Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện việt yên, tỉnh bắc giang, giai đoạn 2017 2019 (Trang 42 - 51)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Việt Yên là huyện trung du nằm ở phía tây nam tỉnh Bắc Giang, cách thủ đô Hà Nội 40 km về phía bắc theo quốc lộ 1, có tổng diện tích tự nhiên 17.014,76 ha. Việt Yên là một trong các huyện có diện tích tự nhiên hẹp, nhưng mật độ dân số lại

đứng thứ ba trong toàn tỉnh, với 19 đơn vị hành chính, trong đó có 2 thị trấn, 17 xã. So với các huyện khác, Việt Yên có vị trí tương đối thuận lợi, trung tâm huyện cách thị xã Bắc Giang 12 km, có phạm vi ranh giới như sau:

+ Phía Bắc giáp huyện Tân Yên.

+ Phía Nam giáp thành phố Bắc Ninh và huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh . + Phía Đông giáp huyện Yên Dũng và thành phố Bắc Giang.

+ Phía Tây giáp huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh và huyện Hiệp Hoà.

Huyện có toạ độ địa lý từ 21O11’29’’ đến 21O20’26’’ vĩ độ Bắc và 106O0’08’’ đến 106O9’57’’ kinh độ Đông.

Huyện Việt Yên có đường quốc lộ 1A, quốc lộ 37 và tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn chạy qua, nên rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế và phát triển thương mại, dịch vụ với các trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc. Đặc biệt, Việt Yên có vị trí thuận lợi cho việc hình thành khu, cụm công nghiệp của tỉnh nên tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển. Ngoài ra, huyện còn có các tuyến đường tỉnh lộ quan trọng chạy qua như: 284, 272 (Phúc Lâm đi Tân Yên), 269 (Khả Lý - Chùa Bổ), đường 298, đường 298B, đường thuỷ thuận tiện cho vận chuyển hàng hoá, đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu và phát triển sản xuất.

3.1.1.2. Địa hình

Địa hình huyện Việt Yên khá đa dạng, được chia làm 3 dạng chính:

- Địa hình đồi núi thấp: một số xã phía Bắc và phía Nam của huyện có độ cao trung bình từ 6m – 120m; dạng địa hình này được phân bố rải rác ở các xã: Việt Tiến, Thượng Lan, Minh Đức, Nghĩa Trung ở phía Bắc và Trung Sơn, Tiên Sơn, Ninh Sơn, Vân Trung ở phía Nam huyện. Đỉnh cao nhất là đỉnh Mỏ Thổ 161m. Những đồi núi thấp này đa phần có độ dốc bình quân 15O (chỉ khoảng 20% diện tích có độ dốc bình quân dưới 15O).

- Địa hình bồn địa gò thấp: dạng địa hình này được phân bố chủ yếu ở các xã phía Bắc huyện và 3 xã Ninh Sơn, Trung Sơn, Tiên Sơn. Độ cao trung bình từ 15 – 25m so với mặt nước biển. Hầu hết diện tích này đều đã được đưa vào sử dụng làm đất ở hoặc đất mầu.

- Địa hình đồng bằngcó lượn sóng: dạng địa hình này tập trung ở các xã phía Đông đường quốc lộ 1A (Quang Châu, Vân Trung, Hoàng Ninh,…) và một số xã vùng giữa huyện (Hương Mai, Tự Lạn, Bích Sơn, Hồng Thái). Độ cao bình quân so với mặt nước biển từ 2,5 – 5,0m. Độ nghiêng của địa hình theo hướng Bắc xuống Nam và Tây Bắc sang Đông Đông Nam.

Địa hình như trên tạo điều kiện thuận lợi trong việc đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phát triển một nền nông nghiệp phong phú. Tuy nhiên, địa hình không đồng đều cũng gây khó khăn cho huyện trong việc phân vùng sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh cây trồng trên diện rộng.

3.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội 3.1.2.1. Dân số, lao động

* Dân số: Theo số liệu thống kê đến năm 2019 huyện Việt Yên có 169.023 người, trong đó dân số đô thị 16.221 người chiếm 9,6% dân số toàn huyện, dân số nông thôn 152.802 người, chiếm 90,4% dân số toàn huyện.

Dân số theo các đơn vị hành chính của huyện Việt Yên năm 2019 được thể hiện qua bảng 3.1 và hình 3.2.

