Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện việt yên, tỉnh bắc giang, giai đoạn 2017 2019 (Trang 51 - 55)

Thuận lợi:

- Huyện Việt Yên có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trong tầm ảnh hưởng và phát triển của thủ đô Hà Nội, gắn với hành lang phát triển kinh tế trên tuyến QL1 Hà Nội - Lạng Sơn, giáp thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh và là cửa ngõ giao thông của tỉnh nên tạo điều kiện trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá, thuận tiện trong việc lưu thông hàng hoá, đi lại của nhân dân. Ngoài ra, địa hình huyện Việt Yên đa dạng (có cả đồi núi và đồng bằng) nên thuận tiện cho việc phát triển nền nông, lâm nghiệp phong phú với nhiều loại cây trồng, vật nuôi.

Nhìn chung vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và cảnh quan môi trường huyện Việt Yên có nhiều thuận lợi cho phát triển nền kinh tế - xã hội:

- Có nhiều tuyến giao thông (thuỷ, bộ) quan trọng, nằm giữa 2 thành phố là điều kiện phát triển công nghiệp – TTCN, hình thành các trung tâm kinh tế thuận lợi. Quá trình đô thị hoá diễn ra khá nhanh ở nhiều địa phương.

- Quỹ đất nông lâm nghiệp chỉ chiếm 64,49% tổng diện tích tự nhiên, nên phải có các giải pháp hợp lý tăng năng suất cây trồng, vật nuôi để tạo điều kiện chuyển đổi một phần diện tích cho các mục tiêu phát triển khác mà không ảnh hưởng tới an ninh lương thực, thực phẩm giúp huyện phát triển ổn định. Vì vậy bước đầu cần phát triển theo hướng nông nghiệp hàng hoá, tạo cơ sở vững chắc cho

- Có hệ thống giao thông phân bố rộng khắp và khá hợp lý; thuận tiện trong giao lưu kinh tế văn hoá với bên ngoài; có điều kiện tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển một nền kinh tế đa dạng: công nghiệp, dịch vụ thương mại, nông nghiệp....

- Điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, đất đai....) phù hợp với nhiều loại cây trồng, cho phép phát triển một nền sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản đa dạng, sinh thái bền vững làm cơ sở cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông sản hàng hoá theo hướng tập trung, hình thành các vùng chuyên canh lớn sản xuất lương thực, thực phẩm tươi sống, rau sạch, cây công nghiệp ngắn ngày.

- Có nguồn tài nguyên cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (sét, Cát, sỏi....) đáp ứng nhu cầu xây dựng ngày càng lớn.

- Có điều kiện đất đai, cảnh quan thuận lợi cho việc phát triển du lịch.

- Có nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm, có trình độ thâm canh, ý thức hướng tới sản xuất hàng hoá...

- Trong những năm qua, cơ sở hạ tầng của huyện được chú trọng đầu tư, cải tạo. Đặc biệt, huyện Việt Yên có đủ các loại hình giao thông. Hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông được phân bố hợp lý, trong đó các tuyến giao thông thuận lợi, quan trọng như QL1, QL37, hệ thống sông Cầu, hệ thống tỉnh lộ. Ngoài ra, huyện Việt Yên được UBND tỉnh chọn là huyện trọng điểm phát triển công nghiệp nên được ưu tiên đầu tư, nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu, cụm công nghiệp.

- Huyện Việt Yên có 2 trục kinh tế:

Trục Bắc - Nam: dọc Quốc lộ 1A, từ khu công nghiệp Quang Châu đến khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng trên trục này đã và đang hình thành nhiều khu, cụm công nghiệp có quy mô lớn.

Trục Đông - Tây: Dọc Quốc lộ 37 nối từ khu công nghiệp Đình Trám đến Hiệp Hoà, đây là trục có nhiều tiềm năng phát triển nhất là sau khi hoàn thành nâng cấp Quốc lộ 37 (đường vành đai 4 của Thủ đô Hà Nội).

năng động nhất, cùng với Thành phố Bắc Giang, huyện Yên Dũng, huyện Lạng Giang hợp thành khu vực kinh tế trọng điểm, phát triển công nghiệp của tỉnh.

