Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hộ i huyện Yên Lạc – tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2013 2018 (Trang 37)

3.1.1. Đặc đim t nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 3.1: Bn đồ hành chính huyn Yên Lc

Huyện Yên Lạc nằm ở phía Nam tỉnh Vĩnh Phúc, có 01 thị trấn và 16 xã.

Được giới hạn từ 105031’15” đến 105038’18” kinh độ Đông; 21009’17” đến 21017’13” vĩ độ Bắc. Có vị trí tiếp giáp như sau:

+ Phía Bắc giáp huyện Tam Dương và thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc; + Phía Nam giáp huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội;

+ Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội;

+ Phía Tây giáp huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

Huyện nằm gần đường Quốc lộ số 2, đường sắt tuyến Hà Nội - Lào cai, trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của huyện nằm ở ngã tư nơi giao cắt giữa tỉnh lộ 303 và tỉnh lộ

305, cách thành phố Vĩnh Yên 13km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 70km về phía

Đông; cách thành phố Việt Trì 30km về phía Tây. Sông Hồng chảy qua 6 xã của huyện với 12 km đê Đại Hà tạo thành 2 đường giao thông thuỷ, bộ song song nối liền thành phố

Việt Trì của tỉnh Phú Thọ với Hà Nội. (Phụ lục 04)

3.1.1.2. Địa hình

Huyện Yên Lạc là một huyện đồng bằng của tỉnh Vĩnh Phúc có địa hình tương

đối bằng phẳng. Địa hình ở huyện Yên Lạc được phân chia thành hai vùng như sau:

-Vùng trong đê: Địa hình trong đê tương đối bằng phẳng, địa hình bị chia cắt chủ

yếu bởi hệ thống sông ngòi, kênh mương và đường giao thông.

- Vùng ngoài đê: Có diện tích tự nhiên 2.461 ha. Địa hình phức tạp, có nhiều bãi cao và thùng vũng sâu chịu ảnh hưởng của thuỷ chế sông Hồng, đặc biệt là ba xã Hồng Châu, Trung Hà, Trung Kiên, địa hình bị chia cắt chủ yếu là các thùng vũng sâu và đường giao thông.

3.1.1.3. Khí hậu

Nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, huyện chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt

đới gió mùa, mang nhiều nét đặc trưng của khí hậu toàn miền đồng bằng bắc bộ. Thông tin về độ ẩm không khí, nhiệt độ, lượng mưa qua từng tháng trong năm thể

hiện tại hình 1.2

Nhiệt độ trung bình hàng năm: 24,90C, trong đó, cao nhất là 29,80C (tháng 6) và nhiệt độ thấp nhất là 16,60C (tháng 1). Lượng mưa tương đối lớn trung bình hàng năm là 1300 – 1400mm, trong đó, tập trung vào tháng 8 và thấp nhất là tháng 11.

Như vậy, với khí hậu nóng ẩm mưa nhiều vào mùa hè, lạnh khô hanh kéo dài vào mùa đông, huyện có điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, cần phải có những biện pháp phòng chống tích cực đối với thiên tai: hạn hán, mưa bão…

3.1.1.4. Thủy văn

Mạng lưới sông ngòi trong huyện Yên Lạc khá phát triển. Phía Bắc là sông Phan; phía Nam là dòng chính sông Hồng; phía Đông là hệ thống sông Cà Lồ. Có thể

nói mạng lưới sông suối, kênh mương trong huyện Yên Lạc khá phát triển với mật

độ sông suối trung bình xấp xỉ 1km/km2. Mạng lưới sông suối phát triển cùng với hệ thống các ao hồ đầm tự nhiên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác sử

dụng nguồn nước mặt trong huyện.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

a) Tài nguyên đất

Dựa vào kết quả phân loại đất trên địa bàn huyện Yên Lạc do Trung tâm Địa môi trường và tổ chức lãnh thổ nghiên cứu và xây dựng, dựa vào các bản đồ đất của tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng trước đây (năm 1964 – 1965 và năm 2003) thì có thể thấy được trên địa bàn huyện Yên Lạc có 4 loại đất chính là đất phù sa của hệ thống sông Hồng;

đất phù xa chua của các sông khác; đất phù sa úng nước mùa mưa và đất bạc màu. b) Tài nguyên nước

Tài nguyên nước mặt: Lượng nước mưa cung cấp cho toàn huyện đạt 183 triệu m3/năm tương ứng với lượng mưa trung bình là 1.350mm. Ngoài lượng nước phát sinh trong nội địa, Yên Lạc còn có thể khai thác nguồn nước từ sông Hồng, hệ thống kênh chính Liễn Sơn và các kênh nhánh lưu lượng trung bình đạt 0,5m3/s, lưu lượng tối đa đạt 1m3/s, có khả năng cung cấp đủ nước tưới cho khoảng 3000 ha vùng đất canh tác trong đê.

