Một số vướng mắc thường gặp trong quá trình thực hiện các dự án Tạo quỹ đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến sinh kế người dân ở một số dự án tạo quỹ đất tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 63 - 65)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.3. Một số vướng mắc thường gặp trong quá trình thực hiện các dự án Tạo quỹ đất

đất trên địa bàn huyện Bố Trạch

Các dự án Tạo quỹ đất trên địa bàn huyện đều là dự án phát triển kinh tế xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng, do đó đều do Nhà nước thu hồi đất. Nhiệm vụ GPMB thực hiện các dự án tạo quỹ đất chủ yếu do hai đơn vị đảm nhận là Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện Bố Trạch và Trung tâm Phát triển Quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình. Các đơn vị nhìn chung đều thực hiện đúng và đủ quy trình GPMB khi nhà nước thu hồi đất, tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn gặp phải một số vướng mắc không thể tránh khỏi. Các hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng thường có khiếu nại xoay quanh một số nội dung như sau:

- Đối với bồi thường về đất, do thu hồi đất để thực hiện các dự án Tạo quỹ đất, cho nên người dân thường có sự so sánh giữa giá đất bồi thường khi thu hồi và giá đất bán ra khi hoàn thành công trình. Ví dụ ở Dự án Tạo quỹ đất khu dân cư Tỉnh lộ 2, giá

đất ở áp dung để tính bồi thường theo quy định cao nhất là 1.210.000đ/m2, nhưng giá

khởi điểm để đấu giá thì thấp nhất đã là 2.860.000đ/m2, giá cao nhất lên tới 4.650.000đ/m2. Do đó, một số hộ gia đình không thống nhất thu hồi đất với ý kiến giá đất bồi thường không sát giá thị trường, gây khó khăn không nhỏ trong quá trình thực hiện dự án.

- Công tác khảo sát, trích đo chỉnh lý địa chính thường gặp sai sót về điều tra nguồn gốc, quy chủ sử dụng đất. Lý do là vì hồ sơ địa chính chưa sát thực tế, người thực hiện công tác khi thực hiện điều tra còn chưa đối soát kỹ, không kiểm tra đầy đủ với những người sử dụng đất liên quan. Bên cạnh đó, kết quả đo đạc, trích lập bản đồ không có bước niêm yết công khai, do đó sau khi hoàn thành vẫn phải xử lý các khiếu nại của người dân.

- Đối với việc bồi thường, hỗ trợ cho một số hạng mục tài sản là nhà và các công trình khác của người dân, UBND tỉnh Quảng Bình quy định cụ thể và chi tiết tại Quyết định số 22/2014/QĐ-UBND. Đối với nhà, công trình phục vụ sinh hoạt đều được bồi thường bằng tiền tương đương với giá trị xây mới theo bảng giá do UBND tỉnh quy định, tuy nhiên đối với các công trình xây dựng khác thì chưa được quy định rõ, một số điều, khoản còn chưa phù hợp với điều kiện thực tế, ví dụ như tại điểm đ,

khoản 9, Điều 22 quy định: “Nhà tạm, công trình xây dựng phục vụ sản xuất nông nghiệp không đủ điều kiện để bồi thường về tài sản nhưng xây dựng trước 01/7/2014 trên đất nông nghiệp, kể cả trên đất nông nghiệp tạm giao, cho thuê, đấu thầu được UBND cấp xã cho phép bằng văn bản trước khi xây dựng khi Nhà nước thu hồi đất thì được hỗ trợ bằng 100% mức bồi thường giá trị công trình do UBND tỉnh quy định. Trường hợp xây dựng không có văn bản cho phép của UBND cấp xã thì chỉ được xem xét hỗ trợ bằng 20% mức bồi thường giá trị công trình do UBND tỉnh quy định”. Căn cứ quy định như trên, khi điều tra, lập phương án, toàn bộ các hộ gia đình có tài sản thuộc trường hợp nêu trên đều không thể cung cấp được văn bản cho phép ở thời điểm trước khi xây dựng. Do đó, sau khi đã trừ khấu hao so với giá trị xây mới của tài sản, lại hỗ trợ ở mức 20% như trên thì giá bồi thường, hỗ trợ còn lại quá thấp. Đa số người dân không thống nhất với phương án ở điểm này.

