3.3.3.1. Tình hình chung
Việc đăng ký đất đai thực chất là quá trình thực hiện các công việc nhằm thiết lập hồ sơ địa chính cho toàn bộ đất đai trong phạm vi hành chính từng xã, phường, thị trấn trong cả nước và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những người sử dụng đất đủ điều kiện, làm cơ sở để nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai theo đúng quy định của pháp luật.
Do vậy công tác đăng ký đất đai không chỉ dừng lại ở việc lập hồ sơ địa chính mà còn phải cấp giấy chứng nhận. Quá trình vận động, phát triển của đời sống, kinh tế, xã hội tất yếu dẫn đến sự biến động đất đai ngày càng đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau như: Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất....vì vậy phần lớn ý kiến của người dân đều đồng ý với chính sách pháp luật đất đai của nhà nước.
Do người dân Việt Yên đã sinh sống ổn định từ lâu. nên hầu hết quỹ đất ở huyện Việt Yên đều được đăng ký kê khai. Việc đăng ký đất đai những năm trước đây chưa đảm bảo chính xác và cũng chưa có thể làm cơ sở để xây dựng hồ sơ địa chính. Phần lớn là do ý thức của người sử dụng đất và hạn chế trong vấn đề quản lý về đất đai làm cho việc đăng ký đất đai tại địa phương còn nhiều bất cập, chỉ quản lý về số lượng nhưng chất lượng thì chưa cao, độ chính xác thấp, có sự sai lệch giữa số liệu đang lưu trữ so với thực tế.
3.3.3.2. Quy trình thực hiện
Mô tả quy trình đăng ký biến động quyền sử dụng đất:
* Hộ gia đình cá nhân:
Nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký biến động quyền sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân huyện Việt Yên thông qua bộ phận tiếp nhận theo cơ chế “một cửa”, hồ sơ gồm: Đơn xin tách thửa, hợp thửa; đơn đề nghị trích lục thửa đất; đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất; tờ khai chuyển mục đích sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hợp đồng chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế.... quyền sử dụng đất; các tờ khai thuế; đơn xin cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Chỉ đạo cán bộ địa chính phối hợp với cán bộ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất lập trích lục, trích đo thửa đất.
* Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện:
- Tiếp nhận. phân loại hồ sơ.
- Kiểm tra tính đầy đủ, thống nhất với hồ sơ (nếu hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất thì xác minh thực địa để xem xét tính phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết).
- Trích lục địa chính hay trích đo thửa đất. - Gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế.
* Cơ quan thuế
Xác định nghĩa vụ tài chính và gửi thông báo thuế cho người sử dụng đất để thực hiện nghĩa vụ tài chính.
* Phòng Tài nguyên và Môi trường
Thẩm tra hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất chuyển đến, trường hợp đủ điều kiện thì trình Ủy ban nhân dân huyện xem xét ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
* Ủy ban nhân dân huyện
Xem xét và ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Chuyển hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất để vào sổ, chỉnh lý biến động và trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân theo đúng quy định.
3.3.3.3. Kết quảđạt được
Bảng 3.8. Tình hình đăng ký biến động đất đai của huyện huyện Việt Yên giai đoạn 2017-2019
TT Nội dung biến động N2017 ăm N2018 ăm N2019 ăm Tcộổng ng (hồ sơ)
1 Cấp đổi, cấp lại 4.774 5.026 3.919 13.719 2 Chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế 6753 8162 9.030 23.945 3 Tách thửa, hợp thửa 472 294 369 1.135 4 Đăng ký thế chấp, xóa thế chấp 3.186 3.637 3.278 10.101
Giai đoạn 2017-2019 huyện Việt Yên đã giải quyết được nhiều trường hợp biến động đất đai, như: Cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất; tách thửa, hợp thửa đất; đăng ký thế chấp, xóa thế chấp bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
3.3.4. Tình hình về công tác lập hồ sơđịa chính trên địa bàn huyện Việt Yên giai đoạn 2017-2019
3.3.4.1. Nguồn tài liệu để phục vụ công tác lập hồ sơđịa chính
Kể từ năm 1981 cho đến nay để phục vụ cho công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính Tổng cục Quản lý ruộng đất sau đổi tên thành Tổng cục Địa chính đã ban hành các văn bản quy định biểu mẫu hồ sơ địa chính: Quyết định 56/QĐ-ĐC ngày 05/11/1981, Quyết định 499/QĐ-ĐC ngày 27/7/1995, Thông tư 346/1998/TT-ĐC,Thông tư 1990/2001/TT-TCĐC ngày 30/11/2001, Thông tư 29/2004/TT-TNMT và hiện nay là Thông tư số 24/2014/TT- BTNMT ngày 19/5/2014. Sau nhiều lần điều chỉnh biểu mẫu theo các thông tư mới ban hành cho phù hợp, hiện nay hồ sơ địa chính huyện Việt Yên được lập theo Thông tư 24/2014/TT-TNMT; việc đo đạc lập bản đồ địa chính được tiến hành bằng máy toàn đạc điện tử với độ chính xác cao để thay thế bản đồ đo vẽ thủ công (Bản đồ giải thửa 299/TTg). Bản đồ địa chính của các xã, thị trấn được lưu bằng phần mềm MicroStation SE; bản đồ quy hoạch sử dụng đất được lưu trữ ở dạng số và giấy.
