3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.3.3. Ảnh hưởng của thu hồi đất đến nguồn vốn tài chính của người dân
Qua kết quả nghiên cứu về việc làm của người dân sau khi bị thu hồi đất cho thấy rằng, quá trình thu hồi chưa thực sự gắn với công tác đào tạo nghề, chưa chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho người dân có đất bị thu hồi chuyển dịch cơ cấu lao động. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân chủ yếu thực hiện bằng tiền cụ thể là 05 lần giá đất nông nghiệp đối với diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi. Hệ quả tất yếu làm cho thu nhập của đa số hộ gia đình đều giảm.
Thu nhập của hộ Nhóm hộ 1 Nhóm hộ 2 Nhóm hộ 3 (n=40) (n=20) (n=19) (Hộ) (%) (Hộ) (%) (Hộ) (%) - Thu nhập tăng 8 20,5 3 15,0 5 5,0 - Thu nhập giảm 22 56,4 13 65,0 11 11,0
- Thu nhập không đổi 9 23,1 4 20,0 3 3,0
Sau khi nhận tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp người dân không có được sự tư vấn, định hướng chuyển đổi nghề từ các cơ quan chức năng dẫn đến sử dụng tiền không đúng mục đích chuyển đổi nghề nghiệp mà chỉ dùng vào việc mua sắm các vật dụng sinh hoạt và tiêu dùng hằng ngày.
Những khó khăn về tài chính làm cho khả năng phát triển kinh tế hộ gia đình bị giảm sút, muốn cải thiện được kinh tế nông hộ thì việc tăng đầu tư nhằm mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm là một nhu cầu tất yếu. Trong điều kiện sau khi thu hồi đất, khi mà diện tích canh tác giảm sút, kiến thức về tích luỹ, quản lý tài chính của người nông dân thấp, thì việc vay vốn để đầu tư được coi là giải pháp quan trọng nhất để cải thiện nguồn vốn tài chính.
Qua điều tra cho thấy, ở các địa phương khác nhau thì tỷ lệ hộ vay được vốn của các nhóm hộ cũng khác nhau, điều này cho thấy tính đặc thù về nguồn vốn và khả năng tiếp cận các vốn của nông hộ ở mỗi địa phương.
Biểu 3.3: Số hộ có tiếp cận vay vốn theo các nhóm
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra hộ, 2017)
Với trình độ dân trí như hiện nay việc tập huấn sử dụng đồng vốn sao cho có hiệu quả là một nhu cầu quan trọng và cần thiết. Sự quan tâm của chính quyền và các đoàn thể, chính trị, các dự án trong việc mở các lớp tập huấn kiến thức sử dụng vốn sau khi vay cho hộ nông dân thực sự là nhân tố hỗ trợ có tác động tích cực đến hiệu quả sử dụng vốn của mọi nhóm hộ, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Những nhân tố cản trở nguồn vốn tài chính
➢ Hộ nông dân thiếu vốn sản xuất và tiêu dùng
Vốn là yếu tố quan trọng có vai trò quyết định trong sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của mọi đối tượng tham gia sản xuất, trong đó có nông dân. Mặc dù tỷ lệ hộ vay được vốn khá cao song người dân ở các tỉnh điều tra vẫn thiếu vốn (chiếm tới 88% tổng số hộ khảo sát).
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu vốn: Một là, người dân không có tích luỹ từ quá trình sản xuất; Hai là, người dân không vay được vốn vì nhiều lý do khác nhau, cụ thể là: Do người dân có tâm lý không dám vay ngân hàng vì lo sợ không trả được hoặc luôn nghĩ rằng mình thiếu vốn để sản xuất; Do một số hộ không có tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng; Do hộ nông dân có thể vay được từ tư nhân, HTX nhưng không thể vay được số lượng lớn và lãi suất vốn vay từ các nguồn khá cao;
Nguồn vốn mà hộ nông dân dễ dàng vay vốn đó là vay từ họ hàng, anh em, bạn bè… tuy không mất lãi suất nhưng chỉ vay được số tiền rất ít với thời gian ngắn để phục vụ chi tiêu sinh hoạt trước mắt chứ không đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất. Một số hộ còn không có nguồn vốn để vay nhưng tỷ lệ này không nhiều.
