Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng phân bố và thử nghiệm các hoạt động bảo tồn và phát triển cây chè mã dọ tại ban quản lý rừng phòng hộ sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 33)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: được sử dụng để thu thập các thông tin có liên quan đến nội dung nghiên cứu:

- Các tài liệu về điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu: Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, tình hình sử dụng tài nguyên rừng.

- Các phương án sử dụng đất; phương án quản lý rừng; Đề án trồng rừng gỗ lớn và trồng lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng giai đoạn 2017-2000 của tỉnh Phú Yên.

- Các dữ liệu có liên quan được thu thập dựa vào các tài liệu đã công bố như Niên giám thống kê của địa phương (UBND; Ban quản lý rừng phòng hộ Sông cầu, thị xã Sông Cầu; tỉnh Phú Yên), các báo cáo tổng kết của ngành chức năng (Nông nghiệp & PTNT, Tài nguyên & Môi trường, Khoa học & Công nghệ, ...)

- Các đề tài, đề án, báo cáo, nghiên cứu khoa học, ấn phẩm đã xuất bản có liên quan đến cây chè Mã Dọ.

2.3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

- Phương pháp tham gia

Phương pháp tham gia được sử dụng để thu thập các thông tin có liên quan đến các nội dung nghiên cứu: Thực trạng khai thác, sử dụng, nhu cầu phát triển và các mối đe dọa đến cây chè Mã Dọ vàKiến thức bản địa của người dân địa phương trong khai thác, sử dụng và gây trồng cây chè Mã Dọ.

Sử dụng một số công cụ chính và phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) để thu thập thông tin, kỹ thuật gây trồng, chăm sóc, khai thác, sơ chế, bảo quản, gia công chế biến, v.v… cùng nhu cầu và nguyện vọng của người dân, bàn về việc phát triển loài cây này ở địa phương. Các công cụ như đi lát cắt, phỏng vấn hộ gia đình và các bên liên quan bằng việc thiết kế bảng câu hỏi bán cấu trúc có định hướng phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài. Tổ chức phỏng vấn 30 người thuộc các nhóm đối tượng đại diện cho các bên liên quan (hộ gia đình, cán bộ ban, ngành chức năng, người khai thác và sử dụng sản phẩm...).

Về đi lát cắt: Sử dụng kỹ năng tập hợp những người có hiểu biết về địa phương và chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như bản đồ, bút lông, giấy A0, thước, máy định vị, bút chì, giấy ghi chú... dưới sự định hướng của người nghiên cứu và sự tham gia của người dân đã từng khai thác và chế biến chè Mã Dọ tại địa phương.

Căn cứ vào nhận định của những người dân địa phương đã từng đi rừng khai thác, chế biến chè Mã Dọ. Tiếp cận các khu vực có cây chè Mã Dọ phân bố, sau đó định vị lập ô tiêu chuẩn và khoanh vùng.

- Phương pháp điều tra thực địa

Thực hiện cho các nội dung nghiên cứu về: Hiện trạng phân bố, cấu trúc quần thểvà đặc điểm thực vật học của loài.

+ Điều tra phát hiện loài trên các tuyến và định vị bằng GPS.

Căn cứ vào nhận định của những người dân địa phương đã từng đi rừng các khu vực có cây chè Mã Dọ phân bố. Sau đó theo đường mòn chia ra các nhóm có kinh nghiệm đi tìm theo hình xương cá khoảng cách giữa các tuyến là 50 m và chiều dài tùy ý.

+ Điều tra trữ lượng, mật độ, chiều cao, đường kính, lập địa và các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến loài và thu thập thông tin bằng các phiếu điều tra,

+ Xây dựng bản đồ phân bố các loài, đánh giá tình hình thực trạng của loài phân bố trong tự nhiên.

- Phương pháp thu thập mẫu vật

Thực hiện cho các nội dung nghiên cứu về hình thái

+ Thu thập mẫu vật: Trên các tuyến điều tra tiến hành thu thập các mẫu vật về loài. Thu thập 4 – 6 tiêu bản. Tất cả các mẫu được đánh số, xử lý ngoài thực địa, tránh trường hợp làm hỏng mẫu. Các mẫu vật thu thập được sẽ bao gồm lá, hoa, quả ở các dạng kích thước và tuổi khác nhau.

