Thay đổi về thu nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại một số dự án trên địa bàn thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh (Trang 76 - 79)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4.1 Thay đổi về thu nhập

Sau khi bị thu hồi đất để thực hiện dự án thì thu nhập của người dân tại 2 dự án được tăng lên đáng kể do người dân biết sử dụng được số tiền bồi thường, hỗ trợ vào mục đích sản xuất kinh doanh như: mở quán ăn, giải khát, sửa chữa nhà cửa để ổn định sản xuất…

Số liệu bảng 3.12 cho thấy, thu nhập của người dân tại 2 dự án sau khi thu hồi đất đều cho thu nhập cao hơn so với trước khi bị thu hồi đất.

Bảng 3.12. Thay đổi thu nhập của người dân trước và sau khi thu hồi đất

Chỉ tiêu

Dự án 1 Dự án 2

Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ %

Tổng số hộ 50 100,00 50 100,00

Số hộ có thu nhập cao hơn 25 50,00 22 44,00

Số hộ có thu nhập kém đi 14 28,00 15 30,00

Số hộ có thu nhập không đổi 11 22,00 13 26,00

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra, phỏng vấn nông hộ)

Kết quả ở bảng 3.12 cho thấy, 50% số người ở dự án 01 và 44% số người ở dự án 02 cho rằng thu nhập của họ sau khi thu hồi đất cao hơn so với trước đó. Bên cạnh đó, còn một số ít các hộ (28% ở dự án 01 và 30% ở dự án 02) cho rằng thu nhập của họ sau khi bị thu hồi đất thấp hơn so với trước đó do họ chưa biết sử dụng số tiền bồi thường, hỗ trợ một cách đúng mục đích, những hộ này chủ yếu là những hộ sử dụng tiền để sửa chữa hoặc xây mới nhà cửa và sắm những trang thiết bị đắt tiền nhưng không phục vụ cho mục đích kinh doanh.

Qua điều tra ở địa bàn nghiên cứu số tiền bồi thường, hỗ trợ được các hộ sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, chủ yếu được sử dụng vào gửi tiết kiệm, xây dựng, sửa chữa lại nhà cửa và mua sắm trang, thiết bị sinh hoạt cho gia đình. Ngoài ra, số tiền được bồi thường và hỗ trợ còn được các hộ sử dụng vào mục đích chữa bệnh và học nghề (bảng 3.13).

Bảng 3.13. Phương thức sử dụng tiền của các hộ dân có đất thu hồi tại 02 dự án

ĐVT: %

TT Phương thức sử dụng tiền

của các hộ dân Dự án 1 Dự án 2

1 Đầu tư SXKD dịch vụ phi NN 28,00 24,00

2 Xây dựng, sửa chữa nhà cửa 4,00 8,00

3 Mua sắm đồ dùng 100,00 86,00

4 Gửi tiết kiệm 0 6,00

5 Đầu tư cho học hành 32,00 64,00

6 Khác 0 0

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra, phỏng vấn nông hộ)

Qua bảng 3.13 cho thấy việc sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của các hộ nhìn chung là chưa hợp lý. Tỷ lệ hộ quan tâm đến việc đầu tư vào sản xuất kinh doanh và vào việc học hành cho con cái không thấp nhưng số tiền đầu tư còn chiếm tỷ lệ khiêm tốn so với số tiền sử dụng để xây dựng, cải tạo nhà cửa và mua sắm đồ dùng. Thực tế không ít hộ đầu tư vào mua sắm đồ dùng đắt tiền, xây dựng, sửa sang nhà cửa, ăn tiêu hoang phí không có kế hoạch; nhiều nông dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên ở các vùng đó thì sa vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút. Nhìn bề ngoài, có vẻ như đời sống của các hộ dân được đền bù đất được cải thiện rõ rệt; tuy nhiên, đằng sau sự thay đổi đó tiềm ẩn một nguy cơ rất lớn; đó là không nghề nghiệp, không có thu nhập ổn định.