* Các loại giấy tờ thể hiện trên hồ sơ: Quyết định giao đất. cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đơn xin tách thửa, hợp thửa; đơn xin chuyển mục đích; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (nếu có)...
* Các loại sổ: Sổ mục kê; sổ địa chính; sổ đăng ký đất đai; sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Cùng một số giấy tờ và tài liệu khác có liên quan.
3.3.4.2. Thực trạng về việc lập và quản lý hồ sơ địa chính
Hồ sơ địa chính được lập để phục vụ tốt hơn công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn. Tuy nhiên độ tin cậy của các thông tin được lưu trữ trong hồ sơ
tính pháp lý của thửa đất. Do vậy, công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính là một yếu tố vô cùng quan trọng trong công tác quản lý đất đai.
a. Công tác lập hồ sơ địa chính
Hiện nay, trên địa bàn huyên Việt Yên việc lập hồ sơ cơ bản đã thực hiện đầy đủ; công tác cập nhật hồ sơ địa chính của các thửa đất và biến động đất đai đều được Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện khá kịp thời, đúng quy định.
Từ khi nhận chuyển giao bản đồ địa chính dạng số của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang, thì công tác quản lý và cập nhật hồ sơ địa chính có phần được thuận lợi hơn, đặt biệt là hiện nay các xã đang triển khai thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.
b. Công tác quản lý hồ sơ địa chính
Do điều kiện nơi làm việc còn chật hẹp, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất chưa bố trí phòng và cán bộ chuyên trách làm công tác lưu trữ hồ sơ địa chính nên hồ sơ chưa được phân loại rõ ràng, chưa sắp xếp được theo từng năm cụ thể, việc sao lục, cung cấp thông tin cũng gặp nhiều khó khăn.
c. Những khó khăn trong công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính
- Phần lớn cán bộ, viên chức, người lao động tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất không được đào tạo đúng chuyên ngành, chưa sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên ngành phục vụ cho công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính.
- Hầu hết cán bộ địa chính cấp xã và cấp huyện vẫn chưa sử dụng được các phần mềm hiện hành như TK2015, MicroStation SE.... đã gây khó khăn và cản trở không ít trong công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính.
- Để bảo quản hồ sơ khỏi hư hỏng. hằng năm Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện tổ chức phun thuốc diệt mối mọt, nấm mốc, trong khi chưa có kho lưu trữ riêng nên thuốc bảo vệ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cán bộ đang làm việc chung tại kho lưu trữ hồ sơ.
d. Quy trình thực hiện
Người sử dụng đất khi được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, chuyển nhượng, thừa kế, cho tặng quyền sử dụng đất, được giao đất, cho thuê đất từ đất chưa sử dụng hoặc đất đã thu hồi thì Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất có
thẩm quyền trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính của khu vực tạo đất mới và các thửa đất có liên quan thì thực hiện các công việc sau:
Chỉnh lý bổ sung ranh giới, loại đất, mục đích sử dụng đất, diện tích của các thửa đất mới trên bản đồ địa chính.
Cập nhật thông tin về thửa đất mới vào hồ sơ địa chính. Cập nhật chỉnh lý biến động vào bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo dõi biến động đất đai theo quy định hiện hành.
Thông báo về việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính kèm theo trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo thửa đất gửi đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh và UBND các xã, thị trấn nơi có thửa đất đã được đăng ký cập nhật biến động.
3.3.4.3. Kết quả lập hồ sơđịa chính huyện Việt Yên Bảng 3.9. Kết quả lập hồ sơđịa chính của huyện Việt Yên TT Xã. thị trấn Bản đồ (tờ) Sổđịa chính (quyển) Sổ mục kê (quyển) Sổ theo dõi biến động đất đai (quyển) Sổ cấp GCNQS DĐ (quyển) Loại bản đồ Số lượng Tỷ lệ 1/1000 Tỷ lệ 1/2000 1 Bích Động BĐĐC 22 22 4 5 1 1 2 Bích Sơn BĐĐC 14 14 3 2 1 1 3 Hoàng Ninh BĐĐC 42 42 8 6 1 1 4 Hồng Thái BĐĐC 13 13 3 4 1 1 5 Hương Mai BĐĐC 45 45 9 2 1 1 6 Minh Đức BĐĐC 44 44 8 7 1 1 7 Ninh Sơn BĐĐC 12 12 3 2 1 1 8 Nghĩa Trung BĐĐC 44 44 9 4 1 1 9 Quang Châu BĐĐC 45 45 9 8 1 1 10 Quảng Minh BĐĐC 8 8 2 3 1 1 11 Tăng Tiến BĐĐC 30 30 6 4 1 1 12 Tiên Sơn BĐĐC 116 116 17 12 1 1 13 TT Nếnh BĐĐC 6 6 2 5 1 1 14 Tự Lạn BĐĐC 5 5 2 3 1 1 15 Thượng Lan BĐĐC 56 56 10 3 1 1 16 Vân Trung BĐĐC 7 7 2 6 1 1 17 Vân Hà BĐĐC 36 36 6 5 1 1 18 Trung Sơn BĐĐC 70 70 11 9 1 1 19 Việt Tiến BĐĐC 5 5 2 4 1 1 Toàn huyện 620 0 620 116 94 19 19
Qua bảng 3.9: cho thấy rằng tình hình lập hồ sơ địa chính của huyện Việt Yên đạt kết quả như sau:
Bản đồ: Toàn huyện có 620 tờ bản đồ được lập, quản lý, sử dụng đồng thời trên bản đồ giấy và bản đồ số trên phần mềm Microstation SE, trong đó có 620 tờ bản đồ, tỷ lệ 1/2000. Xã Tiên Sơn có số lượng tờ bản đồ nhiều nhất 116 tờ, xã Tự Lạn và Việt Tiến có số lượng tờ bản đồ ít nhất là 05 tờ.