+ Xử lý các mẫu thu thập: Các mẫu vật được sấy khô trong nhiệt độ là sấy ở 55- 65°C trong thời gian 2-4 ngày, phụ thuộc kích thước và độ dày của các mẫu. Các đặc điểm hình thái của mẫu vật sẽ được quan sát bằng kính lúp cầm tay hay kính hiển vi hay mắt thường. Các đặc điểm hình thái sẽ được nghiên cứu ở các giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau của loài.

2.3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

* Phân tích SWOT:

Thông qua thảo luận nhóm và họp dân, dùng phương pháp phân tích SWOT để phân tích bối cảnh hiện tại và triển vọng tương lai cho các mô hình trồng cây chè Mã Dọ tại địa phương về các mặt sinh thái, kinh tế - xã hội và kỹ thuật. Đề xuất các biện pháp bảo tồn tại địa phương.

* Xử lý và phân tích số liệu:

Thông tin và các số liệu sau khi thu thập được sẽ được tác giả cập nhật và tính toán tùy theo mục đích nghiên cứu, phân tích của đề tài trên chương trình Excel 2010 của Microsolf.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI 3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

- Lâm phần BQL rừng phòng hộ Sông Cầu, nằm ở phía bắc của tỉnh Phú Yên, cách thành phố Tuy Hoà 50 Km về phía Nam, phía Bắc tiếp giáp ranh giới huyện Vân Canh và thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định.

Khu vực vùng quy hoạch sử dụng đất của BQL rừng phòng hộ Sông Cầu thuộc 07/14 xã, phường của thị xã Sông Cầu: Xuân Bình, Xuân Hải, Xuân Hoà, Xuân Lâm, Xuân Lộc, Xuân Phương, Xuân Thịnh thuộc Thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.

- Tọa độ địa lý :

Vĩ độ Bắc: Từ 13025’6’’ đến 13041;47’’

Kinh độ Đông: Từ 10906’19’’ đến 109018’48’’ - Vị trí:

Phía Đông: giáp diện tích sản xuất nương rẫy các xã Xuân Lộc, Xuân Bình, Xuân Phương, Xuân Hải, thị xã Sông Cầu theo trục Quốc lộ IA; và giáp Biển Đông

Phía Tây: giáp ranh giới huyện Đồng Xuân. Phía Nam: giáp xã Xuân Thọ 1, thị xã Sông Cầu Phía Bắc: giáp ranh giới tỉnh Bình Định.

3.1.1.2. Địa hình

Địa hình đồi núi, cao dần về phía Tây và thấp dần về phía Đông. Địa hình bị chia cắt tương đối mạnh bởi hệ thống sông suối nhỏ trong khu vực và địa hình vùng núi cao và vừa. Phân bố chủ yếu phía Tây, Tây - Bắc và Bắc của vùng dự án, thuộc các xã: Xuân Lâm, Xuân Lộc, Xuân Hải và một phần của các xã Xuân Bình, Xuân Hoà. Ở đây tập trung các đỉnh núi cao trên 500 m, độ dốc phổ biến trên 25o, mức độ chia cắt mạnh. Đây là vùng đầu nguồn, có vai trò quan trọng, quyết định khả năng dự trữ nước tưới và bảo vệ vùng hạ lưu cho toàn thị xã Sông Cầu.

Dạng địa hình núi thấp phân bố ở độ cao từ 200 m đến 500 m, thuộc các Xuân Phương, Xuân Thịnh. Độ dốc phổ biến từ: 15o đến 25o.

