Hiện trạng phân bố của loài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng phân bố và thử nghiệm các hoạt động bảo tồn và phát triển cây chè mã dọ tại ban quản lý rừng phòng hộ sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 53)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.2.1. Hiện trạng phân bố của loài

3.2.1.1. Phân bố theo không gian

Đặc trưng phân bố không gian của loài cây chè Mã Dọ tại khu vực nghiên cứu được xác định hiện tại theo đám (cụm), được tổng hợp tại bảng 3.3.

Có thể thấy, loài cây chè Mã Dọ có phân bố không gian rộng (vùng phân bố trên diện tích khoảng 100 ha) tập trung trên các dông cao với độ cao trên 500 m so với mực nước biển. Hiện tại qua khảo sát cây chè hiện còn phát triển rải rác, từng đám nhỏ, cụm 3-5 cây. Mật độ phân bố hiện còn thưa thớt có nguy cơ chất dần.

nh 3.12. Vị trí tọa độ, được xác định cây chè Mã Dọ tại khu vực nghiên cứu phân

bố trên độ cao 650m so với mực nước biển

Điểm thuận lợi là quần thể loài hiện nay nằm trong khu vực thuộc lâm phần của đơn vị BQL rừng phòng hộ Sông Cầu quản lý. Qua khảo sát còn có phân bố vùng tiếp giáp thuộc tỉnh Bình Định giáp ranh trên khu vực nghiên cứu. Đây là khu vực trên núi cao có địa hình đi lại khó khăn. Do vậy cần có các đề tài nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin cho đơn vị chủ rừng, xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát triển loài cây này tại vùng phân bố tự nhiên của chúng. Bên cạnh đó cũng cần có kế hoạch phát triển mở rộng phạm vi phân bố bằng cách nhân giống và gây trồng ở những nơi có điều kiện sinh thái tương đồng.

Bảng 3.3. Vị trí phân bố không gian cây chè Mã Dọ tại nơi khảo sát

Số thứ tự đám Số lượng cây/ 500m2

Tọa độ vị trí xác định Địa điểm phân bố

Tọa độ X Tọa độ Y Khoảnh Tiểu khu Đơn vị hành chính (xã) 1 4 0572462 1513289 5 4 Xuân Lộc 2 3 0572323 1513295 5 4 Xuân Lộc 3 3 0572245 1513308 5 4 Xuân Lộc 4 6 0572302 1513190 5 4 Xuân Lộc 5 1 0572412 1513108 5 4 Xuân Lộc 6 4 0572168 1513010 5 4 Xuân Lộc 7 1 0572123 1512546 5 4 Xuân Lộc 8 3 0571973 1512318 6 4 Xuân Lộc 9 2 0571867 1512770 5 4 Xuân Lộc 10 3 0571615 1512441 7 4 Xuân Lộc

SƠ ĐỒ ĐỊNH VỊ VỊ TRÍ PHÂN BỐ CÂY CHÈ MÃ DỌ

3.2.1.2. Phân bố theo các yếu tố sinh thái

Bảng 3.4. Tóm tắt đặc điểm lập địa nơi loài chè Mã Dọ phân bố

STT Yếu tố lập địa Đặc trưng Ghi chú

1 Địa hình

1.1 Độ cao tuyệt đối

(m) 450-700m

1.2 Vị trí tương đối Sườn núi Ven các khe nhỏ 1.3 Độ dốc (độ) > 30

1.4 Hướng phơi Đông và Đông Tây

Gần các khe suối nằm trong thung lũng không bị ảnh

hưởng trực tiếp của gió

2 Đất đai

2.1 Loại đất đất đỏ; xám phát triển

trên đá mẹ Granit Đất khá tơi xốp

2.2 Độ dày tầng đất

bình quân (cm) 60

Có nhiều đá lộ đầu với tỷ lệ 30 – 40%.

