Thực trạng dân sinh, kinh tế xãhội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng phân bố và thử nghiệm các hoạt động bảo tồn và phát triển cây chè mã dọ tại ban quản lý rừng phòng hộ sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 39)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1.3. Thực trạng dân sinh, kinh tế xãhội

Địa bàn BQL rừng phòng hộ Sông Cầu phần lớn thuộc các xã là vùng nông thôn, miền núi, vùng biển nên các nghành nghề sản xuất tập trung chủ yếu đến lĩnh vực Nông - Lâm - Thủy sản. Kinh tế và đời sống địa bàn phụ thuộc phần lớn vào các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản và buôn bán nhỏ.

Khu vực lâm phần BQL rừng phòng hộ nói riêng và Thị xã Sông Cầu nói chung có mật độ dân số ở mức trung bình so với cả Tỉnh. Nhưng diện tích đất nông nghiệp tại các xã bình quân đầu người vào loại thấp nhất tỉnh (0,08 ha/người). Nếu

tính cả đất có khả năng đưa vào nuôi trồng thủy sản cũng chỉ đạt 0,095 ha/người. Vì thế sức ép lên rừng từ việc phá rừng làm nương rẫy hoặc tự ý phát nương rẫy trong khu vực là rất lớn.

Với tính chất điều kiện lập địa, địa hình, đất đai thổ nhưỡng tương đối khó khăn vì vậy việc trồng rừng gặp nhiều khó khăn trong việc chọn cơ cấu loài cây trồng, đầu tư trồng và chăm sóc rừng, phòng chống cháy rừng …

3.1.4. Thực trạng quản lý sử dụng rừng và đất lâm nghiệp

3.1.4.1. Thực trạng quản lý

- Theo Quyết định số 2527/QĐ-UBND ngày 24/10/2016 của UBND tỉnh Phú Yên về phê duyệt kết quả kiểm kê rừng năm 2016 tỉnh Phú Yên; Căn cứ kết quả Quy hoạch 03 loại rừng tỉnh Phú Yên phê duyệt năm 2017 tại Quyết định số 2570/QĐ- UBND ngày 28/12/2017. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp do BQL rừng Phòng hộ Sông Cầu quản lý là 13.909,98 ha. Trong đó:

Phân theo chức năng:

+ Đất rừng phòng hộ 7.577,60 ha; (gồm rừng tự nhiên: 1.645,68 ha; rừng trồng: 3.447,12 ha; đất chưa có rừng: 2.481,98 ha; đất khác: 2,82 ha)

+ Đất rừng sản xuất 5.555,81 ha; (gồm rừng tự nhiên: 25,03 ha; rừng trồng: 4.257,90 ha; đất chưa có rừng: 1.270,37 ha; đất khác: 2,51 ha)

+ Đất ngoài quy hoạch: 776,57 ha ( gồm rừng trồng: 622,96 ha; đất chưa có rừng: 57,42 ha; đất khác: 96,19 ha)

Phân theo nguồn gốc và trữ lượng :

+ Rừng tự nhiên thứ sinh (TXP) : 1.670,71 ha/108.597m3

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất tại BQL rừng phòng hộ Sông Cầu Huyện/Xã Tiểu khu Xếp cấp Tổng diện tích Diện tích rừng tự nhiên RTG Rừng trồng có trữ lượng Đất chưa có rừng DKH (Đất khác: Đường, suối, làng, bản…) Cộng TXP (IIa, IIb) Cộng BQL rừng PH Sông Cầu 13.909,98 1.670,71 1.670,71 7.786,50 4.350,74 101,52 PH 7.577,60 1.645,68 1.645,68 3.266,56 2.662,54 2,82 SX 5.555,81 25,03 25,03 3.906,74 1.621,53 2,51 NQH 776,57 613,20 66,67 96,19 I. Xã Xuân Bình 1.067,87 883,07 179,34 5,46 24, 25 PH 348,09 283,02 65,07 SX 714,32 600,05 114,27 NQH 5,46 5,46