3.1.1.3. Thổ nhưỡng, đất đai

sung và hoàn chỉnh bản đồ đất theo hệ thống phân loại đất của FAO/UNESCO năm 2003 của Trung Tâm Quy hoạch Thiết kế Nông nghiệp và PTNT Phú Yên. Atlat đất tỉnh Phú Yên do Sở Tài Nguyên Môi trường thực hiện trong khuôn khổ dự án Semla. Toàn bộ đất đai vùng quản lý bao gồm các loại đất chính sau:

a. Cồn cát và đất các ven biển - Haplic Arenosols (C): Do sản phẩm của thềm lục địa ven biển tạo thành, bao gồm cồn cát hiện đại, cát trắng cổ và đất cát ven biển. Phân bố dọc theo bờ biển nơi có rừng trồng dự án PACSA, một số nơi chưa có rừng bị lấn sâu vào đất liền do cát di động.

b. Đất đỏ và đất nâu vàng - Ferralsols (Fa, Fs, Fu): có ba loại trên địa bàn gồm các loại đất Feralít đỏ vàng phát triển trên đá Granit, đỏ vàng phát triển trên đá phiến sa thạch sét, đá biến chất và nâu vàng phát trển trên đá Bazan. Phân bố chủ yếu trên các đồi núi khắp trên địa bàn các xã Xuân Lộc, Xuân Bình, ...

c. Đất xám - Ferris Acrisols (Xa): Đất phát triển trên đá Riolit, diện tích tương đối ít. Phân bố chủ yếu trên các đỉnh núi đất bạc màu thuộc các xã Xuân Lộc, Xuân Bình, Xuân Lâm….

d. Đất phù sa - Dutric Fluvisols: Đất do sản phẩm bồi tụ của sông, suối tạo thành. Phân bố dọc theo các sông, suối.

đ. Đất thung lũng - Fluvisols: Đất do sản phẩm dốc tụ từ các sườn đồi quanh các thung lũng tạo thành, đất có hàm lượng dinh dưỡng cao. Phân bố ở các thung lũng.

e. Đất đen - Haplic Andosols: là đất nâu thẫm phát triển trên đá Bazan, đất bị bạc màu, có ít ở xã Xuân phương.

* Tình hình xói mòn:

- Xói mòn mạnh: Chủ yếu tập trung phần diện tích thuộc các xã phía tây và các sườn dốc đất trống.

- Xói mòn trung bình: Diện tích phân bố rải rác và tập trung lớn hầu hết khu vực các xã phía Đông.

- Xói mòn yếu: Phân bố chủ yếu dọc theo lưu vực Sông, các khu ven biển, các thung lũng.

3.1.1.4. Khí hậu thuỷ văn

a. Thời tiết, khí hậu: Trong năm có 2 mùa rõ rệt : - Mùa nắng: Từ tháng 1 đến tháng 8

- Mùa mưa: Từ tháng 9 đến tháng 12. - Nhiệt độ trung bình hàng năm: 26,30C

- Lượng mưa trung bình năm 1.600-1.700 mm - Độ ẩm tương đối trung bình năm: 80%.

- Lượng bốc hơi trung bình năm: 1.200-1.300mm

- Gió: Gió mùa Đông Bắc: Từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau. Cường độ mạnh nhất vào tháng 11-12, và thường xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới; Gió mùa Tây Nam: Từ tháng 3 đến tháng 8. Cường độ mạnh nhất vào tháng 5-8 với gió Tây khô nóng, dễ xảy ra cháy rừng.

b. Thủy văn

Các sông, suối chính chảy qua gồm:

- Sông Cầu (sông Tam Giang): Bắt nguồn từ phía Tây-Bắc, Tây-Nam của Thị xã, chảy qua các xã trong khu vực như Xuân Lâm, Xuân Lộc, Xuân Phương, Xuân Phú. Diện tích lưu vực sông là 161,7 km2. Hướng chảy chính của sông là Tây Bắc - Đông Nam. Đặc điểm chính của sông: Bắt nguồn từ những dãy núi cao nên sông có độ dốc lớn, khả năng tập trung nước nhanh, dễ gây ngập úng.

