Kết quả sinh kế của nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thu hồi đất xây dựng khu du lịch sinh thái đến sinh kế của các hộ nông ngư nghiệp ven biển nghiên cứu trường hợp tại xã hải ninh, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 56 - 57)

Từ việc nghiên cứu sinh kế của các hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất ta thấy mặc dù mất đi tài sản sinh kế lớn là đất đai nhưng có nhiều hộ đã thích nghi được với cuộc sống mới. Có hộ tận dụng nguồn lực khác đế phát triển ngành nghề, công việc buôn bán hay các dịch vụ khác. Tuy nhiên cũng không ít hộ hân sau khi mất đất trả lời rằng khả năng kiếm sống của họ khó khăn hơn, thay đổi thu nhập nhiều hơn.

Bảng 4.14. Đánh giá của hộ về sự thay đổi thu nhập và khả năng kiếm sống sau khi bị

thu hồi đất (%)

Chỉ tiêu Nhóm I Nhóm II BQ chung Sig

Thay đổi thu nhập

Tăng 56,7 60,0 42,2

0,981

Không thay đổi 26,7 26,7 42,3

Giảm 16,6 13,3 15,5

Khả năng kiếm sống

Dễ hơn 43,3 36,7 30,0

0,032

Không thay đồi 26,7 33,3 38,9

Khó hơn 30,0 30,0 31,1

Sau khi thu hồi đất nông nghiệp, câu hỏi đặt ra rằng: liệu người dân họ thấy thu nhập thay đổi như thế nào? Giữa các nhóm hộ điều tra có sự khác biệt về sự thay đổi thu nhập không? Đề tài tiến hành kiểm định sâu anova xem sự thay đổi thu nhập giữa 2 nhóm có sự khác biệt nhau hay không ở mức ý nghĩa 5%? Kết quả bảng trên chỉ ra rằng khi so sánh sự khác biệt về đánh giá sự thay đổi thu nhập giữa 2 nhóm hộ sau khi thu hồi đất nông nghiệp, lâm nghiệp ta thấy rằng: Sau khi thu hồi đất nông nghiệp, giữa nhóm I và nhóm II không có sự khác biệt nhau giữa nhóm I và nhóm II ở mức ý nghĩa 5% (Sig = 0,981).

Theo điều tra cho thấy: phần lớn các hộ đều có sự thay đổi thu nhập ở nhóm I và nhóm II, ngoài ra nhóm II chủ yếu là sau khi thu hồi đất thu nhập đều không thay đồi. Trong đó nhóm II có 60% số hộ có thu nhập tăng vì nhóm II có lợi thế là họ vừa có tiền đền bù để đầu tư sản xuất kinh doanh vừa có đất để tiếp tục sản xuất, nhóm I có 56,7% số hộ có thu nhập tăng so với trước thu hồi đất. Ngoài ra có 43,3% số hộ ở nhóm I và 36,7% số hộ ở nhóm II cho rằng khả năng kiếm sống sau khi thu hồi đất là dễ dàng hơn. Phần lớn những hộ này là những hộ tham gia dịch vụ, buôn bán, đi xuất khẩu lao động, họ là những người khá năng động, biết nắm bắt cơ hội để kiếm sống. Đây là những người lao động trẻ tuổi và có trình độ chuyên môn, chăm chỉ. Ngoài ra có tới 30% số hộ ở cả 2 đều cho rằng khả năng kiếm sống sau khi thu hồi đất là vất vả hơn. Đây là những hộ có tuổi khá cao, trình độ chậm kém, làm lâu đời với nghề nông, trình độ chuyên môn thấp. Bên cạnh đó có 38,9% tổng số hộ điều tra phải rất vất vả để giữ mức thu nhập của gia đình là không thay đổi. Rõ ràng sau khi thu hồi đất khả năng kiếm sống của hộ gia đình phải đối mặt với nhiều khó khăn để thích nghi với hoàn cảnh sống, tìm ra thu nhập đảm bảo cho đời sống của gia đình. Nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho một số hộ đầu tư kinh doanh, buôn bán, đi xuất khẩu lao động và học tập tốt để làm những công việc ngành nghề tốt, cơ quan nhà nước. Việc các hộ có thể tạo ra thu nhập cao hay không phụ vào rất nhiều yếu tố mà trong đó phải kể đến là trình độ lao động, độ tuổi lao động, trình độ chuyên môn, khả năng nắm bắt thông tin về thị trường, mức độ nhạy bén trong cuộc sống của các hộ dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thu hồi đất xây dựng khu du lịch sinh thái đến sinh kế của các hộ nông ngư nghiệp ven biển nghiên cứu trường hợp tại xã hải ninh, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)