II. Xã Xuân Lâm 5.907,91 1.079,64 1.079,64 2.761,05 2.017,65 49,57

12, 13, 14, 15, 16,17, 18, 19, 20, 23, V1.3 PH 2.321,63 1.054,61 1.054,61 599,49 667,53 SX 3.527,04 25,03 25,03 2.156,24 1.343,26 2,51 NQH 59,24 5,32 6,86 47,06 III. Xã Xuân Lộc 4.699,08 591,07 591,07 2.343,00 1.751,83 13,18 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, V1.2 PH 4.189,58 591,07 591,07 1.942,29 1.653,40 2,82 SX 477,64 381,97 95,67 NQH 31,86 18,74 2,76 10,36

Huyện/Xã Tiểu khu Xếp cấp Tổng diện tích Diện tích rừng tự nhiên RTG Rừng trồng có trữ lượng Đất chưa có rừng DKH (Đất khác: Đường, suối, làng, bản…) Cộng TXP (IIa, IIb)

IV. Xã Xuân Phương 422,36 388,24 31,21 2,91

33, 34, V1.7, V1.8 PH SX 384,31 353,90 30,41 NQH 38,05 34,34 0,80 2,91 V. Xã Xuân Thịnh 563,72 495,09 59,95 8,68 35, 36 PH SX 452,50 414,58 37,92 NQH 111,22 80,51 22,03 8,68

VI. Xã Xuân Hải 857,33 563,84 283,31 10,18

1, 3

PH 718,30 441,76 276,54

SX

NQH 139,03 122,08 6,77 10,18

VII. Xã Xuân Hòa 391,71 352,21 11,54

28 391,71 352,21 11,54 PH SX NQH 391,71 352,21 27,45 11,54

nh 3.1. Sơ đồ lâm phần BQL rừng phòng hộ Sông Cầu

(Nguồn: trích từ bản đồ phương án sử dụng đất của BQL rừng Sông Cầu)

* Những yếu tố thuận lợi và khó khăn trong bảo tồn và phát triển loài cây chè Mã Dọ:

Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu nằm ở phía Bắc lâm phần quản lý của BQL rừng phòng hộ Sông Cầu, (khu vực Đèo Cù Mông, xã Xuân Lộc, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên). Địa hình hiểm trở chủ yếu dạng đồi núi đá nổi nhiều, phức tạp. Khí hậu ảnh hưởng của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đón gió nên lượng mưa cao hơn lượng mưa trung bình của tỉnh Phú Yên. Thủy văn có nhiều sông, suối nhỏ, phân bố dày đặc tạo

nghiệt và khó thích nghi đối với cây công nghiệp, hoặc cây nông nghiệp ngắn ngày, nhưng lại tạo ra điều kiện rất thuận lợi cho các loài cây lâm sản ngoài gỗ nói chung và loài cây chè Mã Dọ nói riêng phát triển. Tại khu vực này còn có các loại cây chè khác mọc, phân bố nhiều tại khu vực này. Các loại cây chè này người dân không khai thác sử dụng như chè Bóng, chè Gai....

nh 3.2. Hình ảnh cây chè Bóng tại khu vực nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả)

* Thảo luận về những yếu tố thuận lợi và khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội trong bảo tồn và phát triển loài chè Mã Dọ

- Khu vực phân bố tập trung cây chè Mã Dọ trên lâm phần BQL rừng phòng hộ Sông Cầu tại khu vực Đèo Cù Mông, tiểu khu 4, xã Xuân Lộc, thị xã Sông Cầu. Đối tượng trực tiếp khai thác và chế biến chè Mã Dọ là Người dân tập trung tại 02 thôn: thôn Long Thạnh và thôn Thạch Khê xã Xuân Lộc, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nông nghiệp và còn phụ thuộc vào đi rừng, nghề phụ là hái củi, đốt than với mức thu nhập thấp chủ yếu từ lâm nghiệp, nông nghiệp và nghề khác. Đại đa số người dân tính tình chất phát, chịu thương, chịu khó rất mong muốn có điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình.

