3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
* Thu thập số liệu thứ cấp:
Tiếp cận cơ quan quản lý nhà nước về đất đai để thu thập các số liệu có liên quan đến đề tài như: số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất,... làm cơ sở cho việc phân tích, xử lý; Đồng thời tìm hiểu các thông tin về chính sách thu hồi đất, giải phóng mặt bằng cũng như những đặc điểm, thuận lợi, khó khăn của việc thực thi Luật Đất đai trong công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
* Thu thập số liệu sơ cấp:
Tiến hành điều tra, phỏng vấn những cán bộ và người dân theo những nội dung có liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Phương pháp phỏng vấn đối tượng: Tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng khi thực hiện công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với chính sách thu hồi đất, giải phóng mặt bằng ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức bằng cách phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phiếu điều tra đối với các đối tượng bị ảnh hưởng, các tổ chức thực hiện công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng.
2.4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Excel để thống kê, mô tả, so sánh, tổng hợp tài liệu, số liệu theo hệ thống bảng biểu. Sau khi thu thập được các số liệu và tài liệu, tiến hành phân tích, xử lý các số liệu và tài liệu thu thập được để phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài. Qua đó đánh giá, nhận xét vấn đề một cách cụ thể theo từng nội dung nghiên cứu.
2.4.3. Phương pháp chuyên khảo
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các cán bộ lãnh đạo các cấp, cán bộ trực tiếp tham gia công tác thu hồi đất bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; đặc biệt là những người dân bị thu hồi đất về việc tổ chức đời sống và nghề nghiệp của họ qua phỏng vấn trực tiếp theo các chủ đề nghiên cứu, xin ý kiến về các giải pháp và tâm tư, nguyện vọng của người dân để nắm bắt tình hình rộng hơn ngoài các nội dung trong phiếu điều tra.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI 3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Hà Tĩnh với tổng diện tích tự nhiên là 5654,96 ha, có vị trí tọa độ từ 180- 18024’ vĩ độ Bắc, 105053’ - 105056’ kinh độ Đông, nằm trên trục Quốc lộ 1A, cách thủ đô Hà Nội khoảng 340 km về phía Nam, cách đường bờ biển Đông 12,5 km. Sau nhiều lần thay đổi, địa giới hành chính hiện nay của thành phố Hà Tĩnh như sau:
-Tây Bắc giáp thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh; -Tây Nam giáp xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh;
-Đông Nam giáp xã Cẩm Bình, xã Cẩm Vịnh của huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh;
-Đông Bắc giáp sông Đồng Môn, huyện Thạch Hà, Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Hình 3.1. Sơ đồ hành chính thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Thành phố Hà Tĩnh có 16 đơn vị hành chính, bao gồm 10 phường: Bắc Hà, Nam Hà, Tân Giang, Trần Phú, Đại Nài, Hà Huy Tập, Thạch Linh, Nguyễn Du, Thạch Quý, Văn Yên và 6 xã là: Thạch Hạ, Thạch Môn, Thạch Trung, Thạch Đồng, Thạch Hưng và Thạch Bình.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Thành phố Hà Tĩnh có địa hình thấp, bằng phẳng, đất đai được tạo thành do bồi tích sông, biển, độ cao từ 0,5 m - 3 m, được che chắn bởi ngọn Rào Cỏ thuộc Trường Sơn Bắc phía Tây huyện Hương Khê, nên ít bị ảnh hưởng bởi gió Lào. Thành phố Hà Tĩnh nằm trong dải đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh, nét nổi bật của địa hình nơi đây là hẹp ngang và dốc nghiêng từ Tây sang Đông, với độ cao trung bình 4,33 m so với mực nước biển, nên khả năng thoát nước về mùa lũ tương đối tốt.
Địa hình thành phố Hà Tĩnh chủ yếu là đồng bằng, ngoài núi Nài là hiện tượng đột khởi, phần lớn diện tích là bằng phẳng. Thành phố nằm trọn trên giải đồng bằng phía nam của tỉnh, ba phía sông nước bao bọc. Giống như những đồng bằng ven biển miền Trung, đồng bằng ở đây hẹp, tầng đất canh tác mỏng. Một số xã, phường có địa hình lòng máng, độ phèn chua cao, chủ yếu là đất thịt.
