Kinh tế xã hội và sử dụng đất của huyện Yên Lạc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2013 2018 (Trang 40 - 43)

3.1.2.1. Về Dân số và lao động

a) Dân số

Dân số năm 2018 của huyện Yên Lạc là 164.148 người, sinh sống trên địa bàn 16 xã và 1 thị trấn. Mật độ dân số trung bình của huyện là 1.535 người/km2, là huyện có mật độ dân số cao hơn mật độ dân số trung bình của tỉnh Vĩnh Phúc (905 người/km2). Tuy nhiên, do có sự chênh lệch rất lớn về mật độ dân số giữa các xã trong huyện, xã đông dân nhất là xã Tam Hồng 15.680 người, xã có số dân ít nhất là xã Hồng Phương 4.075 người. Xã có mật độ dân số trung bình cao nhất là xã Trung Hà 2.291 người/km2 và xã Liên Châu có mật độ dân số trung bình thấp nhất là 1.017 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện có xu hướng tăng đều.

b) Lao động

Năm 2018 toàn huyện có 89.213 lao động chiếm 54,68% dân số trong đó lao

động nông nghiệp chiếm 65,14% (58.110 lao động) tổng số lao động của huyện.

Đây là một thế mạnh và là điều kiện tiền đề để phát triển một nền nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng và phát triển sản xuất hàng hóa. Số lao động phi nông nghiệp, dịch vụ còn lại chủ yếu tập trung vào làm việc tại các khu công nghiệp, làng nghề trên địa bàn tỉnh và tỉnh lân cận, sản xuất thủ công, làng nghề, kinh doanh và

đi làm ăn ngoài vùng vào những thời điểm nông nhàn.

3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng

Yên Lạc có hệ thống mạng lưới giao thông khá phát triển và phân bố đều khắp với 2 loại: giao thông đường bộ 192,6 km, 91% các tuyến đường đã đổ bê tông hoặc rải nhựa theo tiêu chuẩn của Nhà nước, đường thủy (sông) 18 km đóng vai trò quan trọng trong việc giao lưu giữa huyện với bên ngoài.

Về cơ bản đảm bảo giao thông thông suốt giữa các địa bàn trên huyện và bên ngoài, tạo điều kiện cho mọi người dân, tổ chức và doanh nghiệp có thể dễ dàng kết nối trong và ngoài địa phương cũng như tiếp cận các hoạt động kinh tế - xã hội khác, thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển mạnh theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

b) Thủy lợi

Hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn huyện do Xí nghiệp thủy lợi Yên Lạc quản lý với 11km kênh chính, 25 km kênh nhánh, 8 trạm bơm gồm 19 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 1000 m3/giờ, để thực hiện nhiệm vụ tưới tiêu cho 16 xã và thị trấn trong huyện. Theo chương trình kiên cố hóa kênh mương theo Nghị quyết 08 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, đầu tư các dự án lớn về thủy lợi đã và

đang thực hiện.

c) Hệ thống điện

Huyện được cấp điện từ lưới điện quốc gia, hệ thống trạm và đường dây về cơ

bản đáp ứng được nhu cầu phụ tải điện hiện tại. Với nhu cầu phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nâng cao mức sống dân cư, tổng phụ tải sẽ tăng, nên hệ thống trạm biến thế và đường dây hiện tại sẽ không thểđáp ứng nhu cầu về tiêu thụđiện năng trên địa bàn.

d) Hệ thống chợ

Trên địa bàn huyện có 5 chợ, trong đó có các chợ đầu mối như chợ rau ở xã Liên Châu, chợ Lầm ở xã Tam Hồng, chợ Lồ, chợ Đầu Đê ở xã Nguyệt Đức, chợ

Trung tâm ở thị trấn Yên Lạc,.... Đây là các trung tâm thu mua nông sản, hàng hoá của huyện, giao thương với chợ Thổ Tang - huyện Vĩnh Tường, từ đó cung cấp nông sản cho nhiều thị trường lân cận. Ngoài ra các xã đều có chợ riêng để cung cấp và phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ.

Với điều kiện kinh tế - xã hội như vậy sẽ là động lực quan trọng tạo ra những thuận lợi đểđẩy mạnh nông nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển.

3.1.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

a)Tăng trưởng kinh tế

- Tổng giá trị sản xuất thực hiện (tính theo giá 2010) là 9.830,9 tỷđồng, đạt 102,5% kế hoạch. Trong đó:

+ Giá trị Nông - lâm nghiệp, thuỷ sản là 1.410,2 tỷđồng, đạt 89,5% kế hoạch; + Giá trị CN, TTCN, XDCB là 5.663,1 tỷđồng, đạt 105% kế hoạch; + Giá trị Thương mại - dịch vụ là 2.757,6 tỷđồng, đạt 105,4% kế hoạch; - Giá trị sản xuất bình quân đầu người là 62,7 triệu đồng, đạt 109,9% kế hoạch; b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế có bước chuyển biến tích cực, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại, giảm dần tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp.

Năm 2018, Cơ cấu kinh tế tính theo giá trị sản xuất như sau: + Nông - lâm nghiệp, thuỷ sản: 14,3%,

+ CN-TTCN-XD: 57,6%, + Thương mại, dịch vụ: 28,1%,

c) Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

- Khu vực kinh tế nông nghiệp: Kết quả sản xuất Nông – lâm – thủy sản của huyện Yên Lạc đạt mức tăng trưởng khá, tốc độ tăng bình quân 3,51 %/năm. Động lực tăng trưởng chính của ngành Nông – lâm – thủy sản của huyện là do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh và thực hiện việc dồn đổi ruộng đất, phát triển kinh tế

trang trại.

- Khu vực kinh tế công nghiệp:

Giá trị sản xuất Công nghiệp theo giá 2010 ước đạt 4.164,12 tỷ đồng, tăng 14,83% so với cùng kỳ. Hoạt động Công nghiệp - TTCN, các làng nghề, ngành nghề truyền thống được duy trì ổn định và phát triển. Một số doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã đầu tư xây dựng nhà xưởng, mở rộng quy mô dây truyền sản xuất; một số

ngành nghề có thế mạnh duy trì và phát triển tăng như: phôi thép sản phẩm ước đạt 158.890 tấn, tăng 6,08% so với năm trước sản xuất gường, tủ ước đạt 520,8 nghìn

cái, tăng 13,09% so với năm trước, tái chế phế liệu 36.456,0 tấn, tăng 26,16% so với năm trước,… giải quyết được việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

- Khu vực kinh tế dịch vụ

Thương mại - du lịch, dịch vụ những năm gần đây đã có bước phát triển

đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động xã hội. Thị trường nông thôn

được mở rộng, các chợđược quan tâm đầu tư nâng cấp, hàng hoá tiêu thụ hàng năm tăng khá. Thương mại - dịch vụđang thực sự là thế mạnh của nhiều xã trong huyện.

Giá trị thương mại - Dịch vụ theo giá 2010 ước đạt 2.757,61 tỷ đồng, tăng 7,37% so với năm trước. Tình hình kinh doanh thương mại trên địa bàn tiếp tục ổn

định và phát triển, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Công tác quản lý đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, kinh doanh rượu, an toàn vệ sinh thực phẩm được tăng cường. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các cơ sở phát triển mở

rộng quy mô; quảng bá, tiếp thị sản phẩm gắn với thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2013 2018 (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)