- Điều kiện kết cấu hạ tầng về giao thông trên địa bàn xã Xuân Lộc hiện nay khá thuận lợi với nhiều tuyến đường được kết nối, tuyến quốc lộ 1A chạy xuyên qua. Đèo Cù Mông được đầu tư mở tuyến Hầm đường bộ Đèo Cù Mông hoàn thành đưa vào sử dụng tháng 01 năm 2019, thuận lợi nhất để giao lưu kinh tế với các tỉnh phía bắc. Đặc biệt là xuất bán sản phẩm, nông sản của địa phương.

nh 3.3. Toàn cảnh Hầm đường bộ xuyên Đèo Cù Mông phía nam, nhìn từ trên cao,

công trình Hầm Cù Mông nằm dưới chân núi bên cạnh cung đường đèo ngoạn mục nối Bình Định - Phú Yên.

(Nguồn: Zing.vn)

- Với lợi thế thị xã Sông Cầu được biết đến có nhiều vị trí, bãi biển đẹp, Vịnh Xuân Đài là một trong những vịnh đẹp nhất của thế giới. Vịnh Xuân đài là danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Quyết định số 2127/QĐ-TTg, ngày 29/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên đến năm 2030. Mục tiêu đến năm 2025, Vịnh Xuân Đài trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng biển, vui chơi của tỉnh Phú Yên và khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ. Nơi đây sẽ đón khoảng 850 nghìn lượt khách, trong đó khoảng 25 nghìn lượt khách quốc tế và là một điểm đến quan trọng kết nối các điểm du lịch khác như: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang và khu vực Tây Nguyên. Đến năm 2030, Du lịch quốc gia Vịnh Xuân Đài sẽ đón khoảng 1,2 triệu lượt khách, trong đó khoảng 35 nghìn lượt khách quốc tế và cơ bản đáp ứng các tiêu chí và trở thành Khu du lịch quốc gia. Với các sản phẩm du lịch chủ đạo: Du lịch nghỉ dưỡng với các khu nghỉ dưỡng đặc thù; Du lịch tham quan trải nghiệm trên vịnh với du thuyền tham quan ngắm cảnh; Du lịch vui chơi giải trí; Du lịch sinh thái ngắm san hô khám phá hệ sinh thái biển…

Là cơ sở định hướng cho phát triển du lịch của địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung. Trong những năm qua trên địa bàn đã có những dự án chủ đầu tư trong nước và nước ngoài đã đầu tư xây dựng các khu du lịch, nghĩ dưỡng đã thu hút một lượng khách lớn đến địa phương tham quan và nghĩ dưỡng. Gắn với sản phẩm đặc sản của địa phương lưu lại trong lòng du khách đã đến nơi đây, trong đó có sản phẩm từ chè Mã Dọ như: Thức uống giải khát từ lá chè Mã Dọ, rượu Mã Dọ…Tạo điều kiện để khách du lịch trong và ngoài nước đến để quản bá thiên nhiên, thắng cảnh, con người. Vì vậy sản phẩm của chè Mã Dọ khi đã có thương hiệu cũng nhanh chóng được

nh 3.4. Vịnh Xuân Đài, thị xã Sông Cầu

(Nguồn vietnambiz.vn)

3.1.4.2. Thảm thực vật rừng tại khu vực nghiên cứu

- Rừng tự nhiên: Rừng tự nhiên trong khu vực phân bố rải rác theo từng đám nhỏ kiểu da báo, chủ yếu về phía Tây của vùng. Rừng thuộc loại rừng lá rộng thường xanh, tổ thành loài khá phong phú và mang đặc trưng của vùng khí hậu vùng đồi núi với các loài ưu thế: Dẻ, Dầu, Trâm, Cồng ... rừng phân bố dày nhiều tầng tán.

nh 3.5. Hiện trạng rừng khu vực nghiên cứu

- Rừng trồng: Với các loài cây trồng chủ yếu như: Keo lá tràm, Dầu rái, .... được thực hiện trồng từ dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn tỉnh Phú Yên (DA JBIC) trong những năm 2003-2006 với diện tích 1.370 ha và một số nương rẫy của người dân đã canh tác trước đây. Đối với rừng trồng Keo lá tràm, trữ lượng: 82.474 m3; bình quân: 60,2 m3//ha; các loại rừng trồng cây bản địa, chưa cho trữ lượng.