Bảng 3.1. Phân bố dân cư tại các xã, thị trấn huyện Việt Yên năm 2019

STT Xã/phường Diện tích (Km²) Dân số (Người) Mật độ dân số (Người/km²) Toàn huyện 171,01 169023 988 1 Việt Tiến 11,40 9570 839 2 Tự Lan 9,18 6929 755 3 Hương Mai 9,46 9615 1017 4 Tăng Tiến 4,79 7524 1571 5 Vân Trung 9,67 7342 759 6 Bích Sơn 6,73 6437 956 7 Trung Sơn 12,31 9438 767 8 Ninh Sơn 7,99 8443 1057 9 Tiên Sơn 14,46 10587 732 10 Quang Châu 9,01 10151 1126 11 Quang Minh 5,46 9989 1831 12 Hoàng Ninh 6,85 10020 1464 13 Hồng Thái 5,90 8563 1450 14 Nghĩa trung 14,81 9486 641 15 Minh Đức 18,46 12442 674 16 Thượng Lan 9,86 8814 894 17 Vân Hà 2,95 7452 2524 18 TT. Bích Động 6,07 7346 1211 19 TT. Nếnh 5,66 8875 1567

Mật độ dân số trung bình toàn huyện khá cao, năm 2019 là 988 người/km2, cao hơn nhiều so với mật độ dân số trung bình của toàn tỉnh (414,4 ngươi/ km2). Dân số tập trung không đều, nhiều nhất là xã Minh Đức với 12.442 người, thấp nhất ở xã Bích Sơn với 6.437 người. Mật độ dân số cao nhất ở xã Vân Hà 2.524 người/ km2, mật độ thưa nhất ở xã Nghĩa Trung 641người/km2.

Hình 3.2. Biu đồ dân s theo các đơn v hành chính ca huyn Vit Yên năm 2019

* Cơ cấu lao động: Về lao động, tính đến năm 2018 số người trong độ tuổi lao động của huyện có: 100.860 lao động, chiếm 55,19% dân số, trong đó lao động:

+ Lao động Nông – Lâm nghiệp – Thủy sản: 12 % + Lao động Công nghiệp – Xây dựng: 66 % + Lao động Thương nghiệp – Dịch vụ khác: 22 % Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 64%.

3.1.2.2. Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của Việt Yên có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng đối với ngành nông nghiệp. Cụ thể về cơ cấu kinh tế ngành và các chỉ tiêu tăng trưởng chủ yếu năm 2018 của huyện Việt Yên được thể hiện qua bảng 3.2 và hình 3.4

Bảng 3.2. Cơ cấu kinh tế ngành và các chỉ tiêu tăng trưởng chủ yếu năm 2019

STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị

I Giá trị sản xuất (theo đơn giá năm 2010) Tỷđồng 6,587

1 Công nghiệp - xây dựng Tỷ đồng 3,330

2 Nông - lâm - thuỷ sản Tỷ đồng 1,353

3 Dịch vụ - thương mại Tỷ đồng 1,904

II Giá trị sản xuất hiện hành Tỷđồng 9,620

1 Công nghiệp - Xây dựng Tỷ đồng 4,762

2 Nông - lâm - thuỷ sản Tỷ đồng 1,876

3 Dịch vụ - thương mại Tỷ đồng 2,982

III Cơ cấu Giá trị sản xuất hiện hành % 100%

1 Công nghiệp - Xây dựng % 49,5%

2 Nông - lâm - thuỷ sản % 19,5%

3 Dịch vụ - thương mại % 31,0%

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Việt Yên. 2019)

Qua bảng 3.2 cho thấy, năm 2019 giá trị sản xuất hiện hành ngành nông – lâm – thủy sản là 1,876 tỷ đồng, chiếm 19,5 %; ngành Công nghiệp - xây dựng là 4,762 tỷ đồng, chiếm 49,5 %; ngành Dịch vụ - thương mại là 2,982 tỷ đồng, chiếm 31%.

3.1.2.3.Tình hình dân s và lao động ca huyn

Điều dễ nhận thấy là trong tình trạng đất canh tác có xu hướng ngày càng giảm đi thì người lao động cần phải tìm cho mình một công việc khác ngoài nông nghiệp nếu hộ muốn nâng cao thu nhập. Đây là một xu hướng tốt trong việc phân công lại lao động, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn, nhưng cũng là một

thách thức lớn đối với các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc tạo công ăn việc làm nâng cao thu nhập và đời sống của cư dân nông thôn.