2.3 Độ ẩm đất Trung bình - Cao 2.4 Hàm lượng mùn Trung bình

2.5 Phản ứng dung dịch

đất (pH) Hơi chua đến chua

3 Thực vật

3.1 Trạng thái thực vật Đất có cây gỗ tái sinh và rừng trồng

3.2 Độ che phủ 50-70%

3.3 Loài chủ yếu Dẻ, Dầu, Cầy, Trâm, Bứa, Cồng; Keo

Có thể thấy:

Vị trí địa hình nơi phân bố cây chè Mã Dọ nằm ở sườn đồi thường ở các khe nhỏ. Độ cao tất cả các cây chè Mã Dọ đều được tìm thấy ở độ cao từ 450 m trở lên so với mực nước biển. Độ dốc trên 25o thuộc vùng núi có địa hình khó khăn. Các cây chè Mã Dọ phân bố từng cụm nhỏ hiện còn khoảng 3-5 cây trên các sườn đồi theo hướng Đông Tây. Qua điều tra chè Mã Dọ còn tồn tại dọc theo các khe nhỏ, hóc đá, cây sinh trưởng và phát triển khá tốt.

Tại khu vực nghiên cứu loài cây chè Mã Dọ sinh sống tại khu vực có đất xám phát triển trên đá mẹ Granit tơi xốp, có độ ẩm cao.

Trạng thái thực vật nơi tìm thấy chè Mã Dọ phân bố là những khu vực đất trống DT2 có cây mục đích tái sinh nhiều (tiêu chí phân loại rừng theo Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT); và còn tồn tại phát triển dưới tán rừng trồng trước đây (rừng trồng keo lá tràm năm 2003-2005).

Giao thông đi tới khu vực cây chè Mã Dọ phân bố vô cùng khó khăn, chủ yếu là đường mòn băng rừng, chưa có đường cơ giới đi đến nơi này. Thể hiện bằng việc nếu muốn tới vùng có loài cây chè Mã Dọ mọc cần phải băng qua 2 km đường rừng với nhiều gộp đá cheo leo, độ dốc lớn. Muốn đến khu vực này phải đi theo đường mòn mà người dân thường đi vào rừng để khai thác lâm sản, chăn thả gia súc.

Tóm lại, qua đặc điểm phân bố của loài bước đầu có thể rút ra một số đặc điểm sinh thái của loài như sau: Cây mọc ở rừng xanh ẩm, trên núi đất có nhiều đá, độ cao khoảng 500 m. Cây ưa ẩm, chịu bóng và có khả năng ưa sáng. Mọc theo từng đám, và mọc rải rác theo các khe suối, hóc đá xen lẫn cây bụi, cây gỗ khác. Do mật độ hiện tại suy giảm, do khai thác quá mức đứng trước nguy cơ mất dần của loài cây chè đặc hữu của địa phương.

3.2.2. Cấu trúc quần thể loài

Mật độ, số lượng cây chè Mã Dọ phân bố hiện tại hiện còn trong tự nhiên, qua khảo xát, xác định còn thấp, phân bố rải rác theo từng đám 3-5 cây. Độ tuổi cây đều là những cây trưởng thành, cao vút ngọn từ 2-5 m; đường kính gốc từ 1,3m bình quân 06-16 cm, được phân nhiều thân chính trên 1 gốc, các thân đều tương đồng với nhau. Theo quan sát nhìn nhận cây chè hiện còn phân bố tại nơi nghiên cứu tương đồng về cấp tuổi. Cây tái sinh từ hạt được phát hiện tập trung xung quanh dưới các gốc cây mẹ, đa phần cây con tái sinh tại khu vực này còn nhỏ, đồng tuổi chênh lệch so với cây mẹ. Tại nơi nghiên cứu chỉ thấy phân biệt 02 cấp tuổi là cây mẹ trưởng thành lâu năm và cây con tái sinh từ hạt còn nhỏ.

Về tình trạng sinh trưởng và phát triển cây chè Mã Dọ hiện tại khu vực nghiên cứu. Những cây người dân không khai thác thì đều sinh trưởng bình thường không sâu

bệnh. Trong những năm gần đây và hiện tại do lợi dụng khai thác quá mức (khai thác kể cả lá già), đã làm cho cây trơ trụi không còn lá, cây phục hồi yếu ớt không có khả năng ra hoa, kết trái và có hiện tượng chết khô thân. Thế hệ tái sinh từ hạt trong tự nhiên thấp không có tính kế thừa. Đây cũng là những dấu hiệu cho thấy nguy cơ suy thoái quần thể loài trong tự nhiên là rất cao nếu không có giải pháp bảo tồn khôi phục loài, nhân giống bằng phương pháp vô tính.