- Đất chưa có rừng trên diện tích xã Xuân Lộc thuộc lâm phần quản lý của BQL rừng phòng hộ Sông Cầu: chiếm khoảng 26,86% diện tích tự nhiên. Đất chưa có rừng phân bố chủ yếu phía Tây Bắc với các loại thực bì gồm các loài cây tái sinh rải rác và một số đồi núi, dong tranh.

- Mặt khác, trong những năm chiến tranh giặc Mỹ đã rải chất độc màu da cam huỷ diệt xuống vùng đất này với diện tích khoảng 3.700 ha (theo tài liệu của Bộ Quốc Phòng). Vì vậy mà môi trường sinh thái ở đây bị huỷ diệt trắng, hình thành vùng đồi núi trọc chỉ toàn dây leo, gai bụi, cỏ tranh…. Trong những năm qua, khu vực được đầu tư từ chương trình dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn. Bằng các biện pháp lâm sinh như trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng, quản lý bảo vệ rừng nên rừng đã dần hồi phục, phần nào đáp ứng được vai trò phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên, phần lớn diện tích rừng phục hồi thông qua diễn thế tự nhiên nên chất lượng rừng còn thấp. Do đó, để từng bước cải tạo rừng, nâng cao chất lượng rừng thì việc tiếp tục có quy hoạch sử dụng để có cơ sở đầu tư thỏa đáng vào khu vực là yêu cầu cấp thiết trong tình hình hiện nay.

nh 3.6. Hiện trạng rừng trồng keo tại khu vực nghiên cứu

3.1.4.3. Đánh giá về tình hình sử dụng đất đai tài nguyên rừng

Trong những năm qua công tác chủ yếu là bảo vệ rừng, tuy nhiên do địa bàn phức tạp, diện tích lâm phần phân bố gần dân cư, đường sá thuận lợi, dân trong vùng hiểu biết về luật pháp còn hạn chế nên công tác quản lý bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp làm nương rẫy, khai thác gỗ, lâm sản trái phép vẫn còn xảy ra.

Diện tích đất chưa có rừng còn lại ít, phân bố rải rác, không tập trung, chủ yếu nằm trên các đồi núi cao và các khe suối. Địa hình đi lại khu vực này khó khăn, nên không chú trọng công tác phát triển rừng tại khu vực này chưa được đầu tư.

* Thảo luận về hiện trạng tài nguyên rừng khu vực nghiên cứu:

Hiện trạng đất có rừng xã Xuân Lộc thuộc lâm phần quản lý của BQL rừng phòng hộ Sông Cầu là 2.967,10 ha chiếm 63,14% diện tích tự nhiên bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng. Do vậy có thể quy hoạch để trồng xen cây chè Mã Dọ trên lâm phần BQL theo hướng hàng hóa để cung cấp cho nhu cầu thị trường.

Hàng năm BQL rừng phòng hộ Sông Cầu làm đại diện chủ đầu tư triển khai thực hiện trồng rừng từ các dự án với diện tích 100-200 ha. Sau khi kết thúc công đoạn khiến thiết cơ bản trồng rừng. BQL rừng tiến hành giao khoán cho các hộ có kinh nghiệm để thực hiện chăm sóc, quản lý bảo vệ. Vì vậy các hộ này sẽ có thể gây trồng các loài LSNG dưới tán rừng do có đặc tính chịu bóng, ít cạnh tranh về không gian dinh dưỡng và khai thác sản phẩm kết hợp theo đúng Luật Lâm nghiệp năm 2017.

3.1.5. Tình hình khai thác sử dụng, và kiến thức bản địa về loài cây chè Mã Dọ

Qua điều tra, phỏng vấn tại khu vực địa phương thuộc xã Xuân Lộc cho thấy có tới 90% người được phỏng vấn có nguyện vọng tham gia hoạt động phát triển lâm nghiệp về trồng rừng, trồng các loài lâm sản, dược liệu theo hình thức hộ gia đình. Nhưng diện tích được giao đất lâm nghiệp còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển từ lâm nghiệp. Đây là một trong những khó khăn phổ biến tại địa phương cần được tháo gỡ. Diện tích trên địa bàn xã Xuân Lộc đất lâm nghiệp phần lớn được giao cho BQL rừng phòng hộ Sông Cầu quản lý.