Nguồn nước ngầm: Hiện nay chưa có tài liệu thăm dò, đánh giá cụ thể. Khoan thăm dò thử nguồn nước ngầm ở địa bàn các xã Bình Định, Trung Nguyên sơ bộ cho thấy nguồn nước ngầm khá phong phú, chất lượng tốt. Trên thực tế, ở các

địa phương chưa có nước máy, nhân dân đang sử dụng nguồn nuớc ngầm khoan ở độ sâu 10-20 m để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân.

c) Tài nguyên nhân văn

Huyện Yên Lạc nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, khu vực huyện có nền văn hóa phát triển từ rất sớm mà đặc trưng là khu di chỉ văn hóa Đồng

Đậu (phát hiện và khai quật tại thị trấn Yên Lạc), với những hiện vật có niên đại từ

tầng văn hóa lúa nước và tầng văn hóa đồ đồng. Qua quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa với các địa phương khác trong vùng, ở huyện Yên Lạc đã hình thành và phát triển các làng nghề truyền thống như: mộc ở Minh Tân, nghề đan ở Trung Kiên, Tam Hồng, nghề Bông ở Yên Đồng. Tuy nhiên, nghề lâu đời nhất, đạt trình độ cao nhất vẫn phổ biến nhất đến tận bầy giờ là nghề trồng lúa nước.

Với lịch sử văn hiến, truyền thống cách mạng của địa phương. Người dân Yên Lạc cần cù sáng tạo, có ý trí tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn ,kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, thành quảđạt được trong lao động sản xuất, đấu tranh cải tạo tự nhiên, phát triển nền văn hóa, kinh tế, xã hội trong giai đoạn tương lai.

3.1.2. Kinh tế - xã hi và s dng đất ca huyn Yên Lc

3.1.2.1. Về Dân số và lao động

a) Dân số

Dân số năm 2018 của huyện Yên Lạc là 164.148 người, sinh sống trên địa bàn 16 xã và 1 thị trấn. Mật độ dân số trung bình của huyện là 1.535 người/km2, là huyện có mật độ dân số cao hơn mật độ dân số trung bình của tỉnh Vĩnh Phúc (905 người/km2). Tuy nhiên, do có sự chênh lệch rất lớn về mật độ dân số giữa các xã trong huyện, xã đông dân nhất là xã Tam Hồng 15.680 người, xã có số dân ít nhất là xã Hồng Phương 4.075 người. Xã có mật độ dân số trung bình cao nhất là xã Trung Hà 2.291 người/km2 và xã Liên Châu có mật độ dân số trung bình thấp nhất là 1.017 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện có xu hướng tăng đều.

b) Lao động

Năm 2018 toàn huyện có 89.213 lao động chiếm 54,68% dân số trong đó lao

động nông nghiệp chiếm 65,14% (58.110 lao động) tổng số lao động của huyện.

Đây là một thế mạnh và là điều kiện tiền đề để phát triển một nền nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng và phát triển sản xuất hàng hóa. Số lao động phi nông nghiệp, dịch vụ còn lại chủ yếu tập trung vào làm việc tại các khu công nghiệp, làng nghề trên địa bàn tỉnh và tỉnh lân cận, sản xuất thủ công, làng nghề, kinh doanh và

đi làm ăn ngoài vùng vào những thời điểm nông nhàn.

3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng

Yên Lạc có hệ thống mạng lưới giao thông khá phát triển và phân bố đều khắp với 2 loại: giao thông đường bộ 192,6 km, 91% các tuyến đường đã đổ bê tông hoặc rải nhựa theo tiêu chuẩn của Nhà nước, đường thủy (sông) 18 km đóng vai trò quan trọng trong việc giao lưu giữa huyện với bên ngoài.