Sổ địa chính: Toàn huyện có 116 quyển, xã Tiên Sơn có số lượng nhiều nhất 17 quyển, xã Quảng Minh, Thị trấn Nếnh, Vân Trung, Việt Tiến có số lượng ít nhất là 02 quyển.
Sổ mục kê: Toàn huyện có 94 quyển, xã Tiên Sơn có số lượng nhiều nhất 12 quyển, xã Hương Mai, Ninh Sơn có số lượng ít nhất 02 quyển.
Sổ đăng ký biến động: Toàn huyện có 19 quyển, mỗi xã, thị trấn 01 quyển. Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Toàn huyện có 19 quyển, mỗi xã, thị trấn 01 quyển.
Trong những năm qua, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Việt Yên đã ứng dụng phần mềm Microsoft Excel và phần mềm MicroStation SE để quản lý hồ sơ địa chính. Tuy nhiên hệ thống hồ sơ địa chính của huyện chưa được lập đầy đủ và thống nhất, việc cập nhật cơ sở dữ liệu chưa thường xuyên và thiếu kịp thời. Chất lượng hồ sơ địa chính không cao nên việc sưu tra, sưu lục giải quyết các quan hệ về đất đai chưa đạt yêu cầu đề ra. Vấn đề này xuất phát từ một số lý do như:
- Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của đội ngũ cán bộ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất và công chức địa chính cấp xã còn hạn chế, nhất là các phần mềm chuyên ngành MicroStation SE, Vilis.…dẫn đến việc tích hợp cơ sở dữ liệu chung cho toàn huyện không đồng bộ gặp nhiều khó khăn.
- Sau khi thực hiện Chỉ thị 08-CT/TU ngày 08/5/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang về đẩy mạnh vận động nông dân “dồn điền đổi thửa” và khuyến khích tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất quy mô lớn trong nông nghiệp, huyện Việt Yên được Sở Tài nguyên và Môi trường lựa chọn để triển khai thực hiện Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, hiện nay các đơn vị tư vấn đang tiến
hành đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính trên 33/33 xã, thị trấn, do đó công tác lập hồ sơ địa chính phải xây dựng lại từ đầu.
3.3.5. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Việt Yên giai đoạn 2017-2019
3.3.5.1. Tình hình chung về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Việt Yên
Trong những năm gần đây, do phát triển nhanh các khu đô thị, cụm công nghiệp: Khu đô thị mới Đình Trám- Sen Hồ, khu Ninh Khánh, khu My Điền thuộc thị trấn Nếnh; Khu đô thị khu 4 thị trấn Bích Động; cụm công nghiệp Hoàng Mai ; cụm công nghiệp Vân Trung; Cụm công nghiệp Quang Châu và cụm công nghiệp Việt Hàn nên nhu cầu sử dụng đất tăng lên. Đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện có xu hướng tăng và đất nông nghiệp lại giảm. Cùng với đó là sự phát triển các loại thị trường trong đó có thị trường bất động sản, nhu cầu về đất ở, các hoạt động dịch vụ liên quan đến lĩnh vực đất đai diễn ra khá sôi nổi như chuyển quyền, cho tặng, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, thuê đất.... đặc biệt từ khi có quy định tất cả các giao dịch liên quan đến đất đai phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do đó nhu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày một tăng lên.
Đối với chính quyền địa phương, do nhu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày càng tăng nên các địa phương đã nỗ lực cố gắng và chú trọng đến công tác công khai thủ tục hành chính, đồng thời tăng cường công tác hướng dẫn người dân làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên kết quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong những năm gần đây đạt được tương đối khả quan.
3.3.5.2. Quy trình thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
* Những quy định chung về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đăng ký quyền sử dụng đất là thủ tục hành chính do cơ quan Nhà nước thực hiện đối với các đối tượng là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất (gọi chung là người sử dụng đất), là việc ghi nhận về quyền sử dụng đất đối với một thửa đất xác định vào hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những chủ sử dụng đất hợp pháp nhằm xác lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa
nhà nước với người sử dụng đất đồng thời chính thức xác lập quyền và nghĩa vụ của