- Trong quá trình thực hiện các dự án, người dân thường khiếu nại với công tác thi công công trình gây ô nhiễm khói bụi, rung lắc gây nứt đổ các công trình của người dân ở xung quanh khu vực thu hồi.

3.3.Ảnh hưởng của thu hồi đất đến sinh kế của người dân

Việc điều tra bằng phương pháp lập phiếu lấy ý kiến trực tiếp được tiến hành trên 80 hộ gia đình có đất bị thu hồi. Căn cứ vào địa bàn, việc điều tra được chia thành 3 nhóm. Nhóm 1 là nhóm địa bàn đồng bằng, điều tra ở khu vực thị trấn Hoàn Lão, xã Phú Trạch; nhóm 2 điều tra các dự án thực hiện ở địa bàn ven biển, nằm trên địa bàn xã Đại Trạch, Lý Trạch; nhóm 3 địa bàn trung du, miền núi gồm các xã Nam Trạch, Phúc Trạch, Vạn Trạch, Xuân Trạch.

Các hộ gia đình trong diện điều tra chủ yếu sinh sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Một số hộ ở vùng ven biển có nghề đánh bắt thủy hải sản, một bộ phận khác kiếm sống nhờ sản xuất, kinh doanh, tuy nhiên số lượng không đáng kể.

Về nhân khẩu trong hộ gia đình, các hộ có số lượng người tương đối đông, trung bình 5,76 khẩu/hộ gia đình. Đa số trong mỗi hộ đều có từ 2 đến 3 thế hệ cùng sinh sống cho nên số lượng lao động trong nhà có hạn chế, trung bình là 4,06 lao động/hộ và đa số đều sản xuất nông nghiệp, trung bình 3,73 lao động nông nghiệp/hộ.

Theo số liệu điều tra được, tuổi bình quân của chủ hộ khá cao, mức trung bình là 51,07 tuổi, có trình độ bình quân của nhân khẩu là lao động trong các hộ tương đối thấp, có tới 30,6% lao động chỉ mới học hết cấp 1. Trong tất cả các hộ điều tra, chỉ có 19 người có trình độ chuyên môn từ Trung cấp trở lên, tuy nhiên đều làm ăn ở xa, không ở nhà trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Chỉ tiêu ĐVT Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3

Chỉ tiêu ĐVT Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3

2. Tuổi bình quân Tuổi 29,15 31,46 31,03

3. Tuổi chủ hộ bình quân Tuổi 50,29 52,45 50,47

4. Trình độ văn hóa, chuyên môn của các nhân khẩu ở độ tuổi lao động

- Không biết chữ % 4 7 3

- Học hết cấp 1 % 22 42 28

- Tốt nghiệp trung học cơ sở

hoặc trung học phổ thông % 68 49 69

- Có trình độ chuyên môn % 6 2 0

5. Bình quân nhân khẩu Người 6,2 5,8 5,3

6. Lao động

- Lao động /hộ Lao động 4,4 4,0 3,8

- Lao nông nghiệp/hộ Lao động 3,9 3,8 3,5

7. Số tiền đền bù

Bảng 3.2. Tình hình cơ bản của các nhóm hộ điều tra sau thu hồi đất

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra hộ, 2017)

Điều tra thực tế cho thấy rằng, đa số chủ hộ có đất nông nghiệp bị thu hồi đều lớn tuổi, trình độ văn hóa thấp. Bộ phận lao động lớn tuổi chiếm đa số và ít được học hành hơn nhưng lại là những người phải gánh vác trách nhiệm quan trọng trong việc đảm bảo sinh kế của hộ, là những lao động chính tạo thu nhập cho hộ. Công việc và thu nhập của các hộ gia đình ở đây đều xoay quanh sản xuất nông nghiệp, khi bị thu hồi đất, các nguồn vốn sinh kế của người dân đều bị ảnh hưởng khá lớn và phần lớn thay đổi theo chiều hướng tiêu cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến sinh kế người dân ở một số dự án tạo quỹ đất tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)