- Một số suối, hồ đập nhỏ khác như Suối Bà Nam, suối Bà Bông, suối Bình Ninh, suối Lùng, suối Song, suối Ông Kiều và suối Tre. Đập Đá Giăng, Đá Vải, Hồ Xuân Bình…

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Dân số, lao động

Khu vực lâm phần quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Cầu trên địa bàn thuộc 7 xã/14 xã, phường toàn thị xã bao gồm các xã Xuân Bình, Xuân Hải, Xuân Hoà, Xuân Lâm, Xuân Lộc, Xuân Phương, Xuân Thịnh là khu vực nông thôn của thị xã Sông Cầu. Có dân cư sống với tổng số hộ là 15.802 hộ, tổng nhân khẩu là 55.515 người. Dân tộc sinh sống tại các xã nơi BQL rừng phòng hộ Sông Cầu quản lý, sử dụng rừng và đất rừng chủ yếu là người Kinh.

Độ tuổi lao động vùng là 29.338 người, chiếm 52,84% dân số. Cơ cấu theo giới tính:

- Lao động Nam: 14.804 người, chiếm 50,46% tổng số lao động; - Lao động Nữ: 14.535 người, chiếm 49,54%.

Từ số liệu về nguồn lao động cho thấy lực lượng lao động có khả năng phục vụ cho các lĩnh vực nông - lâm nghiệp tương đối nhiều, trong đó phục vụ cho trồng rừng, thủy sản chiếm ưu thế. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn. Bên cạnh đó lao động nam giới nhiều hơn nữ giới nên việc huy động nhân công cho nghề

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình 1,03 %. Lao động trong độ tuổi chiếm tỷ lệ 47,4 %; trong đó: lao động trong lĩnh vực nông, lâm ngư chiếm 34,2 %, chưa qua đào tạo chiếm 34 %, qua đào tạo chỉ chiếm 0,3 %.

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2018 TX Sông Cầu).

3.1.2.2. Hiện trạng kết cấu hạ tầng:

Hệ thống cơ sở hạ tầng trong vùng dự án còn rất nhiều hạn chế. Các tuyến đường lâm nghiệp sử dụng cho công tác vận chuyển vật tư, cây giống trồng rừng; phục vụ cho công tác tuần tra, phòng chống cháy rừng và các đường nhánh đi vào các khu rừng trồng bị xuống cấp nghiêm trọng, nhất là vào mùa mưa bão. Các trạm quản lý bảo vệ rừng được xây dựng từ lâu nhưng không được nâng cấp, sửa chữa. Trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng chống cháy rừng, theo dõi diễn biến rừng trong khu vực không được trang bị hoặc có nhưng rất thô sơ. Hệ thống vườn ươm chưa bảo đảm cung ứng giống có chất lượng hàng năm cho trồng rừng.

- Giao thông:

+ Khu vực có tuyến Quốc lộ Ia chạy qua, tỉnh lộ 644 tiếp giáp với huyện Đồng Xuân, và một số tuyến đường nội vùng.

+ Khu vực nghiên cứu, có Hầm Cù Mông với chiều dài toàn tuyến là 6,62 km (tuyến làm mới), với điểm đầu tại Km 1239+119, Quốc lộ 1 (tỉnh Bình Định), điểm cuối tại Km 1247+739 Quốc lộ 1 (tỉnh Phú Yên). Chiều dài hầm là 2.600 m, chiều dài đường dẫn là 4.020 m, trên tuyến có 2 cầu với tổng chiều dài là 36 m. Đường dẫn được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III (TCVN 4054-2005), vận tốc thiết kế 80 km/h. Gồm 2 ống hầm song song cách nhau 30m, mỗi ống hầm rộng 9,75m gồm 2 làn xe 3,5m cùng với dải an toàn và hành lang bảo dưỡng hầm góp phần rút ngắn thời gian di chuyển và giao lưu kinh tế giữa tỉnh Phú Yên với tỉnh Bình Định nói riêng và các tỉnh phía Bắc nói chung.

- Thông tin liên lạc: Đã có mạng lưới thông tin liên lạc được phủ sóng trên toàn bộ khu vực.

