Điều kiện kinh tế xãhội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng phân bố và thử nghiệm các hoạt động bảo tồn và phát triển cây chè mã dọ tại ban quản lý rừng phòng hộ sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 38 - 39)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1.2. Điều kiện kinh tế xãhội

3.1.2.1. Dân số, lao động

Khu vực lâm phần quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Cầu trên địa bàn thuộc 7 xã/14 xã, phường toàn thị xã bao gồm các xã Xuân Bình, Xuân Hải, Xuân Hoà, Xuân Lâm, Xuân Lộc, Xuân Phương, Xuân Thịnh là khu vực nông thôn của thị xã Sông Cầu. Có dân cư sống với tổng số hộ là 15.802 hộ, tổng nhân khẩu là 55.515 người. Dân tộc sinh sống tại các xã nơi BQL rừng phòng hộ Sông Cầu quản lý, sử dụng rừng và đất rừng chủ yếu là người Kinh.

Độ tuổi lao động vùng là 29.338 người, chiếm 52,84% dân số. Cơ cấu theo giới tính:

- Lao động Nam: 14.804 người, chiếm 50,46% tổng số lao động; - Lao động Nữ: 14.535 người, chiếm 49,54%.

Từ số liệu về nguồn lao động cho thấy lực lượng lao động có khả năng phục vụ cho các lĩnh vực nông - lâm nghiệp tương đối nhiều, trong đó phục vụ cho trồng rừng, thủy sản chiếm ưu thế. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn. Bên cạnh đó lao động nam giới nhiều hơn nữ giới nên việc huy động nhân công cho nghề

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình 1,03 %. Lao động trong độ tuổi chiếm tỷ lệ 47,4 %; trong đó: lao động trong lĩnh vực nông, lâm ngư chiếm 34,2 %, chưa qua đào tạo chiếm 34 %, qua đào tạo chỉ chiếm 0,3 %.

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2018 TX Sông Cầu).

3.1.2.2. Hiện trạng kết cấu hạ tầng:

Hệ thống cơ sở hạ tầng trong vùng dự án còn rất nhiều hạn chế. Các tuyến đường lâm nghiệp sử dụng cho công tác vận chuyển vật tư, cây giống trồng rừng; phục vụ cho công tác tuần tra, phòng chống cháy rừng và các đường nhánh đi vào các khu rừng trồng bị xuống cấp nghiêm trọng, nhất là vào mùa mưa bão. Các trạm quản lý bảo vệ rừng được xây dựng từ lâu nhưng không được nâng cấp, sửa chữa. Trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng chống cháy rừng, theo dõi diễn biến rừng trong khu vực không được trang bị hoặc có nhưng rất thô sơ. Hệ thống vườn ươm chưa bảo đảm cung ứng giống có chất lượng hàng năm cho trồng rừng.

- Giao thông:

+ Khu vực có tuyến Quốc lộ Ia chạy qua, tỉnh lộ 644 tiếp giáp với huyện Đồng Xuân, và một số tuyến đường nội vùng.

+ Khu vực nghiên cứu, có Hầm Cù Mông với chiều dài toàn tuyến là 6,62 km (tuyến làm mới), với điểm đầu tại Km 1239+119, Quốc lộ 1 (tỉnh Bình Định), điểm cuối tại Km 1247+739 Quốc lộ 1 (tỉnh Phú Yên). Chiều dài hầm là 2.600 m, chiều dài đường dẫn là 4.020 m, trên tuyến có 2 cầu với tổng chiều dài là 36 m. Đường dẫn được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III (TCVN 4054-2005), vận tốc thiết kế 80 km/h. Gồm 2 ống hầm song song cách nhau 30m, mỗi ống hầm rộng 9,75m gồm 2 làn xe 3,5m cùng với dải an toàn và hành lang bảo dưỡng hầm góp phần rút ngắn thời gian di chuyển và giao lưu kinh tế giữa tỉnh Phú Yên với tỉnh Bình Định nói riêng và các tỉnh phía Bắc nói chung.

- Thông tin liên lạc: Đã có mạng lưới thông tin liên lạc được phủ sóng trên toàn bộ khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng phân bố và thử nghiệm các hoạt động bảo tồn và phát triển cây chè mã dọ tại ban quản lý rừng phòng hộ sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)