3.2.3. Đặc điểm quần xã thực vật nơi có loài phân bố tập trung

Dạng sinh cảnh tại vị trí cây chè Mã Dọ phân bố tập trung là rừng ẩm thường xanh, mưa mùa nhiệt đới trên đất thấp, trạng thái rừng non, thực vật gồm có cây tái sinh thân gỗ mục đích, cây bụi và còn tồn tại dưới tán rừng trồng Keo. Tổ thành thực vật gồm các loài có cây như Dẻ, Dầu, Trâm, Cồng, Bứa, Ké…

nh 3.14. Môi trường sống của cây chè Mã Dọ

(Nguồn: Tác giả)

3.3. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC CỦA CÂY CHÈ MÃ DỌ

Để làm cơ sở nhận biết và phát triển loài chúng tôi đi sâu nghiên cứu một số đặc điểm thực vật học của loài.

3.3.1. Đặc điểm hình thái của loài cây chè Mã Dọ

Cây chè Mã Dọ tại khu vực nghiên cứu đã được xác định, định vị tọa độ số cây hiện tại phân bố theo đám đã đếm được số lượng cây theo bảng 3.3. Cây có dạng thân gỗ, cây cao tới 5m, phân cành nhiều, đường kính thân cây tại vị trí đo 1,3 m bình quân 06 - 16cm. Các thân cây nơi đây phần lớn bị người dân khai thác đốn hạ cành để khai thác, nên hiện tại phân cành nhiều.

nh 3.15. Gốc thân cây chè Mã Dọ trong tự nhiên tại nơi nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả)

Một số chỉ tiêu lâm học đo đếm cây chè Mã Dọ được xác định tại khu vực khảo sát nghiên cứu đã được xác định tại vị trí tọa độ định vị theo cụ thể như tại bảng 3.5.

Bảng 3.5: Các chỉ tiêu lâm học cây chè Mã Dọ được đo đếm

Vị trí (Tọa độ) Số cây (gốc) D1.3cm (cm) Hvn (m) Phẩm chất Ghi chú Đám 1 (572462 - 1513289) 1 10; 11; 9 5; 3; 4 b; b; c gốc 03 thân 2 8; 7 3;3 b; b gốc 02 thân 3 6; 7; 6; 9 2; 5; 4; 6 c; b; c; a gốc 04 thân 4 10 4 a Đám 2 (572323 - 1513295) 1 14;10; 8;7 5;4; 4;2 b; b; b; c gốc 04 thân 2 7; 8 2;3 b; b gốc 02 thân 3 15;14;8;10;8 5;3;3;3,2;3 b; c; c; b; c gốc 05 thân Đám 3 (572241 - 1513308) 1 13 5 b 2 10; 8; 11 4;3;4 b; c; b gốc 03 thân

Vị trí (Tọa độ) Số cây (gốc) D1.3cm (cm) Hvn (m) Phẩm chất Ghi chú 3 6;8;8;10 2;3;1,5;3 b; b; c; b gốc 04 thân Đám 4 (572302 - 1513190) 1 9 3 b 2 10;15 4;5 b; b gốc 02 thân 3 12 4 b 4 13;14;12 5;4;3 b; b; c gốc 03 thân 5 10 4 b 6 8;10;11;10 3;4;3;4;2 b; c; b; c gốc 04 thân Đám 5 (572412 - 1513108) 1 15 5 a Đám 6 (572168 - 1513010) 1 11 3 c 2 13;14;7 4;5;2 b; b; c gốc 03 thân 3 14;8 5;3 b, c gốc 02 thân 4 7;8;7 2;3;2 c; c; c gốc 03 thân Đám 7 (572123 - 1513546) 1 12;15;10;6;9 3;4;3;2;4 b; b; b; c; c gốc 05 thân Đám 8 (571973 - 1512318) 1 16 5 b 2 8;9;13;14 2;3;4;4 b; c; b; b gốc 04 thân 3 14;12;8 4;4;3 b; b; c gốc 03 thân Đám 9 (571867 - 1512770) 1 7;10;11;10;8 1,5;2;4;3;2 c; b; b; b; c gốc 05 thân 2 14 4 b Đám 10 (571615 - 1512441) 1 16;11 4;3 b; c gốc 02 thân 2 13 4 b 3 8;10;9;13 3;4;2;4 b; b; c; b gốc 04 thân Trung bình cộng 10,5 3,2

*) Nhận xét:

- Đa số các gốc Chè hiện tại được phân thành nhiều thân có đường kính gốc từ 1,3 m khoảng từ 6-16 cm. Trung bình 10,5 cm

- Chiều cao vút ngọn trong khoảng từ 2 - 5 m Trung bình từ 3,2 m - Vỏ thân màu trắng xám, có các vết hoa màu trắng, bề mặt nhám. Mầm chè

Các loại lá trên cành chè - Lá vẩy ốc: có vẩy rất nhỏ, màu nâu, cứng.

