Tác động đến nguồn lực xã hội của hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thu hồi đất xây dựng khu du lịch sinh thái đến sinh kế của các hộ nông ngư nghiệp ven biển nghiên cứu trường hợp tại xã hải ninh, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 43 - 45)

Nghiên cứu nguồn lực xã hội để biết mối quan hệ của hộ với cộng đồng như thế nào. Việc tham gia vào các tổ chức xã hội tại địa phương thể hiện mối quan hệ hợp tác và mức độ tin cậy của hộ đối với các tổ chức đó cũng như với chính quyền.

Bảng 4.5. Sự tham gia các tổ chức đoàn thể trong xã (hộ)

Chỉ tiêu Nhóm I Nhóm II Trước thu hồi đất Sau khi thu hồi đất Trước thu hồi đất Sau khi thu hồi đất Phụ nữ 25 30 30 30

Hội nông dân 30 20 19 15

Hội CCB 12 12 6 6

Hội đồng phụ lão 7 9 3 5

Đoàn thanh niên 25 31 20 23

Hội khác 12 14 2 2

(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2016)

Qua bảng số liệu ta thấy các hộ dân có người tham gia vào các tổ chức xã hội khá đông, đặc biệt là hội phụ nữ. Trong đó trước khi tiến hành thu hồi đất nông nghiệp, lâm nghiệp nhóm II có có tỷ lệ tham gia vào hội phụ nữ là 100%, ít nhất là 25 hộ ở

nhóm I. Sau khi thu hồi đất thì tổng số hộ tham gia vào hội phụ nữ tăng 5 hộ, trong đó nhóm I có tổng số hội phụ nữ tham gia tăng 5 hộ, còn nhóm II vẫn duy trì 100% hộ tham gia vào hội phụ nữ.

Hội nông dân có xu hướng giảm sau khi quá trình thu hồi đất tiến hành. Cụ thể là trước khi thu hồi đất tổng số hội viên tham gia là 67 hộ, sau khi thu hồi đất số người tham gia giảm đáng kể còn 50 hộ. Ta có thể hiểu được biến động trên nguyên nhân là do các hộ bị mất hết đất sản xuất hoặc còn lại rất ít dẫn đến sợ người tham gia vào hội nông dân giảm. Tuy nhiên hội nông dân vẫn có số người tham gia vào hội đông hơn hội khác.

Hội đoàn thanh niên, hội đồng phụ lão cũng tăng lên đáng kể. Trong đó hội thanh niên sau khi thu hồi đất tăng lên nhiều nhất ở nhóm I là 24%, sau đó là nhóm II là 15% và nhóm III là gần 10%. Hội đồng phụ lão sau khi thu hồi đất thì nhóm I có số hộ tham gia vào hội nhiều nhất 9 hộ, nhóm II bằng 5 hộ. Thông qua các tổ chức hội này hộ thu được những kiến thức cần thiết, những kinh nghiệm sản xuất, kiến thức thị trường.. Như hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội đoàn thanh niên có chương trình hỗ trợ cho vay vốn phát triển sản xuất góp phần tạo nền kinh tế bền vững cho hộ dân. Nhìn chung các hộ này đã làm khá tốt công tác tuyên truyền chính sách pháp luật của nhà nước thông qua các cuộc họp định kỳ của hội. Mỗi hộ có đặc trưng riêng, trang thiết bị kiến thức về các lĩnh vực khác nhau phù hợp với các hội viên của mình. Ngoài các tổ chức chính trị trên trong xã còn tổchức một hội khác như hội đồng niên, hội đồng ngũ… đã thu hút được khá nhiều người tham gia. Các tổ chức này có vai trò quan trọng trong việc thắt chặt tham gia tình làng nghĩa xóm thông qua buổi họp mặt, trao đổi kiến thức.

Biểu đồ 4.4. Sự thay đổi mối quan hệ làng xóm trước khi thu hồi đất của các nhóm hộ

điều tra (Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2016) 85% 10% 5% Nhóm I

Thân thiện Xã giao Khép kín

78% 15%

7%

Nhóm II

Biểu đồ 4.5. Sự thay đổi mối quan hệ làng xóm sau khi thu hồi đất của các nhóm hộ

điều tra

(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2016)

Trước khi thu hồi đất nông nghiệp, ở 2 nhóm phần lớn mối quan hệ giữa các hộ với nhau đều thân thiết, hòa đồng với nhau. Mọi người đều cùng ra đồng làm việc cùng nhau, mối quan hệ trở nên thân thiết, gắn bó với nhau. Các nhóm hộ mối quan hệ không có sự khác biệt với nhau, đa phần mọi người đều thân thiết, cao nhất là nhóm I có đến 85%, nguyên nhân do nhóm I có diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp là lớn nhất, mọi người hay giúp đỡ và thân nhau hơn. Nhóm II có mối quan hệ xã giao lớn nhất trong 3 nhóm, bởi ngoài làm nông nghiệp, nhóm II có số lao động kiêm lớn nhất, họ có nhiều mối quan hệ hơn.

Sau khi thu hồi, tình làng nghĩa xóm tối lửa tắt đèn có nhau như trước đây đã ít đi, thay vào đó là mối quan hệ lịch sự bình thường với nhau, khép kín. Một ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp, lâm nghiệp đó là khi bị mất đất nông nghiệp, tính tương trợ, tình cảm nông thôn bị hạn chế. Trong cộng đồng người nông dân, người dân tương trợ nhau dưới hình thức như đổi công trong mùa vụ sản xuất. Hơn nữa, những hộ nông dân không đủ tư liệu sản xuất, nguồn vốn, lương thực thực phẩm nên có thể vay mượn của nhau. Khi không còn đất nông nghiệp, lâm nghiệp người dân ít có cơ hội đểtiếp xúc, tương trợ nhau, do vậy nhiều người dân băn khoăn là mất đất dẫn đến “tình làng nghĩa xóm” sẽ dần dần mất đi. Để cải thiện mối quan hệ như hiện nay, các cán bộ và mọi người dân tích cực tham gia các hoạt động của xóm làng vừa duy trì tình làng nghĩa xóm, lại là hoạt động giải trí tốt cho sức khỏe và tinh thần. Tục ngữ có câu: “Bán anh em xa mua láng giềng gần”. Hàng xóm ăn nói với nhau hòa thuận, có thể giúp đỡ nhau giải quyết một số vấn đề khó khăn trong sinh hoạt, hai bên đều có lợi. Giữ mối quan hệ hàng xóm láng giềng tốt là một yêu cầu của đời sống văn hóa mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thu hồi đất xây dựng khu du lịch sinh thái đến sinh kế của các hộ nông ngư nghiệp ven biển nghiên cứu trường hợp tại xã hải ninh, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)