KẾT QUẢ KIỂM TRA MỘT SỐ VSV CHỈ ĐIỂM VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI CƠ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá cơ sở giết mổ và mức độ ô nhiễm vi khuẩn trong thịt lợn trên địa bàn huyện quảng ninh và lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 58 - 61)

L ỜI CẢM ƠN

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN

3.3. KẾT QUẢ KIỂM TRA MỘT SỐ VSV CHỈ ĐIỂM VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI CƠ

Không khí là nhân tố quan trọng trong việc lây nhiễm vi sinh vật từ chỗ bẩn

sang chỗ sạch, từ vùng này sang vùng khác. Số lượng vi khuẩn trong không khí phản

ánh trực tiếp đến mức độ ô nhiễm vi sinh vật trong môi trường giết mổ, kinh doanh.

Không khí chứa nhiều bụi, hơi nước, vi sinh vật… Các loại vi sinh vật này có nguồn

gốc từ phân, chất hữu cơ; chúng bám vào các giọt nước, hạt bụi lơ lửng trong không khí. Khi có tác động của gió, bụi sẽ di chuyển và bám vào dụng cụ, thịt và nguồn nước dùng trong cơ sở giết mổ, kinh doanh. Có nhiều phương pháp được sử dụng để đánh giá mức độ nhiễm vi sinh vật trong không khí như phương pháp dùng máy hút

Nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình giết mổ gia súc. Nước được sử

dụng trong tất cả các khâu của quá trình giết mổ: tắm cho gia súc, vệ sinh nơi nuôi

nhốt gia súc chờ giết mổ, rửa dụng cụ, vệ sinh nền sàn khu vực giết mổ, làm lòng, rửa thịt…Vì vậy, nước có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng vệ sinh của sản phẩm động vật, trong đó có chỉ tiêu vi sinh vật, TSVKHK, ColiformEnterobacteriacae. Sự ô

nhiễm các vi sinh vật trong nước có ảnh hưởng trực tiếp đến sự lây nhiễm vi khuẩn

trên thân thịt, nước càng ô nhiễm thì khả năng sự hiện diện của vi sinh vật trên thân thịt càng cao.

Trong nghiên cứu này, để giúp đánh giá một cách chính xác hơn các cơ sở giết

mổ chúng tôi đánh giá, kiểm tra thêm một số chỉ tiêu về môi trường. Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.9 và 3.10.

Bảng 3.9. Kết quả kiểm tra một số VSV chỉ điểm về môi trường

không khí tại cơ sở giết mổ và cơ sở kinh doanh

Cơ sở lấy mẫu TSVKHK/m3 không khí (CFU/m3)

CSGM 2,5 x 103

CSKD 4,8 x 103

Đối với TSVKHK/m3 (CFU/m3) chúng tôi chọn phương pháp lắng bụi của Koch để xác định số vi sinh vật rơi tự do trực tiếp trên đĩa thạch trong thời gian nhất định. Kết quả ở bảng 3.9 cho thấy tổng số vi khuẩn hiếu khí/m3 ở CSKD (4,8 x 103 CFU/m3) cao hơn gần 2 lần so với tổng số vi khuẩn hiếu khí/m3ở CSGM (2,5 x 103 CFU/m3). Điều này có thể do ở đây chủ yếu là cơ sở giết mổ nhỏ lẻ nên không khí

thường không bị ô nhiễm nhiều, còn đối với các cơ sở kinh doanh chủ yếu là các chợ

vùng nông thôn kinh doanh nhiều mặt hàng, số lượng người tham gia đông, diện tích

chật hẹp không đảm bảo vệ sinh môi trường.

Bảng 3.10. Kết quả kiểm tra một số VSV chỉ điểm

về môi trường nước tại cơ sở giết mổ

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả

1 TSVKHK/ml nước CFU/ml 8,2 x 104

2 Tổng sốColiform (MPN/100ml) 0,85 (0,3 – 1,5)

Về môi trường nước tại cơ sở giết mổ, qua kết quả tại bảng 3.10 ta thấy

TSVKHK là trung bình 8,2 x 104 CFU/ml. Tổng số Coliform(MPN/100ml) được kiểm

tra tại CSGM đạt trung bình 0,85 (MPN/100ml). Tại QCVN 01: 2009/BYT quy định đối với nước ăn uống tổng số Coliform (MPN/100ml) không có. Với kết quả này ta thấy tổng số Coliform (MPN/100ml) tại CSGM cao hơnhơn rất nhiều so với quy định đối với nước ăn uống. Tuy nhiên, đối với nước sinh hoạt theo quy định tại QCVN 02:

2009/BYT thì tổng số Coliform (MPN/100ml) ở CSGM lại thấp hơn.

Về chỉ tiêu E. coli chịu nhiệt (MPN/100ml) tại QCVN 02: 2009/BYT quy định đối với nước sinh hoạtđược có mặt 20 vi khuẩn/100ml, từ bảng 3.10 ta thấy tổng số E. coli chịu nhiệt được lấy tại các CSGM thấp hơn rất nhiều so với quy định đối với nước

CHƯƠNG 4. KẾT LUN VÀ ĐỀ NGH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá cơ sở giết mổ và mức độ ô nhiễm vi khuẩn trong thịt lợn trên địa bàn huyện quảng ninh và lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 58 - 61)