Xưa kia vùng đất này nằm trong đồng bằng quanh núi Nam Giới, theo An - Tĩnh cổ lục của Lebreton thì đây là vùng đầm phá núi Nam Giới. Phía Tây là dãy Trà Sơn - Báu Đài - Nhật Lệ; phía Đông là biển. Địa hình được kiến tạo bởi phù sa và cát biển. Với lợi thế ba mặt có sông, thông ra Cửa Sót, tạo cho vùng này có cảnh quan tự nhiên phong phú, tác động quan trọng đến mọi mặt hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội. Hơn nữa, với ưu thế địa hình ba mặt có sông nên vùng này trũng ít, lưu lượng nước từ trên cao đổ về, từ dưới biển dâng lên được thoát ra từ ba con sông này và được che chắn bởi hệ thống đê bao, nên vùng trồng cây lương thực của thành phố ít bị nhiễm mặn. Mặc dù đất không thực sự màu mỡ, song vùng này lại được thiên nhiên ưu đãi. Phía Tây có ngọn Rào Cỏ nằm dưới chân dãy Trường Sơn che chắn gió Lào, phía Đông Bắc có núi Nam Giới chở che giông bão.
3.1.1.3. Khí hậu
Nhiệt độ không khí trung bình qua các năm là 240C. Khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt trong năm:
- Mùa nắng kéo dài từ tháng IV đến tháng X, khí hậu khô nóng nhất từ tháng V đến tháng VIII. Mùa này thường nóng bức, nhiệt độ có thể lên tới 400C, thỉnh thoảng có mưa rào xuất hiện đột ngột.
- Mùa mưa kéo dài từ tháng X đến tháng III năm sau, nhiệt độ trung bình tháng từ 14,10C (tháng I) đến 23,50C (tháng X).
Nhìn chung độ ẩm không khí tương đối cao. Biên độ giao động độ ẩm không khí qua các năm không đáng kể, từ 81 ÷ 85,3%. Thời kỳ độ ẩm cao nhất vào khoảng tháng XI đến tháng III năm sau; thời kỳđộ ẩm thấp nhất vào khoảng tháng VI và VII, ứng với thời kỳ gió Tây Nam khô nóng hoạt động mạnh.
- Lượng mưa trên khu vực xả nước thải không đồng đều qua các tháng trong năm. Mùa Đông thường kết hợp giữa gió mùa Đông Bắc và mưa dầm, lượng mưa mùa này chiếm khoảng 25% lượng mưa hàng năm. Lượng mưa tập trung trong năm vào mùa Hạ và mùa Thu, chiếm khoảng 75% lượng mưa cả năm, đặc biệt cuối Thu thường mưa rất to. Qua số liệu thu thập từ Trung tâm khí tượng thủy văn Hà Tĩnh thì: Lượng mưa trung bình từ năm 2009 đến 2015 tại khu vực xả thải là 2.627,7 mm/năm.
- Lượng bốc hơi vào các tháng mùa Hạ thường cao hơn cả lượng mưa nên vào các tháng mùa Hạ thường xảy ra khô hạn.
- Thành phố Hà Tĩnh là khu vực chịu tác động của hoàn lưu gió mùa rõ rệt, đó là gió mùa mùa Đông và gió mùa mùa Hạ. Gồm các đặc điểm sau:
+ Gió mùa mùa Đông: Trong các tháng (XII, I, II) hướng gió thịnh hành là Đông Bắc, thời kỳ cuối Đông từ tháng III trở đi hướng gió thay đổi dịch chuyển dần từ Đông Bắc sang Đông.
+ Gió mùa mùa Hạ: Hướng gió thịnh hành là Tây Nam và Nam, thường bắt đầu từ giữa tháng V, thịnh hành vào tháng VI, tháng VII và suy yếu vào tháng VIII.
