Tác động đến nguồn lực tự nhiên của hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thu hồi đất xây dựng khu du lịch sinh thái đến sinh kế của các hộ nông ngư nghiệp ven biển nghiên cứu trường hợp tại xã hải ninh, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 45 - 48)

Nói đến nguồn lực tự nhiên thì phải kể đến nguồn lực đất đai vì đây là tài sản sinh kế đặc biệt của các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp. Đất đai đưa đến công ăn

35% 40% 25%

Nhóm I

Thân thiện Xã giao Khép kín

55% 30%

15%

Nhóm II

việc làm cho người dân, đưa đến nguồn thực phẩm quan trọng chính vì vậy mà ông cha ta có câu “ tấc đất tấc vàng”. Đất đai trong nông hộ được xem xét dưới nhiều khía cạnh: quy mô đất đai, sự biến động của từng loại đất, nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp.

Sau khi bị thu hồi đất quy mô đất đai của hộ bị giảm rất nhiều. Điều đó dẫn tới nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp của các nhóm hộ điều tra có khả năng tăng cao, tuy nhiên tăng như thế nào, ở mức độ nào. Đề tài tập trung vào khảo sát mong muốn của các hộ, và đưa ra mức độ như thế nào là “thiếu” đất sản xuất, như thế nào là “đủ” đất sản xuất và như thế nào là “thừa” đất sản xuất. Tất cả các chỉ tiêu này đều lấy bình quân đánh giá chủ quan của hộ, kết quả như sau:

Bảng 4.6. Đánh giá chủ quan của hộ về nhu cầu đất sản xuất

Chỉ tiêu BQ hộ đánh giá (sào) Tỷ lệ (%)

Thừa đất sản xuất > 12,48 98,02

Đủ đất sản xuất 5,12 – 10,5 99,10

Thiếu đất sản xuất < 4,78 80,35

(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2016)

Bảng 4.7. Nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp sau khi thu hồi (%)

Chỉ tiêu Nhóm I Nhóm II BQ chung Sig

Tổng số hộ điều tra 100 100 100 0,000

Thừa đất sản xuất 0 6,7 14,5 0,003

Đủ đất sản xuất 26,7 60,0 45,6 0,003

Thiếu đất sản xuất 73,3 33,3 40,0 0,010

(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2016)

Sau khi thu hồi đất nông nghiệp, nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp giữa 2 nhóm hộ điều tra có khác nhau hay không? Đề tài tiến hành kiểm định anova giữa 2 nhóm hộ điều tra có diện tích đất thu hồi khác nhau về nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp sau khi thu hồi đất có khác nhau không ở mức ý nghĩa là 5%? Nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp giữa 2 nhóm điều tra sau khi thu hồi đất nông nghiệp, lâm nghiệp là có sự khác biệt nhau. Đề tài tiếp tục tiến hành kiểm định sâu anova ( kiểm định Post Hoc ) để xem cụ thể giữa các nhóm hộ với nhau sự khác biệt về nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp sau khi thu hồi đất như thế nào? Qua bảng trên ta thấy: nhu cầu sử dung đất nông nghiệp, lâm nghiệp sau khi thu hồi đất của các nhóm lần lượt giữa từng nhóm có sự khác biêt khác nhau (sig < 0,05):

có sự khác biệt giữa nhóm I và nhóm II về nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp sau khi thu hồi đất nông nghiệp.

Sau khi thu hồi đất nông nghiệp, nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp năm 2015 giữa 2 nhóm là có sự khác biệt khác nhau ở mức ý nghĩa 5%. Ở nhóm thứ nhóm I, trước thu hồi đất chủ yếu là lao động thuần nông, đất đai vô cùng quan trọng đối với các hộ nhóm I, vậy nên sau khi thu hồi đất các hộ mất nhiều đất: nhiều hộ lao động tuổi cao khó có thể xin vào các công ty hay KDL FLC, lao động có trình độ lao động thấp họ sẽ khó có thể thích ứng được với cuộc sống mới nên nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp cao. Đối với nhóm II, các hộ mất ít đất, nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp của họ sẽ thấp hơn nhóm I, các hộ đã chuyển dịch cơ cấu sang lao động kiêm và lao động phi nông nghiệp vì thế chủ yếu các hộ đã đủ đất sản xuất, những hộ có đông lao động phụ thuộc mà làm nghề thuần nông thì họ rất cần đất sản xuất. Đối với nhóm III, các hộ không mất đất đều đủ đất dản xuất, còn một số hộ thừa đất sản xuất, do các hộ là lao động kiêm hoặc lao động phi nông nghiệp, họ nhận thấy rằng việc sản xuất nông nghiệp mang lại thu nhập thấp họ chuyển sang làm dịch vụ, buôn bán.

Cũng giống như nhiều xã khác, Hải Ninh là xã mà sản xuất nông nghiệp vẫn là nguồn sinh kế khá lớn cho nhiều hộ nông dân. Chính vì thế mà có đến 40% số hộ điều tra cho rằng hiện tại họ thiếu đất sản xuất, đặc biệt là nhóm hộ I (nhóm bị mất nhiều đất sản xuất) thì có đến 73,3% số hộ cho biết là họ thiếu đất sản xuất, còn lại 26,7% số hộ cho biết là diện tích đất còn lại cũng đủ để họ sản xuất. Đây phần lớn là những hộ sức khoẻ yếu không làm được nhiều hoặc đã có ngành nghề, việc làm cho lao động trong gia đình. Tính chung trong 2 nhóm có 45,6% cho rằng diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp hiện tại của gia đình họ là đủ cho sản xuất. Bên cạnh đó có 14,5% số hộ điều tra cho là thừa đất sản xuất trong đó có 3 hộ thuộc nhóm II (nhóm mất ít đất sản xuất). Những hộ này thường cho họ hàng canh tác hoặc cho người khác thuê đất sản xuất. Đây là những hộ có công việc với thu nhập cao hơn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp. Vì thế họ bỏ không làm nông nghiệp trên diện tích còn lại hoặc có làm cũng không đầu tư nhiều vào đó.

Như vậy ta thấy sau khi thu hồi đất sản xuất nông nghiệp thì nguồn lực đất đai có sự dịch chuyển khá lớn. Sau khi thu hồi đất nông nghiệp, lâm nghiệp nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp giữa 3 nhóm hộ điều tra có sự khác biệt nhau. Tính chung trong cả 3 nhóm hộ điều tra thì chủ yếu là đất 2 vụ lúa, đất màu bị giảm. Đất thổ cư cũng có sự dịch chuyển ở nhóm hộ I và nhóm hộ II. Việc sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp của hộ còn nhiều lãng phí, mặc dù nguồn lực đất đai của hộ bị thu hẹp nhưng hộ không tận dụng diện tích đất còn lại để thâm canh tăng vụ mà vẫn giữ nguyên diện tích đất 2 vụ lúa. Mô hình sinh kế cho thuê nhà chưa có điều kiện phát triển nhưng trong tương lai nó sẽ là nguồn sinh kế ổn định cho người dân mất đất. Mất đất dẫn tới sản xuất giảm, lương thực giảm, kết quả là nhiều hộ thu hẹp dần quy mô chăn nuôi và sản xuất.

(* Là các nhà vệ sinh không phải tự hoại, không có tường rào che chắn, không có phòng, có thể được che chắn bằng tranh, tre)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thu hồi đất xây dựng khu du lịch sinh thái đến sinh kế của các hộ nông ngư nghiệp ven biển nghiên cứu trường hợp tại xã hải ninh, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)