Tình hình khai thác sử dụng, vàkiến thức bản địa về loài cây chèMãDọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng phân bố và thử nghiệm các hoạt động bảo tồn và phát triển cây chè mã dọ tại ban quản lý rừng phòng hộ sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 48 - 51)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1.5. Tình hình khai thác sử dụng, vàkiến thức bản địa về loài cây chèMãDọ

Qua điều tra, phỏng vấn tại khu vực địa phương thuộc xã Xuân Lộc cho thấy có tới 90% người được phỏng vấn có nguyện vọng tham gia hoạt động phát triển lâm nghiệp về trồng rừng, trồng các loài lâm sản, dược liệu theo hình thức hộ gia đình. Nhưng diện tích được giao đất lâm nghiệp còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển từ lâm nghiệp. Đây là một trong những khó khăn phổ biến tại địa phương cần được tháo gỡ. Diện tích trên địa bàn xã Xuân Lộc đất lâm nghiệp phần lớn được giao cho BQL rừng phòng hộ Sông Cầu quản lý.

Cũng qua kết quả phỏng vấn cho thấy hầu hết người dân đều biết thông tin về cây chè Mã Dọ. Nhưng công dụng, kỹ thuật nhân giống và gây trồng, cách thức khai thác, chế biến và sử dụng theo thủ công, tự làm, tự chế biến. Có một hộ đã đưa cây chè Mã Dọ xuống núi trồng tại vườn nhà cách đây 45 năm tại vườn nhà, với số lương cây chè hiện nay tại vườn 30 gốc chè, cây sinh trưởng phát triển khá tốt hàng năm cho thu hoạch khá cao (hộ ông Trần Nhi tại thôn Long Thạnh, xã Xuân Lộc, thị xã Sông Cầu).

mang tính đặc trưng riêng của một loại chè phát triển trên vùng đất này, không nơi nào có được. Nên lượng chè thu hái trong tự nhiên không đủ để cung cấp ra thị trường, dẫn đến tình trạng người dân tham gia khai thác cây chè quá mức, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển, sản lượng giảm dần theo hàng năm. Trong khi đó khai thác mà chưa chú trọng trong công tác phát triển gây trồng, mà còn dựa và tự nhiên hiện có. Lý do của những vấn đề trên theo chúng tôi có thể là: (i). Đối tượng nghiên cứu chưa có một đề tài nghiên cứu về loài cây đặc hữu của địa phương, nhưng người dân chưa được tiếp cận với các thông tin về loài; (ii). Do mật độ phân bố rải rác không tập trung, phân bố xa khu dân cư và nơi có địa hình khó khăn tập trung trên các đồi núi cao, không có đường giao thông cơ giới đi lại, cây sinh trưởng và phát triển phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên; (iii). Người dân chưa quan tâm bảo tồn, chỉ thấy có lợi trước mắt nhưng không nghỉ đến sự tồn tại và phát triển. Vì nhu cầu của người dân lớn nên trong tự nhiên cung không đủ cầu, giá trị kinh tế của sản phẩm đầu ra cao; sản phẩm khai thác trong tự nhiên chỉ tập trung trong tháng 12 đến tháng 3 năm sau.

nh 3.7. Thu hái chè Mã Dọ trong tự nhiên

nh 3.8. Sản phẩm chè Mã Dọ khô và màu nước chè rất khác biệt

với các loại chè khác khi pha

(Nguồn: Tác giả)

Thực tế này cho thấy việc bảo tồn và phát triển loài cây chè Mã Dọ tại địa phương vừa có yếu tố thuận lợi vừa đối diện với những khó khăn. Thuận lợi là: trước mắt cơ hội tồn tại của loài vẫn còn nhiều phân bố theo từng đám, có cây tái sinh từ hạt tại chỗ (cây con còn nhỏ) tại các gốc cây chè lớn. Sản phẩm từ chè Mã Dọ không đủ cung cấp ra thị trường theo nhu cầu sử dụng của người dân. Khó khăn là: vì thiếu thông tin về loài nên nhiều hoạt động sử dụng đất, sản xuất nông lâm nghiệp và khai thác tài nguyên có thể đe dọa đến loài; người dân chưa có kinh nghiệm tham gia làm nhân giống, gây trồng, khai thác quá mức kể cả lá chè già nên đứng trước nghi cơ những cánh rừng chè hiện có không kịp phục hồi dẫn đến nghi cơ mất dần, suy giảm mật độ tại khu vực phân bố tự nhiên.

Về nhu cầu phát triển trồng loài cây chè Mã Dọ các hộ đều có nguyện vọng tham gia nhưng khó khăn đối với họ là chưa rõ phương thức, địa điểm, nguồn giống, thời vụ, và diện tích cần trồng, kinh phí để thực hiện đầu tư, kỹ thuật trong quá trình thực hiện. Có thể đây là một lối tư duy theo kiểu phong trào nên cần tiếp tục hỗ trợ cộng đồng trong việc nâng cao nhận thức và năng lực trước khi đầu tư phát triển một loài cây đặc hữu tại địa phương.

*) Phân tích SWOT về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cây chè Mã Dọ

Kết quả thu thập thông tin từ người dân với sự thúc đẩy của người phỏng vấn được tổng hợp tại bảng 3.2.

Bảng 3.2: Kết quả phân tích SWOT về các yếu tố ảnh hướng đến phát triển loài cây

chè Mã Dọ tại địa phương

ĐIỂM MẠNH

- Là loài đặc hữu địa phương nên phù hợp về sinh thái

- Có nguồn giống tại chỗ

- Diện tích đất tương đồng với nơi cây chè phân bố tự nhiên nhiều, nên có thể phát triển gây trồng.

ĐIỂM YẾU

- Thiếu thông tin về loài

- Chưa có kinh nghiệm và hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và gây trồng

- Người dân chưa có quyền sử dụng đất LN tương đồng chưa nhiều; Khả năng đầu tư |hạn chế.

CƠ HỘI

- Có dự án phát triển UBND tỉnh phê duyệt

- Có cơ sở hạ tầng khá thuận lợi

- Tiềm năng phát triển du lịch, giới thiệu sản phẩm đặc hữu của địa phương - Hợp tác giao lưu quốc tế

THÁCH THỨC

- Biến đổi khí hậu và thiên tai (gió bão, lũ lụt, sạt lở, khô hạn kéo dài) ngày càng tăng - Khai thác quá mức, có sự tác động của con người, gia súc và nguy cơ cháy rừng

- Các dự án phát triển và thay đổi mục đích sử dụng đất có tác động đến rừng, phát triển trồng rừng các loại cây trồng keo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng phân bố và thử nghiệm các hoạt động bảo tồn và phát triển cây chè mã dọ tại ban quản lý rừng phòng hộ sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)