- Lá mẹ: lá này nuôi dưỡng các chồi mới mọc do đó được gọi là "lá mẹ" - Lá cá: là lá thật thứ nhất nhưng không phát triển bình thường.

- Lá thật (lá bình thường): mọc trên cành chè theo các thế khác nhau.

- Tôm chè: Là phần non tận cùng của cành chè chưa xoè và bao bọc nhiều lá non khác

Quá trình hình thành búp xảy ra theo đợt (đợt sinh trưởng)

Mầm ngủ -> mầm được phát động -> lá vảy ốc mở -> lá cá xuất hiện -> các lá thật xuất hiện -> cành chè ngừng hoạt động … -> mầm được phát động

Trong một năm cây chè có 4- 5 đợt sinh trưởng. Nếu hái búp đi thì số đợt sinh trưởng tăng thành 6- 8 đợt trong năm

- Thời gian của mỗi đợt sinh trưởng dài ngắn khác nhau tuỳ theo vụ chè

- Theo các tài liệu đã công bố, về cây Chè lá chè mọc cách trên cành, mỗi đốt có một lá. Lá chè có gân rất rõ, những gân chính của lá chè thường không phát triển ra

tận rìa lá; Rìa lá chè thường có răng cưa, hình dạng răng cưa trên lá chè khác nhau tùy thuộc vào giống,

Tại khu vực nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu đo đếm thực tế ngẫu nhiên 30 lá trưởng thành về chiều dài, chiều rộng và số đôi gân lá, răng cửa của lá chè Mã Dọ như tại bảng 3.6.

Bảng 3.6: Số liệu đo đếm các chỉ tiêu kích thước lá

STT Chiều dài lá(cm) Chiều rộng lá (cm) Số đôi gân lá

1 9 4 7 2 7 3 7 3 11 4,5 8 4 8 4 8 5 9 4,5 7 6 10 4,5 9 7 9 4 6 8 8 4 7 9 7 3,5 8 10 10 4,5 7 11 11 4,5 8 12 8 4 6 13 7 3 6 14 11 4 7 15 11 4,5 9 16 10 4 8 17 10 5 9 18 11 5 7 19 8 4 8 20 8 4 7 21 9 5 6 22 9 4,5 8 23 10 5 7 24 10 4,5 8 25 11 5 8 26 8 3,5 9 27 7 3 7 28 9 4 8 29 10 5 8 30 10 5 7 Trung bình 9,2 4,2 7

*) Nhận xét: Số liệu thực tế đo đếm các chỉ tiêu về lá trưởng thành của chè Mã Dọ. Lá có màu xanh đậm, hơi bóng, răng cưa cạn thưa; Phiến lá hình bầu dục, nhọn đầu. Chiều dài lá nằm trong khoảng 07 - 11 cm và trung bình là 9,2 cm; Chiều rộng lá từ 03 – 4,5 cm và trung bình là 4,2 cm; gân lá thể hiện rõ, số đôi gân lá từ 6 – 9 đôi và trung bình 07 đôi gân lá.

Búp chè Là một đoạn non của 1 cành chè. Búp được hình thành từ các mầm dinh dưỡng gồm có hai hoặc ba lá non. Kích thước của búp thay đổi tùy thuộc điều kiện môi trường sống. Lá chè Mã Dọ còn non trong tự nhiên có đặc điểm dày, bóng màu tía đỏ khác so với các loại chè khác; cây chè Mã Dọ được đem về trồng tại vườn nhà thì hình thái lá non mỏng hơn, có màu hơi xanh. Với điều kiện lập địa, độ cao, môi trường sống trong tự nhiên, đã mang đến đặc tính riêng của loài cây chè này.

