Trước khi tiến hành thu hồi đất các cấp có thẩm quyền đã họp bàn với dân, đưa ra những chủ trương kế hoạch của nhà nước, của tỉnh, của huyện, kế hoạch bố trí việc
làm mới, kế hoạch tái định canh, kế hoạch hỗ trợ để ổn định đời sống, đào tạo chuyển đổi ngành nghề, kế hoạch đền bù đúng với quy định của nhà nước…cho người dân biết. Chính việc làm này đã tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho việc thu hồi đất và giải quyết đền bù cho người dân và người dân cũng không gây khó khăn gì cho công tác thu hồi đất, không có hiện tượng tranh chấp hay khiếu nại về việc đền bù chưa thoả đáng. Đến cuối năm 2015 đầu năm 2016 thì đã hoàn thành việc thu hồi đất và đền bù cho người dân.
Việc đền bù thiệt hại cho nông dân được nhà nước quy định cụ thể tại điều 10 chương I trong quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đấtban hành theo Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ như sau:
- Đối với đất sát mặt đường: 78.000 đ/m2, Lo Lo/NĐI
- Bồi thường về cây cối hoa màu: Đất trồng cây lâu năm 3.500đ/m2, hoa màu: 2.500đ/m2, NTTS 5.000đ/m2
- Hỗ trợ chuyển đổi việc làm: 3 lần tổng số tiền bồi thường đất
- Ổn định đời sống: Khẩu : 3,960triệu đồng * khẩu, hộ nghèo * 3.600
Tổng tất cả tiền đền bù đất, hỗ trợ chuyển đổi nghề và hỗ trợ ổn định đời sống bình quân mỗi hộ nhận được 952,5 triệu đồng. Mà việc tái lập cuộc sống của các hộ sau khi bị thu hồi đất chủ yếu dựa vào số tiền này, với số tiền này nhiều gia đình có thể đầu tư để tăng thu nhập. Số tiền này tuy nhận liền một lúc với người nông dân là quá lớn nhưng liệu nó đủ để đảm bảo ổn định cuộc sống cho những hộ không còn một ít đất sản xuất nông nghiệp nào không?