Về cơ bản đảm bảo giao thông thông suốt giữa các địa bàn trên huyện và bên ngoài, tạo điều kiện cho mọi người dân, tổ chức và doanh nghiệp có thể dễ dàng kết nối trong và ngoài địa phương cũng như tiếp cận các hoạt động kinh tế - xã hội khác, thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển mạnh theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

b) Thủy lợi

Hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn huyện do Xí nghiệp thủy lợi Yên Lạc quản lý với 11km kênh chính, 25 km kênh nhánh, 8 trạm bơm gồm 19 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 1000 m3/giờ, để thực hiện nhiệm vụ tưới tiêu cho 16 xã và thị trấn trong huyện. Theo chương trình kiên cố hóa kênh mương theo Nghị quyết 08 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, đầu tư các dự án lớn về thủy lợi đã và

đang thực hiện.

c) Hệ thống điện

Huyện được cấp điện từ lưới điện quốc gia, hệ thống trạm và đường dây về cơ

bản đáp ứng được nhu cầu phụ tải điện hiện tại. Với nhu cầu phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nâng cao mức sống dân cư, tổng phụ tải sẽ tăng, nên hệ thống trạm biến thế và đường dây hiện tại sẽ không thểđáp ứng nhu cầu về tiêu thụđiện năng trên địa bàn.

d) Hệ thống chợ

Trên địa bàn huyện có 5 chợ, trong đó có các chợ đầu mối như chợ rau ở xã Liên Châu, chợ Lầm ở xã Tam Hồng, chợ Lồ, chợ Đầu Đê ở xã Nguyệt Đức, chợ

Trung tâm ở thị trấn Yên Lạc,.... Đây là các trung tâm thu mua nông sản, hàng hoá của huyện, giao thương với chợ Thổ Tang - huyện Vĩnh Tường, từ đó cung cấp nông sản cho nhiều thị trường lân cận. Ngoài ra các xã đều có chợ riêng để cung cấp và phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ.

Với điều kiện kinh tế - xã hội như vậy sẽ là động lực quan trọng tạo ra những thuận lợi đểđẩy mạnh nông nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển.

3.1.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

a)Tăng trưởng kinh tế

- Tổng giá trị sản xuất thực hiện (tính theo giá 2010) là 9.830,9 tỷđồng, đạt 102,5% kế hoạch. Trong đó:

+ Giá trị Nông - lâm nghiệp, thuỷ sản là 1.410,2 tỷđồng, đạt 89,5% kế hoạch; + Giá trị CN, TTCN, XDCB là 5.663,1 tỷđồng, đạt 105% kế hoạch; + Giá trị Thương mại - dịch vụ là 2.757,6 tỷđồng, đạt 105,4% kế hoạch; - Giá trị sản xuất bình quân đầu người là 62,7 triệu đồng, đạt 109,9% kế hoạch; b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế có bước chuyển biến tích cực, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại, giảm dần tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp.

Năm 2018, Cơ cấu kinh tế tính theo giá trị sản xuất như sau: + Nông - lâm nghiệp, thuỷ sản: 14,3%,

+ CN-TTCN-XD: 57,6%, + Thương mại, dịch vụ: 28,1%,

c) Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

- Khu vực kinh tế nông nghiệp: Kết quả sản xuất Nông – lâm – thủy sản của huyện Yên Lạc đạt mức tăng trưởng khá, tốc độ tăng bình quân 3,51 %/năm. Động lực tăng trưởng chính của ngành Nông – lâm – thủy sản của huyện là do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh và thực hiện việc dồn đổi ruộng đất, phát triển kinh tế

trang trại.

- Khu vực kinh tế công nghiệp:

Giá trị sản xuất Công nghiệp theo giá 2010 ước đạt 4.164,12 tỷ đồng, tăng 14,83% so với cùng kỳ. Hoạt động Công nghiệp - TTCN, các làng nghề, ngành nghề truyền thống được duy trì ổn định và phát triển. Một số doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã đầu tư xây dựng nhà xưởng, mở rộng quy mô dây truyền sản xuất; một số

ngành nghề có thế mạnh duy trì và phát triển tăng như: phôi thép sản phẩm ước đạt 158.890 tấn, tăng 6,08% so với năm trước sản xuất gường, tủ ước đạt 520,8 nghìn

cái, tăng 13,09% so với năm trước, tái chế phế liệu 36.456,0 tấn, tăng 26,16% so với năm trước,… giải quyết được việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

- Khu vực kinh tế dịch vụ

Thương mại - du lịch, dịch vụ những năm gần đây đã có bước phát triển

đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động xã hội. Thị trường nông thôn

được mở rộng, các chợđược quan tâm đầu tư nâng cấp, hàng hoá tiêu thụ hàng năm tăng khá. Thương mại - dịch vụđang thực sự là thế mạnh của nhiều xã trong huyện.

