Tổng hợp kết quả kiểm tra vi sinh vật trong thịt lợn lấy tại cơ sở giết mổ và cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá cơ sở giết mổ và mức độ ô nhiễm vi khuẩn trong thịt lợn trên địa bàn huyện quảng ninh và lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 57 - 58)

L ỜI CẢM ƠN

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN

3.2.4. Tổng hợp kết quả kiểm tra vi sinh vật trong thịt lợn lấy tại cơ sở giết mổ và cơ

cơ sở kinh doanh

Tổng hợp kết quả kiểm tra 3 chỉ tiêu TSVKHK, Enterobacteriacae, Salmonella

trong thịt lợn lấy tại CSGM và CSKD được trình bày ở bảng 3.8

Bảng 3.8. Kết quả kiểm tra vi sinh vật trong thịt lợn lấy tại cơ sở giết mổ

và cơ sở kinh doanh

Cơ sở lấy mẫu Số mẫu kiểm tra Tổng số mẫu đạt cả 3 chỉ tiêu Sốlượng Tỷ lệ (%) Quảng Ninh CSGM 5 1 20 CSKD 5 0 0 Lệ Thủy CSGM 5 0 0 CSKD 5 0 0 Tổng CSGM 10 1 10 CSKD 10 0 0

Qua kết quả tổng hợp tại bảng 3.8 ta thấy:

Chỉ có được 1/20 mẫu (tại CSGM huyện Quảng Ninh) kiểm tra đạt cả 3 chỉ tiêu về

TSVKHK, Enterobacteriacae Salmonella (chiếm 10%).

Kết quả trên cho thấy điều kiện vệ sinh thú y trong quá trình giết mổ tại các CSGM và CSKD được kiểm tra là rất kém, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vào thịt

gây ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng.

Sở dĩ, tỷ lệ nhiễm các loại vi khuẩn ở các CSGM thấp hơn tại các CSKD là do thời điểm lấy mẫu là lúc lợn vừa mới giết mổ xong, các quy trình giết mổ cơ bản được thực hiện, nhất là việc vệ sinh nơi giết mổ, dụng cụ giết mổ, tắm rửa lợn trước

khi giết mổ,... Ngoài ra gia súc còn được khám trước và sau khi giết mổ nên đã góp phần loại bỏ được những gia súc mắc các bệnh truyền nhiễm và các bệnh do các

loại vi khuẩn hiếu khí, Enterobacteriacae, Salmonella gây ra. Ngược lại, tỷ lệ thịt

nhiễm các loại vi khuẩn tại CSKD cao hơn là do thời điểm lấy mẫu tại CSKD sau

thời điểm lấy mẫu tại CSGM. Đây là khoảng thời gian mà thịt lợn sau khi giết mổ

xong được chứa vào các thùng, giỏ và vận chuyển bằng xe gắn máy, không có che

chắn bụi, không khí thậm chí là nước mưa trên đường đi. Đến CSKD là các chợ

vùng nông thôn, thị trấn nơi kinh doanh nhiều mặt hàng, số lượng người tham gia đông, diện tích chật hẹp, môi trường vệ sinh không đảm bảo. Mặt khác, thịt được

bày bán trên các bàn gỗ, bàn xi măng, không có che đậy để tránh không khí, bụi

bẩn, ruồi, nhặng, côn trùng... Không những thế, trong quá trình buôn bán thịt rất dễ

bị nhiễm các vi sinh vật từ dao thớt, từ tay người mua bán. Đó cũng chính là lý do vì sao thịt ở các CSKD luôn có mức độ nhiễm khuẩn cao hơn thịt ở các CSGM.

3.3. KẾT QUẢ KIỂM TRA MỘT SỐ VSV CHỈ ĐIỂM VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI CƠ SỞ GIẾT MỔ VÀ CƠ SỞ KINH DOANH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá cơ sở giết mổ và mức độ ô nhiễm vi khuẩn trong thịt lợn trên địa bàn huyện quảng ninh và lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 57 - 58)