ăn, nước giải khát,... Số khác không thể chuyển đổi việc làm thì phải làm thuê kiếm sống như chạy xe thồ, phụ thợ xây, làm thuê ở cho các hộ sản xuất, kinh doanh nhỏ khác. Những ngành nghề này tuy mới mẻ nhưng nhanh chóng được người dân phát triển. Điều này cho thấy các hộ gia đình đã biết cách đa dạng hóa các ngành nghề để tăng thu nhập và tạo thêm việc làm cho các thành viên trong gia đình.

Bên cạnh việc phải chuyển đổi nghề nghiệp, và tìm kiếm việc làm mới, thu hồi đất để xây dựng các dự án trên địa bàn huyện còn mở ra cơ hội cho người dân phát triển nguồn vốn con người. Hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông, trường học được xây dựng, sửa chữa khang trang hơn, người dân còn nguồn tiền từ bồi thường thiệt hại, hỗ

trợ học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp để đầu tư cho học tập, xây dựng lại nguồn vốn con người. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra ngoài việc cho con cái học hành như trước, chỉ có 4,4% hộ gia đình sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ vào việc học nghề. Khi khảo sát thì nhiều người cho biết nguyên nhân của việc ít người chủ động học nghề là do độ tuổi không phù hợp, bên cạnh đó trình độ học vấn thấp nên ngại tham gia các lớp đào tạo, sau khi học tìm kiếm nơi làm việc khó khăn. Do đó, người chỉ đầu tư cho con em theo học hành, còn bản thân người lớn tuổi (trên 35 tuổi) khi mất đất nông nghiệp cách đơn giản nhất mà họ lựa chọn là làm thuê tự do.

Biểu 3.2: Lý do không chuyển đổi nghề nghiệp

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra hộ, 2017)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến sinh kế người dân ở một số dự án tạo quỹ đất tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)