Giá trị thương mại - Dịch vụ theo giá 2010 ước đạt 2.757,61 tỷ đồng, tăng 7,37% so với năm trước. Tình hình kinh doanh thương mại trên địa bàn tiếp tục ổn

định và phát triển, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Công tác quản lý đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, kinh doanh rượu, an toàn vệ sinh thực phẩm được tăng cường. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các cơ sở phát triển mở

rộng quy mô; quảng bá, tiếp thị sản phẩm gắn với thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

3.1.3. Đánh giá chung v điu kin t nhiên, kinh tế, xã hi tác động hot động ca VPĐKĐĐ Chi nhánh Yên Lc ca VPĐKĐĐ Chi nhánh Yên Lc

3.1.3.1 Những thuận lợi

Huyện Yên Lạc có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, việc xây dựng và phát triển nhanh, toàn diện huyện có ý nghĩa quan trọng không chỉđối với tỉnh Vĩnh Phúc mà còn đối với toàn vùng. Hiện nay huyện đang tập trung phát triển mạnh mẽ

về cơ sở hạ tầng đường giao thông, phát triển các khu, cụm công nghiệp, xây dựng những cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất nông nghiệp ... đây là điều kiện thuận lợi

để VPĐKĐĐ Chi nhánh Yên Lạc rà soát, cập nhật và hoàn thiện hệ thống hồ sơđịa chính, chuẩn hóa thông tin vềđất đai, ngoài ra còn một số thuận lợi cụ thể như sau:

Thứ nhất: Huyện có vị trí liền kề với thành phố Vĩnh Yên, gần Hà Nội và các khu công nghiệp lớn được xác định là động lực phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc đó cũng là điều kiện thuận lợi để thị trường bất động sản phát triển.

Thứ hai: Với địa hình bằng phẳng, khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ, nguồn nước phong phú, người dân có nhiều kinh nghiệm thâm canh cây trồng vật nuôi, huyện Yên Lạc sẽ có lợi thế phát triển các sản phẩm hàng hóa, nông sản tập trung

có chất lượng cao là điều kiện thuận lợi để phát triển những cánh đồng mẫu lớn, thúc đẩy quá trình dồn thửa đổi rộng tại địa phương.

Thứ ba: Diện tích đất nông nghiệp của huyện chiếm tới 71,06% diện tích tự

nhiên toàn huyện và đây sẽ là nguồn tài nguyên quan trọng phục vụ cho việc mở

rộng các hoạt động kinh tế, xây dựng các công trình công cộng như: nhà văn hóa, sân thể thao, giáo dục, y tế… đáp ứng nhu cầu phát triển tương lai, đảm bảo phục vụ

người dân địa phương ngày một tốt hơn. Với các xã liền kề thành phố Vĩnh Yên,

đây là địa bàn quan trọng để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sẽ thu hút lượng khách du lịch từ các vùng khác đến.

Thứ tư: Yên Lạc có nhiều đầu mối giao thông quan trọng (đường bộ, đường thuỷ) toảđi khắp đất nước và thông thương; gần kề với các khu đô thị, thành phố và một số khu công nghiệp lớn, là lợi thếđể huyện tiếp thu sự lan toả, tận dụng cơ hội phát triển năng động nền kinh tế của mình;

3.1.3.2. Hạn chế, thách thức

Bên cạnh những thuận lợi thì cũng có những khó khăn nhất định cho hoạt

động của VPĐKĐĐ Chi nhánh Yên Lạc, những khó khăn và thách thức đó là:

Thứ nhất: Với quy mô dân số lớn, mức độ gia tăng dân số và mật độ dân số

cao, trong khi diện tích đất nông nghiệp có hạn sẽ gây nhiều áp lực trong việc bố trí

đất ở cho người dân trong tương lai.

Thứ hai: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nội địa phát triển chậm, trang thiết bị lạc hậu, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. Có rất ít doanh nghiệp lớn và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2013 2018 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)