Biểu đồ 4.2. Cơ cấu lao động trước khi thu hồi đất của nhóm hộ điều tra
(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2016)
41%
25% 34%
Nhóm I
Lao động thuần nông Lao động phi NN Lao động kiêm
49% 21%
30%
Nhóm II
Lao động thuần nông Lao động phi NN Lao động kiêm
Biểu đồ 4.3. Cơ cấu lao động sau khi thu hồi đất của nhóm hộ điều tra
(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2016)
Kết quả cho thấy rõ ràng là trước khi thu hồi đất, cơ cấu lao động ở cả 2 nhóm khá giống nhau, cụ thể là lao động thuần nông chiếm tỷ lệ cao nhất (41% ở nhóm I và 49% ở nhóm II), sau đó là lao động kiêm và ít nhất là nhóm lao động phi nông nghiệp. Tuy nhiên, sau khi thu hồi đất, cơ cấu lao động đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, tỷ lệ lao động ở nhóm thuần nông giảm mạnh, nhất là đối với nhóm I (chỉ 13%), trong khi đó lao động làm kiêm nông nghiệp với ngành nghề khác và lao động phi nông nghiệp có xu hướng tăng mạnh. Nếu ở nhóm I trước khi thu hồi, lao động phi nông nghiệp chỉ chiếm 34%, thì sau khi thu hồi, tỷ lệ này đã tăng lên 54%. Tương tự đối với nhóm II, nếu trước khi thu hồi đất, 21% lao động làm kiêm, nhưng sau khi thu hồi, nó đã là 43%. Như vậy, có thể thấy rằng tác động của việc thu hồi đất là thực sự lớn đối với cơ cấu lao động, điều này cũng có thể giải thích được rằng, bởi vì diện tích đất bị thu hồi chủ yếu là đất phục vụ nông nghiệp nên sau khi bị thu hồi, không còn đất hoặc ít đất lại thì lao động chuyển qua ngành nghề khác để tiếp tục duy trì thu nhập và cuộc sống. Hơn nữa, việc nhường đất canh tác cho xây dựng và phát triển Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp FLC đã làm cho thời gian lao động giảm xuống, nhiều người chuyển sang hình thức buôn bán, làm thương mai dịch vụ (kinh doanh buôn bán các chợ, chạy xe ôm, cắt tóc, chụp ảnh, ..) hoặc đi làm thuê, làm công nhân, đi xuất khẩu do vậy số lao động phi nông nghiệp có xu hướng tăng lên trong cả 2 nhóm hộ.
Theo điều tra và nghiên cức cho thấy họ thường làm ở Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp FLC…Ngoài ra nhiều hộ chuyển hướng làm nông nghiệp sang buôn bán như chạy chợ hay các cửa hàng nhỏ lẻ phục vụ nhu cầu ăn uống cho người dân, các quán internet, cafe, karaoke…để giải trí. Với mục đích duy trì cuộc sống gia đình đã thúc đẩy sự gia tăng của số lao động ngành nghề và dịch vụ khác trong cơ cấu lao động của từng nhóm hộ điều tra. Đặc biệt là sự gia tăng của số lao động dịch vụ nhóm I và nhóm II. Tuy nhiên khi người dân vốn quen với việc làm nông nghiệp khi bị mất đất thường gây ra cú sốc họ sẽ phải đương đầu với khó khăn làm thế nào tìm được công việc mới
13%
33% 54%
Nhóm I
Lao động thuần nông Lao động phi NN Lao động kiêm
36%
43% 21%
Nhóm II
Lao động thuần nông Lao động phi NN Lao động kiêm
Ngoài ra, các lao động nông nghiệp sau khi bị thu hồi đất ít có cơ hội xin việc vào làm cơ quan doanh nghiệp, trong tương lai họ phải đầu tư vào học tập và nghề nghiệp đưa ra những kế hoạch nghề địa phương cần có phương án tìm việc làm với thu nhập ổn định cho các hộ mất đất, đảm bảo sinh kế của họ sau khi bị thu hồi đất.
Mặt khác, một câu hỏi đặt ra là: Sau khi thu hồi đất nông nghiệp, cơ cấu lao động giữa 2 nhóm hộ điều tra có sự khác nhau khau hay không ở mức ý nghĩa là 5%. Tôi tiến hành kiểm định Post Hoc so sánh về giá trị trung bình giữa từng cặp nhóm của biến định tính “phân loại nhóm” (nhóm I: mất nhiều đất, nhóm II: mất ít đất) và ta có kết quả so sánh cụ thể trong bảng sau:
Bảng 4.4. Kiểm định sự khác biệt về cơ cấu lao động sau khi thu hồi đất của các
nhóm hộ điều tra có diện tích đất thu hồi khác nhau
Biến định lượng Phân loại nhóm Phân loại nhóm Sig
Lao động thuần nông
Nhóm I Nhóm II 0,001
Nhóm II Nhóm I 0,001
Lao động kiêm
Nhóm I Nhóm II 0,000
Nhóm II Nhóm I 0,000
Lao động phi nông nghiệp
Nhóm I Nhóm II 0,855
Nhóm II Nhóm I 0,855
(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2016)
Theo kết quả bảng trên cho thấy rằng:
Ở mức ý nghĩa 5% đối với cơ cấu lao động thuần nông sau khi thu hồi đất nông nghiệp, lâm nghiệp của 2 nhóm hộ điều tra đều có sự khác biệt nhau (Sig < 0,05).Ở mức ý nghĩa 5% đối với cơ cấu lao động kiêm sau khi thu hồi đất nông nghiệp: Ta thấy cơ cấu lao động kiêm giữa nhóm I và các nhóm còn lại đều có sự khác biệt nhau (sig <0,05). Ở mức ý nghĩa 5% đối với cơ cấu lao động phi nông nghiệp: Ta thấy sau khi thu hồi đất đều không có sự khác biệt về cơ cấu lao đông phi nông nghiệp giữa nhóm I và nhóm II (sig = 0,855 > 0,05). Mặc dù có sự giống và khác lẫn nhau khi xét riêng từng cặp nhóm hộ điều tra nhưng xét tổng quát có hơn 1 cặp nhóm có sự khác biệt nên có thể nói sau khi thu hồi đất cơ cấu lao động phi nông nghiệp giữa 2 nhóm có sự khác biệt nhau.
Kết luận: Ở mức ý nghĩa là 5%, sau khi thu hồi đất nông nghiệp, lâm nghiệp cósự khác biệt về cơ cấu lao động giữa 2 nhóm hộ có diện tích đất thu hồi khác nhau. Sau khi thu hồi đất, nhìn chung có sự dịch chuyển cơ cấu lao động: lao động thuần nông giảm, lao động kiêm và lao động phi nông nghiệp tăng. Trong đó mỗi nhóm lại có sự dịch chuyển khác nhau về mỗi cơ cấu lao động thuần nông, lao động kiêm và lao động phi nông nghiệp. Sau khi thu hồi đất, ở mỗi hộ trong từng nhóm khác nhau có quan điểm khác nhau về nghề nghiệp gia đình của mình. Những hộ có kiến thức nhạy bén họ sẵn sàng đầu tư vào ngành nghề mới của gia đình. Hộ kém hơn thì chỉ biết trông chờ vào dất đai và làm nông nghiệp là chủ yếu, đối với họ phải làm nghề khác ngoài nông nghiệp là một điều bất đắc dĩ. Chính việc mất đất đã thúc đẩy hộ tìm tòi, sáng tạo và tự tìm kiếm công việc cho mình và cho chính lao động nhàn rỗi, dư thừa sau khi thu hồi đất của các nhóm hộ.