3.1.3. Thực trạng dân sinh, kinh tế xã hội

Địa bàn BQL rừng phòng hộ Sông Cầu phần lớn thuộc các xã là vùng nông thôn, miền núi, vùng biển nên các nghành nghề sản xuất tập trung chủ yếu đến lĩnh vực Nông - Lâm - Thủy sản. Kinh tế và đời sống địa bàn phụ thuộc phần lớn vào các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản và buôn bán nhỏ.

Khu vực lâm phần BQL rừng phòng hộ nói riêng và Thị xã Sông Cầu nói chung có mật độ dân số ở mức trung bình so với cả Tỉnh. Nhưng diện tích đất nông nghiệp tại các xã bình quân đầu người vào loại thấp nhất tỉnh (0,08 ha/người). Nếu

tính cả đất có khả năng đưa vào nuôi trồng thủy sản cũng chỉ đạt 0,095 ha/người. Vì thế sức ép lên rừng từ việc phá rừng làm nương rẫy hoặc tự ý phát nương rẫy trong khu vực là rất lớn.

Với tính chất điều kiện lập địa, địa hình, đất đai thổ nhưỡng tương đối khó khăn vì vậy việc trồng rừng gặp nhiều khó khăn trong việc chọn cơ cấu loài cây trồng, đầu tư trồng và chăm sóc rừng, phòng chống cháy rừng …

3.1.4. Thực trạng quản lý sử dụng rừng và đất lâm nghiệp

3.1.4.1. Thực trạng quản lý

- Theo Quyết định số 2527/QĐ-UBND ngày 24/10/2016 của UBND tỉnh Phú Yên về phê duyệt kết quả kiểm kê rừng năm 2016 tỉnh Phú Yên; Căn cứ kết quả Quy hoạch 03 loại rừng tỉnh Phú Yên phê duyệt năm 2017 tại Quyết định số 2570/QĐ- UBND ngày 28/12/2017. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp do BQL rừng Phòng hộ Sông Cầu quản lý là 13.909,98 ha. Trong đó:

Phân theo chức năng:

+ Đất rừng phòng hộ 7.577,60 ha; (gồm rừng tự nhiên: 1.645,68 ha; rừng trồng: 3.447,12 ha; đất chưa có rừng: 2.481,98 ha; đất khác: 2,82 ha)

+ Đất rừng sản xuất 5.555,81 ha; (gồm rừng tự nhiên: 25,03 ha; rừng trồng: 4.257,90 ha; đất chưa có rừng: 1.270,37 ha; đất khác: 2,51 ha)

+ Đất ngoài quy hoạch: 776,57 ha ( gồm rừng trồng: 622,96 ha; đất chưa có rừng: 57,42 ha; đất khác: 96,19 ha)

Phân theo nguồn gốc và trữ lượng :

+ Rừng tự nhiên thứ sinh (TXP) : 1.670,71 ha/108.597m3

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất tại BQL rừng phòng hộ Sông Cầu Huyện/Xã Tiểu khu Xếp cấp Tổng diện tích Diện tích rừng tự nhiên RTG Rừng trồng có trữ lượng Đất chưa có rừng DKH (Đất khác: Đường, suối, làng, bản…) Cộng TXP (IIa, IIb) Cộng BQL rừng PH Sông Cầu 13.909,98 1.670,71 1.670,71 7.786,50 4.350,74 101,52 PH 7.577,60 1.645,68 1.645,68 3.266,56 2.662,54 2,82 SX 5.555,81 25,03 25,03 3.906,74 1.621,53 2,51 NQH 776,57 613,20 66,67 96,19 I. Xã Xuân Bình 1.067,87 883,07 179,34 5,46 24, 25 PH 348,09 283,02 65,07 SX 714,32 600,05 114,27 NQH 5,46 5,46

II. Xã Xuân Lâm 5.907,91 1.079,64 1.079,64 2.761,05 2.017,65 49,57

12, 13, 14, 15, 16,17, 18, 19,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng phân bố và thử nghiệm các hoạt động bảo tồn và phát triển cây chè mã dọ tại ban quản lý rừng phòng hộ sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)