Cũng qua kết quả phỏng vấn cho thấy hầu hết người dân đều biết thông tin về cây chè Mã Dọ. Nhưng công dụng, kỹ thuật nhân giống và gây trồng, cách thức khai thác, chế biến và sử dụng theo thủ công, tự làm, tự chế biến. Có một hộ đã đưa cây chè Mã Dọ xuống núi trồng tại vườn nhà cách đây 45 năm tại vườn nhà, với số lương cây chè hiện nay tại vườn 30 gốc chè, cây sinh trưởng phát triển khá tốt hàng năm cho thu hoạch khá cao (hộ ông Trần Nhi tại thôn Long Thạnh, xã Xuân Lộc, thị xã Sông Cầu).

mang tính đặc trưng riêng của một loại chè phát triển trên vùng đất này, không nơi nào có được. Nên lượng chè thu hái trong tự nhiên không đủ để cung cấp ra thị trường, dẫn đến tình trạng người dân tham gia khai thác cây chè quá mức, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển, sản lượng giảm dần theo hàng năm. Trong khi đó khai thác mà chưa chú trọng trong công tác phát triển gây trồng, mà còn dựa và tự nhiên hiện có. Lý do của những vấn đề trên theo chúng tôi có thể là: (i). Đối tượng nghiên cứu chưa có một đề tài nghiên cứu về loài cây đặc hữu của địa phương, nhưng người dân chưa được tiếp cận với các thông tin về loài; (ii). Do mật độ phân bố rải rác không tập trung, phân bố xa khu dân cư và nơi có địa hình khó khăn tập trung trên các đồi núi cao, không có đường giao thông cơ giới đi lại, cây sinh trưởng và phát triển phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên; (iii). Người dân chưa quan tâm bảo tồn, chỉ thấy có lợi trước mắt nhưng không nghỉ đến sự tồn tại và phát triển. Vì nhu cầu của người dân lớn nên trong tự nhiên cung không đủ cầu, giá trị kinh tế của sản phẩm đầu ra cao; sản phẩm khai thác trong tự nhiên chỉ tập trung trong tháng 12 đến tháng 3 năm sau.

nh 3.7. Thu hái chè Mã Dọ trong tự nhiên

nh 3.8. Sản phẩm chè Mã Dọ khô và màu nước chè rất khác biệt

với các loại chè khác khi pha

(Nguồn: Tác giả)

Thực tế này cho thấy việc bảo tồn và phát triển loài cây chè Mã Dọ tại địa phương vừa có yếu tố thuận lợi vừa đối diện với những khó khăn. Thuận lợi là: trước mắt cơ hội tồn tại của loài vẫn còn nhiều phân bố theo từng đám, có cây tái sinh từ hạt tại chỗ (cây con còn nhỏ) tại các gốc cây chè lớn. Sản phẩm từ chè Mã Dọ không đủ cung cấp ra thị trường theo nhu cầu sử dụng của người dân. Khó khăn là: vì thiếu thông tin về loài nên nhiều hoạt động sử dụng đất, sản xuất nông lâm nghiệp và khai thác tài nguyên có thể đe dọa đến loài; người dân chưa có kinh nghiệm tham gia làm nhân giống, gây trồng, khai thác quá mức kể cả lá chè già nên đứng trước nghi cơ những cánh rừng chè hiện có không kịp phục hồi dẫn đến nghi cơ mất dần, suy giảm mật độ tại khu vực phân bố tự nhiên.

Về nhu cầu phát triển trồng loài cây chè Mã Dọ các hộ đều có nguyện vọng tham gia nhưng khó khăn đối với họ là chưa rõ phương thức, địa điểm, nguồn giống, thời vụ, và diện tích cần trồng, kinh phí để thực hiện đầu tư, kỹ thuật trong quá trình thực hiện. Có thể đây là một lối tư duy theo kiểu phong trào nên cần tiếp tục hỗ trợ cộng đồng trong việc nâng cao nhận thức và năng lực trước khi đầu tư phát triển một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng phân bố và thử nghiệm các hoạt động bảo tồn và phát triển cây chè mã dọ tại ban quản lý rừng phòng hộ sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)