Việc sử dụng vốn bồi thường của các hộ dân ở 02 dự án nêu trên cũng như tình trạng chung hiện nay các hộ dân sau khi bị Nhà nước thu hồi đất thường sử dụng số tiền được bồi thường không đúng mục đích. Với số tiền bồi thường đó, các hộ dân có thể để phát triển sản xuất kinh doanh hoặc học nghề để tạo thu nhập ổn định nhằm đảm bảo cho cuộc sống sau khi bị thu hẹp diện tích đất canh tác nông nghiệp. Nhưng đa số các hộ khi nhận được tiền bồi thường lại sử dụng vào các mục đích khác như: mua sắm tài sản và sửa chữa nhà hoặc xây dựng mới nên sau khi bị thu hồi đất người ta thấy nhà cửa của các hộ này thường khang trang và đầy đủ tiện nghi hơn. Khi thu hồi đất đất nông nghiệp là phương tiện kiếm sống của người dân trước thu hồi đất, các cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ hình thành sau thu hồi đất lai chưa có chính sách thu hút lao động và tạo công ăn việc làm cho các lao động nằm trong diện bị thu hồi đất sản xuất. Qua đó, cho thấy thực trạng ở vùng nghiên cứu cũng giống với nhiều địa phương ở nước ta.

* Nguyên nhân:

- Những người dân này không biết sử dụng có hiệu quả nguồn tiền đền bù của Nhà nước để phát triển sản xuất các ngành nghề phi nông nghiệp, chưa định hướng được ngành nghề hợp lý, phù hợp với bản thân và gia đình để ổn định cuộc sống.

- Do bản thân người lao động không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, thụ động, ỷ vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, vào tiền đền bù mà không cố gắng vượt qua khó khăn tìm kiếm việc làm, trình độ chuyên môn và khả năng thích ứng với điều kiện mới của họ không cao.

- Bên cạnh đó, việc thay đổi tư duy và phong cách làm việc cho phù hợp với tác phong công nghiệp của họ còn chậm. Đây chính là những lực cản lớn đối với người nông dân mất đất trong việc kiến tạo việc làm mới cho bản thân.

- Kế hoạch thu hồi đất để phát triển khu công nghiệp của các cơ quan chức năng dường như không gắn với kế hoạch đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người bị mất đất; chính sách và biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất chưa được cụ thể hoá bằng các biện pháp khả thi, đồng thời việc triển khai thực hiện còn nhiều vướng mắc.

- Một số trung tâm đào tạo nghề cho nông dân thì chỉ biết đào tạo còn không biết nhu cầu thị trường sức lao động ra sao, không biết sau đào tạo người nông dân có được nhận vào các cơ sở sản xuất hay không. Hạn chế của các cơ sở đào tạo nghề đã làm cho số lượng và đặc biệt là chất lượng đào tạo chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của bên tuyển dụng lao động hoặc của bản thân người lao động để tạo dựng cơ hội việc làm mới.

- Công tác tuyên truyền, vận động, định hướng cho người dân sử dụng nguồn tiền bồi thường của các cơ quan chức năng chưa được quan tâm, thực hiện.

- Kết cấu hạ tầng nông thôn còn chưa đồng đều đã tác động tiêu cực đến nhiều mặt sản xuất và kinh doanh dịch vụ của hộ nông dân nói chung và nông dân mất đất nói riêng.

- Công tác đào tạo nghề của doanh nghiệp không được quan tâm nên kết quả tạo việc làm cho người nông dân mất đất đạt được thấp. Không ít doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến trách nhiệm hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động có đất đai bị thu hồi để xây dựng khu công nghiệp, quy định tuổi tuyển dụng quá thấp (18-23 tuổi), không tổ chức đào tạo nghề tại doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp chỉ tiếp nhận người lao động bị thu hồi đất vào làm việc mang tính hình thức để thể hiện rằng họ cũng thực hiện đúng các cam kết về tuyển dụng lao động địa phương, nhưng sau đó, bằng cách này hay cách khác, họ đã dần dần sa thải lực lượng lao động này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại một số dự án trên địa bàn thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh (Trang 76 - 79)