Thành phố Hà Tĩnh chịu nhiều ảnh hưởng của bão (chịu trực tiếp từ 3 ÷ 4 cơn bão/năm, chịu ảnh hưởng từ 5 ÷ 6 cơn bão/ năm). Tốc độ gió mạnh nhất khi có bão có thể đạt tới 30 m/s ở vùng núi và 40 m/s ở vùng đồng bằng. Ở Hà Tĩnh bão thường xuất hiện vào cuối tháng 6 và kết thúc vào cuối tháng 10, lượng mưa tập trung vào các tháng 8, 9, 10 trong năm. Bão xuất hiện thường dẫn đến ngập lụt.
3.1.1.4. Thổ nhưỡng và thảm thực vật
a. Thổnhưỡng
Thổ nhưỡng thành phố Hà Tĩnh phản ánh những đặc điểm chung của nham thạch, địa hình khí hậu, sinh vật, thủy văn. Được chia làm các nhóm đất chính sau:
- Đất phèn hoạt động có diện tích 645,0 ha, được phân bố tập trung ở khu vực phường Đại Nài, xã Thạch Bình và xã Thạch Hạ.
- Đất phèn tiềm tàng có diện tích 310,0 ha, được phân bố chủ yếu ở xã Thạch Môn, xã Thạch Hưng.
- Đất phù sa chua diện tích có diện tích 165,0 ha, được phân bố ở phường Đại Nài, xã Thạch Bình, phường Văn Yên, phường Hà Huy Tập, phường Thạch Linh, phường Trần Phú và xã Thạch Trung.
- Đất cát chua có diện tích 290,0 ha, phân bố ở khu vực phường Thạch Linh và phường Nguyễn Du.
- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng có diện tích 254,0 ha, phân bố ở xã Thạch Môn, xã Thạch Đồng, phường Trần Phú, phường Nam Hà và phường Thạch Linh.
b.Thảm thực vật
Thảm thực vật có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của đất đai. Thực vật là nguồn cung cấp chất hữu cơ và mùn cho đất sau chết đi nhờ các loại vi sinh vật phân hủy. Giữa đất và thực vật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tương ứng với một quần hợp thực thì có một loại đất thích hợp cho một cơ cấu thực vật nhất định. Thành phố Hà Tĩnh có 72,12 ha đất có rừng, chiếm 1,28% diện tích tự nhiên của thành phố, trong đó rừng phòng hộ là 72,06 ha, rừng sản xuất 0,06 ha.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
Thành phố Hà Tĩnh là đô thị hạt nhân chính yếu trong phát triển kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh, giữ vị trí quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có mối quan hệ với vùng kinh tế phía Bắc và phía Nam, Tiểu vùng Mê Kông mở rộng, Tam giác Phát triển kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia và vùng Đông Bắc Thái Lan thông qua hành lang kinh tế Đông - Tây, Quốc lộ 8 và Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo. Lợi thế tự nhiên đó, cùng với vị thế là thủ phủ tỉnh Hà Tĩnh - địa phương có bờ biển dài với nhiều bãi tắm lý tưởng, có Khu kinh tế Vũng Áng, cảng nước sâu Sơn Dương, cảng Vũng Áng, Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo, mỏ sắt Thạch Khê, Khu công nghiệp Gia Lách, khu du lịch biển Thiên Cầm..., đã mang lại cho thành phố Hà Tĩnh những tiềm năng, lợi thế hiếm có để phát triển thương mại, dịch vụ, hạ tầng đô thị, du lịch. Thành phố Hà Tĩnh đã tận dụng, khai thác thành công các lợi ích và cơ hội để gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch năm 2016 theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành thương mại-dịch vụ, xây dựng cơ bản, giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản, cụ thể: khu vực Công nghiệp-TTCN chiếm 11,81% (năm 2015 là 12,49%), xây dựng cơ bản chiếm 23,76% (năm 2015 là 23,04%), khu vực dịch vụ- thương mại chiếm 62,11% (năm 2015 là 61,74%) và khu vực nông-lâm-thủy sản chiếm 2,32% (năm 2015 là 2,73%).