nh 3.16. Lá non của cây chè Mã Dọ. Hình bên trái là cây trong tự nhiên; hình bên

phải cây được mang về trồng

(Nguồn: Tác giả)

3.3.2. Đặc điểm tái sinh của loài cây chè Mã Dọ

Tại thực địa nghiên cứu hiện cây tái sinh từ hạt rất ít, trên một số gốc cây mẹ có cây con mọc được tập trung xung quang gốc cây mẹ. Cây con sinh trưởng phát triển kém, do bị thực bì chèn ép, dây leo quấn làm cho cây không phát triển được, nên cây tái sinh kế cận theo độ tuổi tái sinh lớn kế cận với cây mẹ hình như chưa bắt gặp mà chỉ thấy cây con nhỏ với chiều cao 30-40 cm, đường kính gốc là 3-8mm.

Qua thực tế hiện tại cây tái sinh từ hạt tại nơi đây chủ yếu bắt gặp toàn là cây còn nhỏ theo đồng cấp năm tái sinh. Nên có thể khẳng định được rằng cây tái sinh bị ảnh hưởng các yếu tố về sự cạnh tranh dinh dưỡng và không gian sống rất lớn. Nên

cây tái sinh tại nơi đây không tồn tại nhiều. Hiện tại những gốc cây chè lớn tái sinh chồi tương đối mạnh, nhưng do khai thác quá mức làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển cây giảm và có những cây chết. Phần lớn cây chè Mã Dọ giảm về mật độ là do yếu tố con người khai thác quá mức (thu hái tất cả phần lá của cây chè).

nh 3.17: Cây tái sinh từ hạt tại nơi nghiên cứu được đem về chăm sóc

(Nguồn: Tác giả)

3.3.3. Đặc điểm vật hậu học của loài cây chè Mã Dọ

Cây chè Mã Dọ tại khu vực nghiên cứu đa phần do người dân khai thác quá mức nên cây phục hồi sinh trưởng và phát triển không đủ sức ra hoa theo mùa vụ hàng năm. Qua quan sát tại khu vực nghiên cứu có một số loài chè giống khác như cây chè Bóng, cây không bị khai thác thì sinh trưởng phát triển bình thường ra hoa, mùa ra hoa vào tháng 11-12 hàng năm.

Tại khu vực nghiên cứu cây chè Mã Dọ đa phần cây chưa phục hồi đủ sức ra hoa theo mùa vụ. Chỉ bắt gặp những cây không bị tác động, hoạt ít tác động thì cây mới có ra hoa.

Hoa được hình thành từ mầm sinh trưởng sinh thực và hoa thường hình thành từng chùm ở nách lá. Nụ hoa được hình thành từ tháng 6 và nở rộ vào tháng 11- 12. Hoa chè là hoa lưỡng tính, có từ 5- 7 cánh màu trắng, có từ 200 - 400 nhị đực. Chè là cây giao phấn, hiện tượng tự thụ phấn chiếm tỷ lệ thấp 2- 3%.

nh 3.18: Hình ảnh chụp cận cảnh hoa chè Mã Dọ tại nơi nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả)

- Thời gian nghiên cứu đề tài muộn nên việc thu hái quả trong tự nhiên không có. Theo thông tin quả cây chè Mã Dọ tại nơi đây chín vào tháng 6-7 hàng năm.

Quả thuộc loại quả nang. Mỗi quả có 3 ngăn và có từ 2- 3- 4 hạt. Quả khi chín có màu nâu và có thể nẻ làm bắn hạt ra ngoài

nh 3.19. Quả chè Mã Dọ được chụp trong tháng 6

3.3.4. Đặc điểm sinh thái học của loài cây chè Mã Dọ trong tự nhiên

Cây mọc ở rừng kín thường xanh ẩm, trên núi đất có nhiều đá với tỷ lệ đá lộ đầu 30-40%, độ cao khoảng 500 m. Cây ưa ẩm, chịu bóng trong giai đoạn cây con và lớn lên khả năng ưa sáng. Cây phát triển dưới bóng thì lá chè có màu xanh đậm; trong các khu vực được lập ô tiêu chuẩn, xác định độ tàn che trong khoảng 0,5 –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng phân bố và thử nghiệm các hoạt động bảo tồn và phát triển cây chè mã dọ tại ban quản lý rừng phòng hộ sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)