3.1.2.4. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống

- Về giao thông vận tải: Mạng lưới đường bộ gồm 32 km đường Quốc lộ, 22 km đường tỉnh lộ, 64 km đường liên xã, 166 km đường liên thôn. Tất cả các xã, thị trấn đều có đường nhựa về đến xã, thị trấn. Ngoài đường bộ, trên địa bàn huyện còn có tuyến đường sắt chạy qua dài 9,0 km và một nhà ga (ga Sen Hồ). Trên địa bàn huyện còn có hai tuyến đường sông: Tuyến sông Cầu có chiều dài qua huyện là 21km, tuyến Ngòi Cầu Sim có chiều dài qua huyện là 4km.

- Về thuỷ lợi

Huyện có 2 nguồn nước phục vụ sản xuất: Nguồn nước tự chảy và nguồn nước động lực. Huyện đã xây dựng được hệ thống đê sông bao quanh phía Đông huyện (đê Tả Cầu) dài 21 km. Hiện nay có 90 trạm bơm gồm 165 máy bơm các loại. Cùng với hệ thống kênh chính và kênh cấp I (dài 36 km) chảy qua huyện và kênh cấp II trong huyện (dài 166 km). Ngoài ra còn có nhiều hồ chứa nước nhỏ. Tổng diện tích tưới được khoảng 6.000 ha/vụ và tiêu được 2.120 ha.

- Công trình phúc lợi công cộng: Hệ thống công trình phúc lợi công cộng ngày càng được cải thiện nâng cấp. Hệ thống trường học đã bảo đảm cho việc phổ cập giáo dục trên địa bàn toàn huyện. Các cơ sở y tế, văn hoá phần lớn đã đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh và cung cấp thông tin cho người dân.

- Hệ thống điện: 100% số xã, thị trấn có điện lưới quốc gia với 100% số hộ được sử dụng điện. Mạng lưới điện tương đối ổn định.

3.1.2.5. Tình hình phát triển kinh tế của huyện

Việt Yên là huyện trọng điểm phát triển công nghiệp của tỉnh, hiện nay trên địa bàn có 3 khu công nghiệp (KCN); 3 cụm công nghiệp (CCN), làng nghề với 487 doanh nghiệp hoạt động. Phần lớn các doanh nghiệp trong KCN, CCN đều đã đi vào sản xuất, kinh doanh ổn định, giải quyết việc làm cho khoảng 50 nghìn lao động.

Trong năm qua, các nhiệm vụ KT-XH được triển khai thực hiện có hiệu quả, tạo bước phát triển vững chắc. Tổng giá trị sản xuất các ngành (không kể KCN) là 4.720 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu đạt 15%. Tình

hình sản xuất công nghiệp có dấu hiệu phục hồi, dòng vốn đăng ký đầu tư trên địa bàn tăng. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Việt Yên giai đoạn 2015 – 2017 được thể hiện tại bảng 3.3.

Để đạt mục tiêu đề ra, bên cạnh những lợi thế về vị trí địa lý, là sự nỗ lực của địa phương trong việc xây dựng bộ máy chính quyền trẻ, năng động, quản lư điều hành hiệu quả, có chiến lược và mục tiêu mũi nhọn như: Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển; tăng thu từ ngân sách huyện, đặc biệt là thu sử dụng đất; tập trung bồi thường giải phóng mặt bằng...

Kết quả đạt được đánh dấu mốc quan trọng, tạo tiền đề cho phát triển KT- XH của huyện trong giai đoạn tới. Trong đó thu hút được 39 dự án (ngoài KCN) với tổng mức đầu tư khoảng 860 tỷ đồng. Đặc biệt, một số dự án hạ tầng thương mại được chấp thuận đầu tư có tác động thúc đẩy phát triển KT-XH vùng, chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết tốt vấn đề an sinh xã hội khu vực phát triển công nghiệp như các chợ: Hoàng Ninh, Hồng Thái, Nếnh; nhà máy nước sạch Ninh Sơn, hạ tầng CCN Hoàng Mai, trường mầm non Âu Cơ 2 tại thị trấn Nếnh...

Bảng 3.3. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Việt Yên giai đoạn 2018 -2019 Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Số lượng (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Số lượng (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) I. Tổng giá trị sản xuất 4219 100 4843 100 - Nông nghip 1712.35 36,71 1867.6 34,07 + Trồng trọt 770.54 45 815.4 41,88 + Chăn nuôi 885.99 51,7 985.54 51,82 + Dịch vụ nông nghiệp 55.82 3,3 65.08 6,30

- Công nghip – Xây dng cơ bn 1430 33,89 1683 34,75 - Thương mi - dch v 1240 29,39 1510 31,18 II. Một số chỉ tiêu - Giá trị sản xuất/khẩu (tr.đ) 27.1 29.3 - Giá trị sản xuất/LĐ (tr.đ) 48.7 54.3 - Giá trị sản xuất/hộ (tr.đ) 85.5 96.4 - GTSX ngành trồng trọt/1ha đất nông nghiệp (tr.đ) 69.2 73.5

Ngoài ra, trên địa bàn huyện có một số dự án hạ tầng trọng điểm được khởi công xây dựng cơ bản hoàn thành như: Quốc lộ 1, đường gom quốc lộ 1, đường tỉnh 295B; hạ tầng khu dân cư thương mại Bích Sơn, hạ tầng khu dân cư đường Nguyễn Thế Nho.

