Xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2013 2018 (Trang 80 - 84)

- Thực hiện đúng theo quy định của bộ thủ tục hành chính do UBND tỉnh đã ban hành tại Quyết định số 890/QĐ-CT ngày 18/4/2018, cùng với các cấp, các ngành, địa phương cùng vào cuộc xử lý dứt điểm các sự việc về đất đai, chung tay cải cách thủ tục hành chính nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng.

- Giải pháp về tuyên truyền

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan đến việc sử dụng đất đai cũng như công tác chuyển quyền sử dụng đất. Đồng thời tăng cường công tác tập huấn, bồi dường, đào tạo, đào tạo lại về chuyên môn, nghiệp vụ; nâng cao nhận thức, hiểu biết về chính sách pháp luật đất đai đối với đội ngũ cán bộ, viên chức và lao động công tác tại VPĐKĐĐ.

- Giải pháp hoạt động tổ chức bộ máy

Hiện nay, tuy UBND tỉnh đã ban hành quy chế phối hợp giữa VPĐKĐĐ với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong đó quy định rõ vai trò, trách nhiệm của VPĐKĐĐ và các đơn vị liên quan; mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị. Tuy nhiên đến nay sự phối hợp này chưa thực sự chặt chẽ, trách nhiệm, hình thức dẫn

đến tình trạng chậm giải quyết thủ tục hành chính theo quy định. Do đó cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong lĩnh vực đất

đai, có hình thức khen thưởng đối với việc làm tốt, kỷ luật đối với hành vi vi phạm quy định. Đối với VPĐKĐĐ Chi nhánh Yên Lạc xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và sự phối hợp trong chuyên môn, nghiệp vụ của từng bộ phận, từng cán bộ trong Chi nhánh.

Rà soát các quy định của pháp luật để thực hiện trình tự, thủ tục về các hình thức chuyển quyền sử dụng đất một cách đơn giản, hiệu quả hơn, góp phần đẩy nhanh tiến độ cấp GCN theo Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ

- Giải pháp về con người, cơ sở vật chất, trang thiết bị

Đầu tư trang thiết bị máy móc, cơ sở vật chất như phòng làm việc, kho lưu trữ, máy tính, máy in, máy photo do các loại máy móc đã xuống cấp, lỗi nhiều, không đáp ứng được công việc. Để tăng hiệu quả công việc cần phải đầu tư máy mới, hiệu suất cao.

Tiếp tục đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung phân quyền để quản lý ngay từđầu công tác cập nhật dữ liệu địa chính, tiến tới xây dựng dữ liệu điện tử cho toàn ngành để chia sẻ và cung cấp, trao đổi thông tin được kịp thời, chính xác là công cụđắc lực cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai và là bộ cơ sở dữ liệu chung cho các ngành khác có liên quan như thuế, tài chính.

- Giải pháp nâng cao trình độ cán bộ, viên chức và người lao động hợp đồng của VPĐKĐĐ Chi nhánh Yên Lạc

Phát triển nguồn nhân lực hoạt động trong bộ máy tổ chức VPĐKĐĐ là một trong những yêu cầu cấp bách nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động và nâng cao tính

chuyên nghiệp trong hoạt động. Xuất phát từ kết quảđiều tra nghiên cứu về nhu cầu giao dịch, sự hiểu biết của người dân đối với công tác chuyển quyền sư dụng đất mà lãnh đạo Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh cũng như lãnh đạo Chi nhánh Yên Lạc trong thời gian tới cần:

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm việc tại VPĐKĐĐ Chi nhánh Yên Lạc. Hiện tại, một số viên chức và người lao động còn một số mặt hạn chế về trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, phương pháp làm việc và tinh thần trách nhiệm còn thiếu thực tế. Vì vậy, giải pháp tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động VPĐKĐĐ Chi nhánh là rất quan trọng. Mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải đạt được là tạo ra một đội ngũ cán bộ có kiến thức chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, có khả năng chủ động giải quyết công việc được giao, năng động trong xử lý tình huống. Đồng thời đội ngũ cán bộ này phải thường xuyên thực hiện công tác tổng kết, đánh giá, phát hiện vấn đề, đề xuất cái mới.

Nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân; việc đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộđịa chính cấp xã có ý nghĩa rất quan trọng bởi các quan hệđất

đai đều được xác lập từ cơ sở, mọi biến động đều phát sinh trên những thửa đất cụ thể và con người cụ thể chính vì vậy cần nâng cao năng lực đội ngũ cán bộđịa chính cấp xã.

Tăng cường kiểm tra, giám sát, lấy ý kiến đánh giá của người dân về thái độ

phục vụ và mức độ hướng dẫn của cán bộ, viên chức và người lao động làm tiêu trí

để có thể phát hiện những sai sót, bất cập từ đó rút kinh nghiệm và có những giải pháp tháo gỡ kịp thời.

- Gii pháp ng dng công ngh k thut trong chuyên môn, nghip v

Để hoạt động của VPĐKĐĐ Chi nhánh Yên Lạc đạt hiệu quả và đểđáp ứng

được nhu cầu của người sử dụng đất thì trước mắt cần hiện đại hoá hệ thống thu thập và cập nhật thông tin đất đai dưới dạng số, tổ chức hệ thống mạng máy tính

đồng bộ từ cấp xã đến cấp tỉnh nhằm sử dụng, trao đổi, cập nhật và cung cấp thông tin đất đai giữa 3 cấp. Do đó, để xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin đất đai thống nhất, trước hết cần phải có hệ thống BĐĐC được đo đạc chính quy và quy trình đo đạc

đến đó tránh tình trạng đo đạc xong khi quay lại lập HSĐC thì có nơi đã biến động gần hết.

Ngoài ra một giải pháp cũng rất quan trọng đó là hiện đại hoá các thiết bị

trong việc đo đạc, nhanh chóng ứng dụng các công nghệ mới và có tính khả thi cao vào lĩnh vực đất đai. Giải pháp này giúp cho ngành xây dựng được một hệ thống mạng thông tin đất đai kết nối giữa trung ương với các địa phương. Khi đó thì thông tin về việc cập nhật các biến động trong HSĐC tại mỗi cấp sẽ được cập nhật lên mạng nội bộ của ngành và mỗi cấp sẽ tựđộng cập nhật cho hồ sơ quản lý thuộc cấp mình quản lý. Để thực hiện cơ chế này, hệ thống thông tin đất đai của ngành cũng cần có một hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu trên mạng thống nhất và qua đó giúp cho người sử dụng đất khi cần tra cứu thông tin vềđất đai thì chỉ cần mất một khoản phí theo quy định.

KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2013 2018 (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)