- Trong những năm gần đây, huyện Việt Yên có công nghiệp phát triển tương đối mạnh, được coi là điểm nhấn công nghiệp của tỉnh, được xác định sẽ là nơi phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung của tỉnh Bắc Giang (03 khu công nghiệp: Đình Trám, Quang Châu, Vân Trung và 04 cụm công nghiệp: Hoàng Mai, Việt Tiến, Tăng Tiến và cụm làng nghề Vân Hà). Ngoài ra, huyện còn có nhiều làng nghề truyền thống lâu đời (rượu làng Vân, bánh đa nem, mỳ Thổ Hà, mây tre đan ở Tăng Tiến... ). Vì vậy, huyện có điều kiện thuận lợi tiến nhanh trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

- Được sự quan tâm chỉ đạo. giúp đỡ của các cấp, các ngành của tỉnh và trung ương; nhân dân huyện Việt Yên cần cù chịu khó, ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, đoàn kết; có đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học nhiệt tình, năng động, có trách nhiệm, biết vận dụng sáng tạo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Những khó khăn, hạn chế

- Phần lớn quỹ đất (98,42% tổng diện tích tự nhiên) đã được sử dụng; Việc phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ phải lấy một phần từ quỹ đất nông nghiệp, nếu không tính toán và quy hoạch hợp lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, đặc biệt là nông dân.

- Thiếu lực lượng lao động chất lượng cao nên khi công nghiệp, dịch vụ phát triển mạnh đòi hỏi huyện cần đầu tư nhiều trong lĩnh vực đào tạo lao động.

- Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện tuy có phát triển về số lượng song chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, sức cạnh tranh chưa cao.

- Diện tích đất tự nhiên của huyện không nhiều, đất nông nghiệp ngày càng hạn hẹp, đất chưa sử dụng còn ít nên việc chuyển đổi các mục đích sử dụng đất cần có sự cân nhắc, xem xét kỹ mới đạt hiệu quả cao.

- Khi phát triển công nghiệp, vấn đề giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp cũng là một thách thức lớn của huyện.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng thuỷ lợi. hệ thống giao thông cũng cần được nâng cấp mở rộng nhiều, Các nhu cầu phát triển KT-XH khác cũng đòi hỏi bổ sung quỹ đất lấy từ đất nông lâm nghiệp là chính. Nguồn vốn đầu tư hạn chế nên việc đền bù, giải phóng mặt bằng sẽ rất khó khăn.

- Khí hậu một số năm gần đây biến đổi thất thường, hàng năm còn bị úng lụt một phần diện tích đất thấp trũng bị ngập. Nóng ẩm mưa nhiều tạo điều kiện cho sâu bệnh phá hoại mùa màng phát triển mạnh.

Những thách thức:

- Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đã được quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng được một nền sản xuất phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của thị trường. Đặc biệt, hệ thống giao thông có một số tuyến đường quan trọng đã xuống cấp, bề rộng mặt đường hẹp như QL37, QL1A cũ.

- Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khá cao, chất lượng lao động thấp, thiếu lực lượng lao động chất lượng cao nên khi công nghiệp, dịch vụ phát triển mạnh đòi hỏi huyện cần đầu tư nhiều trong lĩnh vực đào tạo lao động.

- Đất nông nghiệp ngày càng hạn hẹp, đất chưa sử dụng còn ít nên việc chuyển đổi các mục đích sử dụng đất cần có sự cân nhắc, xem xét kỹ mới đạt hiệu quả cao.

- Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp còn chưa ổn định, thị trường cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa chưa được mở rộng, các dịch vụ còn nhỏ lẻ nên không phát huy hết những thế mạnh của huyện.

- Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, việc khai thác tài nguyên (đất đai, nguồn nước, khoáng sản…) để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá trình đô thị hóa và hình thành các khu công nghiệp, phát triển dân cư sẽ ảnh hưởng đến môi trường là điều tất yếu, không thể tránh khỏi. Đây cũng là

một thách thức của huyện trong tiến trình phát triển đòi hỏi cần có những xem xét tổng thể nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện việt yên, tỉnh bắc giang, giai đoạn 2017 2019 (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)