Chỉ tiêu tỉnh giao thu từ đấu giá quyền sử dụng đất vượt 300% (năm 2019, tỉnh giao thu từ đầu giá quyền sử dụng đất 245 tỷ đồng, Việt Yên thực hiện đạt 745 tỷ đồng). Đây là nguồn lực chính nhằm tái đầu tư hạ tầng, phát triển đô thị, đầu tư vào nơi khó khăn, các chương trình mục tiêu: Xây dựng nông thôn mới, kiên cố hóa trường lớp học, chuẩn quốc gia về y tế, giải quyết và kiểm soát tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trên địa bàn.

Năm qua, Việt Yên đã thực hiện tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư và thực hiện đầu tư các dự án trọng điểm trên địa bàn. Lũy kế đến năm 2019, địa phương đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng 127ha/127ha KCN Đình Trám; 312,2ha/426ha (đạt 75,59 %) diện tích KCN Quang Châu cùng các dự án nâng cấp cải tạo quốc lộ 1; nâng cấp, cải tạo đường tỉnh 295B và nhiều dự án hạ tầng đấu giá quyền sử dụng đất khác...

Để tiếp tục phát huy lợi thế, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Việt Yên lần thứ XXII nhiệm kỳ 2015- 2020, đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho cả giai đoạn, trong đó xác định: Phát triển công nghiệp vẫn là động lực chủ yếu của huyện, quyết định tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế; khả năng lấp đầy các khu, CCN trên địa bàn trong nhiệm kỳ.

Huyện tập trung huy động mọi nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; chú trọng bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững...

Phát huy mọi tiềm năng, lợi thế. Cùng đó, giải quyết tốt vấn đề an sinh xã hội; duy trì, bảo tồn, hỗ trợ phát triển làng nghề truyền thống Vân Hà, Tăng Tiến để

thực hiện mục tiêu phát triển du lịch, hình thành các tuyến du lịch tâm linh kết hợp mua sắm sản phẩm đặc trưng của làng nghề. Phấn đấu đến năm 2018, Việt Yên trở thành huyện nông thôn mới; năm 2020 là một trong những huyện tốp đầu của tỉnh, hội đủ những điều kiện cơ bản của huyện công nghiệp và là đô thị loại IV trực thuộc tỉnh.

Đạt kết quả trên, Đảng bộ huyện Việt Yên luôn coi trọng việc xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp được quan tâm nâng cao. Hiệu quả quản lý và hiệu lực điều hành của UBND huyện và các xã, thị trấn được nâng lên, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ và tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật. Thực hiện có hiệu quả việc nâng cao chất lượng cuộc họp, hội nghị của các cơ quan hành chính nhà nước. Tiếp tục chỉ đạo, thực hiện đồng bộ các giải pháp về cải cách hành chính, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận “một cửa” gắn với giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan nhà nước. Hoạt động của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội có nhiều đổi mới.

Với lợi thế về thổ nhưỡng, những năm qua, Đảng bộ huyện Việt Yên đã tập trung lãnh đạo địa phương phát triển sản xuất cây ăn quả theo vùng. Những loại cây chủ lực được Đảng bộ huyện chỉ đạo các địa phương tập trung phát triển trong thời gian qua là vải ổi, bưởi, quất… Hiện nay, ở Việt Yên đã hình thành những vùng chuyên canh rau ứng dụng công nghệ cao như rau thủy canh, rau trong nhà màng, nhà lưới... và có diện tích hàng nghìn ha lúa chất lượng cao đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, cung cấp một lượng lớn nông sản cho khu công nghiệp của huyện, của tỉnh.

Để sản phẩm nông nghiệp có chỗ đứng trên thị trường, những năm qua. Huyện ủy Việt Yên chỉ đạo các địa phương tích cực tuyên truyền, khuyến khích nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Hiện nay, nông dân trong huyện đã áp dụng quy trình VietGAP trên nhiều diện tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện việt yên, tỉnh bắc giang, giai đoạn 2017 2019 (Trang 42 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)