3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.1.6. Các mối đe dọa đến việc bảo tồn vàphát triển loài cây chèMãDọ
Thực tế khảo sát hiện trường và phỏng vấn người dân cho thấy loài cây chè Mã Dọ có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các yếu tố sau:
- Con người: Nhiều hoạt động sinh kế như phát dọn thực bì làm nương rẫy, khai thác gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ. Việc khai thác lá chè quá mức (kể cả lá già); đón hạ cành để hái lá, làm cho cây không kịp phục hồi có nghi cơ cây chết giảm mật độ hiện có.
Hình 3.9. Cây chè tại nơi nghiên cứu bị tác động do khai thác lá quá mức
- Chăn thả gia súc: Người dân thả hoang Bò, Dê trong rừng nhiều năm gần đây là một mối nguy hại lớn trong việc tàn phá hoàn cảnh sống của loài.
- Mở rộng diện tích trồng rừng từ các dự án và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác trong phục hồi rừng có sự tác động đến lớp thực bì tự nhiên.
Hình 3.10. Triển khai thực hiện trồng rừng tại khu vực có cây chè Mã Dọ phân bố
(Nguồn: Tác giả)
- Nguy cơ cháy rừng do hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và các hoạt động sinh kế khác (đốt ong, tìm phế liệu, đốt nương hay đồng cỏ, xử lý thực bì trồng rừng...) gia tăng trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoạn.
Hình 3.11. Đốt dọn thực bì cháy lan vào rừng trồng
- Các nguyên nhân khác như sâu bệnh hại có thể phát sinh khi trồng đại trà. Một số mối đe dọa trên có thể chưa diễn ra nhưng là định hướng cần thiết trong bảo tồn và phát triển loài nhằm chủ động ngăn chặn trước khi chúng gây tác hại không thể khắc phục. Chẳng hạn một đám cháy rừng xảy ra tại khu vực loài phân bố có thể hủy diệt toàn bộ số cây hiện có tại khu vực này, có thể mất đi một loại cây đặc hữu của địa phương.