a.Hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch
Hoạt động thương mại, dịch vụ tiếp tục có sự phát triển đa dạng, nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ được đầu tư, đi vào hoạt động. Tuy sự cố môi trường biển đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động thương mại, dịch vụ liên quan đến các sản phẩm thủy, hải sản; dịch vụ lưu trú trên địa bàn, nhưng kết quả vẫn có bước tăng trưởng so với
năm 2015. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và dịch vụ xã hội trên địa bàn thành phố ước đạt 11.650 tỷ đồng bằng 96,68% kế hoạch năm 2016 tăng so với cùng kỳ 11,27%. Công tác chuyển đổi chợ được quan tâm đúng mức. Triển khai xây dựng 06 tuyến phố chuyên doanh trên địa bàn gắn với xây dựng tuyến phố văn minh đô thị và thực hiện cơ chế hỗ trợ phát triển thương mại dịch vụ theo Nghị quyết 77 của HĐND thành phố. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chất lượng hàng hoá, vệ sinh an toàn thực phẩm, hoạt động kinh doanh, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm, thực phẩm tươi sống được tăng cường. Tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm ngày Quốc tế người tiêu dùng và chỉ đạo tuyên truyền sâu rộng hưởng ứng “Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
b. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, đầu tư xây dựng và quản lý đô thị
- Công nghiệp-TTCN: Tình hình sản xuất CN-TTCN có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ, đặc biệt là các sản phẩm chủ yếu như: ngành nghề nhôm kính, tôn, thép; gạch không nung; vật liệu xây dựng, chè xanh xuất khẩu; mộc dân dụng. Tổng giá trị sản xuất CN- TTCN (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 1.032 tỷ đồng bằng 90,13% kế hoạch năm 2016, tăng so với cùng kỳ 1,57%. Đã tập trung chỉ đạo, kiểm tra tình hình đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh cụm công nghiệp Bắc Qúy; hiện tại đã có 04 hộ sản xuất tại xã Thạch Đồng đăng ký vào hoạt động tại cụm công nghiệp Thạch Đồng với diện tích trên 5.000m2; tiến hành kiểm tra công tác phòng chống cháy nổ vệ sinh an toàn lao động tại một số doanh nghiệp trên địa bàn.
- Về đầu tư và xây dựng: Đã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm, các công trình chuyển tiếp năm 2015, các công trình thuộc chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, công trình thực hiện đề án xây dựng CSVC các trường học năm 2016. Hoàn thành kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2021 trình UBND tỉnh. Hoàn thiện các hồ sơ dự án trình Tỉnh cho chủ trương và phê duyệt đầu tư theo thẩm quyền; lập danh mục dự án đầu tư theo hình thức PPP trình tỉnh. Tổ chức, triển khai hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 77/2015/NQ-HĐND của HĐND thành phố về cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng; chỉ đạo thực hiện việc tiếp nhận xi măng để thực hiện cơ chế làm giao thông, thuỷ lợi được Tỉnh hỗ trợ. Đến thời điểm hiện nay, thành phố đã triển khai thực hiện các công trình xây dựng cơ bản theo kế hoạch với số lượng 66 công trình và các công trình thuộc chương trình mục tiêu về xây dựng hạ tầng (năm 2015 thực hiện 90 công trình, 72 công trình hoàn thành). Tập trung cao cho việc xây dựng phường đạt chuẩn văn minh đô thị, đặc biệt là 4 phường: Bắc Hà, Nam Hà, Nguyễn Du, Trần Phú đạt chuẩn trong năm 2016. Các công trình thuộc chương trình mục tiêu đang tập trung quyết liệt phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra; ước thực hiện đến cuối năm 2016, toàn thành phố đạt 80% kế hoạch.
Dự án phát triển thành phố loại II (ADB) được tập trung chỉ đạo theo đúng tiến độ cam kết với nhà tài trợ và đảm bảo chất lượng theo quy định.
Công tác giải phóng mặt bằng được tập trung chỉ đạo quyết liệt, đến nay các vướng mắc về công tác GPMB các dự án cơ bản đã được xử lý. Đã xây dựng giá đất phục vụ công tác bồi thường, GPMB, thẩm định 32 phương án bồi thường, GPMB các dự án có 1.143 hộ gia đình và 14 tổ chức bị ảnh hưởng với số tiền hơn: 68,62 tỷ đồng.
- Về quản lý đô thị: Công tác chỉnh trang đô thị được quan tâm chỉ đạo thực