MỘT SỐ KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM THĂM DÒ NHÂN GIỐNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng phân bố và thử nghiệm các hoạt động bảo tồn và phát triển cây chè mã dọ tại ban quản lý rừng phòng hộ sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 67 - 70)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.5. MỘT SỐ KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM THĂM DÒ NHÂN GIỐNG

Do thời gian nghiên cứu muộn việc thu hái hạt giống không đảm bảo, nên không tiến hành thử nghiệm nhân giống bằng hạt.

* Thử nghiệm nhân giống vô tính (bằng giâm cành)

Tiến hành thu thập mẫu tại hiện trường từ các gốc cây chè Mã Dọ mẹ ngoài tự nhiên và cây được trồng tại vườn nhà. Cắt hom: dùng kéo thật bén cắt cành giống thành từng hom dài 3 – 4cm có một lá và một mầm nách dài không quá 5cm. Nếu

xuôi theo mặt lá và cách nách lá khoảng 0,5cm. Nếu lá quá lớn thì nên cắt bớt 1/3 – ½ phiến lá để giảm bớt sự thoát hơi nước. Với điều kiện thực tế ngoài tự nhiên hiện tại của cây chè Mã Dọ để thu thập hom rất hạn chế, nên số lượng hom thu thập để thực hiện nhiều thí nghiệm khác nhau thì không đủ hom (thu thập được 70 hom) Chỉ triển khai thực hiện theo một thí nghiệm bình thường.

Đất chuẩn bị để cắm hom; tận dụng các bầu polyme, cốc nhựa đường kính 10cm, dài 15cm, được đục lỗ thoát nước, Thành phần đất được chọn tươi xốp cho đất vào bầu, xếp thành luống dưới bóng cây lớn đảm bảo được độ che bóng, được chuẩn bị sẳn.

Trước khi cắm hom xử lý hom bằng chất kích thích sinh trưởng: a-NAA, chế phẩm calus để xử lý trực tiếp, nhằm kích thích nhanh ra rễ. Hom được thu thập về được xử lý, cắm vào bầu trong ngày. Trước khi cắm hom được tưới nước bầu đủ ẩm, cắm hom trực tiếp vào bầu 2 đến 3 hom. Sau cắm hom dùng bình tưới cầm tay phun dạng sương liên tục đảm bảo duy trì độ ẩm trong giai đoạn đầu. Hom cắm được 15 đến 20 ngày, bước đầu xác định những hom có khả năng sống chiếm trên 50% so với số hom được cắm. Khi hom được ra rễ theo dõi, điều chỉnh lượng nước tới và ánh sáng dần theo thời gian cho phù hợp.

Qua thời gian thử nghiệm nhân giống giâm hom (cành) bước đầu đã cho thấy một số kết quả khá khả quan, tỷ lệ cành giâm sống với tỷ lệ cao đạt trên 50% số cành được giâm. Với kết quả thí nghiệm còn nhiều điều kiện, yếu tố chưa được đáp ứng đầy đủ trong quá trình thí nghiệm, nhưng đã cho thấy được kết quả ban đầu nhân giống bằng phương pháp vô tính là có tính khả thi cao.

nh 3.21. Hom chè Mã Dọ giâm được 15 ngày

nh 3.22. Hom chè Mã Dọ giâm được 02 tháng

(Nguồn: Tác giả)

nh 3.23. Hom chè Mã Dọ giâm được 5 tháng

Với những kết quả thử nghiệm nhân giống đã thực hiện, tuy rất sơ khai, nhưng cũng đã cho kết quả rất quan trọng, trong việc bảo tồn và phát triển một loài cây đặc hữu trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Đây là dấu hiệu đáng mừng trong hoạt động bảo tồn và phát triển loài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng phân bố và thử nghiệm các hoạt động bảo tồn và phát triển cây chè mã dọ tại ban quản lý rừng phòng hộ sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)