➢ Nguồn thu nhập sau thu hồi đất còn bấp bênh
Chúng ta có thể thấy rằng thu hồi đất nông nghiệp làm cho thu nhập từ nông nghiệp của nông hộ giảm xuống rõ rệt. Không còn sản xuất nông nghiệp được như trước khi thu hồi đất họ phải chuyển sang nghề khác để có thu nhập trang trải cho cuộc sống nhưng vì các rào cản như trình độ văn hóa thấp, chưa qua đào tạo nghề, lại thiếu vốn sản xuất, các ngành nghề dịch vụ và các vùng lân cận chưa thực sự phát triển nên không tìm được công việc ổn định nên hộ chuyển sang lao động tự do. Nguồn thu nhập này là thứ yếu của người dân trước khi thu hồi đất thì sau khi thu hồi đất lại là nguồn thu nhập chủ yếu. Tuy thu nhập từ lao động tự do có cao hơn so với sản xuất nông nghiệp nhưng lại rất bấp bênh không ổn định, khó kiếm việc vào mùa mưa, bão. nên không đảm bảo được đời sống của hộ.
Biểu 3.4: Tỷ lệ thu nhập của hộ dân từ các nguồn
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra hộ, 2017)
➢ Sử dụng nguồn tiền vào xây dựng nhà cửa, mua sắm đồ đạc
Kết quả nghiên cứu cho thấy bình quân nhân khẩu của các nông hộ khá cao, cụ thể 5,76 khẩu/hộ gia đình. Ngược lại, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp lại thấp, nhà cửa củ kỹ, chật chội, không có điều kiện để xây sửa, không đáp ứng được nhu cầu đời sống của hộ gia đình. Khi nhận được số tiền đền bù do thu hồi đất, tùy theo diện tích thu hồi, hộ được nhiều thì hàng trăm triệu đến hơn một tỷ đồng, hộ được ít cũng gần trăm triệu đồng. Số tiền đó căn bản đủ để xây dựng, sửa chữa nhà cửa, giải quyết khó khăn về đời sống lâu nay của các hộ gia đình. Do đó, ngoài các hộ phải xây dựng nhà do phải tái định cư thì số xây dựng nhà mới khá lớn, chiếm tới 19% tổng số hộ, số dùng tiền bồi thường để sửa sang nhà cửa cũng đạt 31%. Số tiền bỏ ra xây dựng cũng tương đối lớn, trung bình xây mới tốn chi phí 408,5 triệu đồng/nhà; chi phí sửa sang tốn 49 triệu đồng/nhà.
Chỉ tiêu
Xây dựng mới nhà cửa Sửa sang nhà cửa Tỷ lệ (%) Chi phí bình quân (triệu đông) Tỷ lệ (%) Chi phí bình quân (triệu đông) Nhóm 1 12,5 504,0 32,5 74,7 Nhóm 2 15,0 346,7 25,0 38,4 Nhóm 3 26,3 375,0 36,8 34,1
Bảng 3.5: Tỷ lệ hộ xây dựng, sửa sang nhà cửa
Ngoài các khoản chi tiêu cố định hay mua sắm đồ đạc, xây dựng sửa sang nhà cửa làm mất một khoản tiền lớn chỉ trong thời gian ngắn. Có hộ gia đình nhận tiền đền bù, xây dựng nhà 2 tầng khang trang, nhưng khi xây dựng xong thì cơ bản số tiền đền bù cũng gần hết, không đáp ứng được để tái sản xuất kinh doanh, ổn định sinh kế. Trường hợp nói trên không nhiều, nhưng nhìn vào kết quả điều tra có thể thấy người dân đã sử dụng rất nhiểu tiền để xây dựng nhà cửa sau khi thu hồi đất.
➢ Các khoản chi tiêu cố định có xu hướng tăng
Theo kết quả nghiên cứu, sau thu hồi đất, chi tiêu cố định của của tất cả các nhóm hộ đều có xu hướng tăng cao so với trước thu hồi, cụ thể có 81% các hộ có chi tiêu tăng. Chi tiêu cho hoạt động sống vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng chi tiêu của các nhóm hộ trước và sau thu hồi đất. Chính vì vậy, sau thu hồi mà các hộ dân không tìm kiếm được việc làm có thu nhập cao hơn, không năng động hơn trong sản xuất, không thích ứng kịp với cuộc sống mới thì cuộc sống sẽ gặp nhiều khó khăn.
Biểu 3.5. Chi tiêu của 3 nhóm hộ trước và sau thu hồi đất
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra hộ, 2017)
Đầu tư cho đào tạo nghề, học tập của người dân tuy có tăng hơn trước thu hồi, nhưng mức tăng là không đáng kể, điều này cho thấy người dân vẫn đầu tư cho con cái học hành như trước, nhưng không ý thức được rằng phải chủ động trong việc tự đào tạo để chuyển đổi nghề để có việc làm ổn định mới cải thiện được khó khăn trước mắt và cả lâu dài.